Giáo án chuyên đề Công nghệ Điện- điện tử 12 cánh diều 2024 (file word)

Tải giáo án chuyên đề Công nghệ Điện- điện tử 12 cánh diều 2024 (file word) mới nhất. Giáo án chuyên đề biên soạn chi tiết cẩn thận bám sát nội dung các chuyên đề bài học trong sách chuyên đề học tập chương trình lớp 12. Tài liệu biên soạn dưới dạng File word, font chữ Time New Roman, tải về chỉnh sửa được. Mời thầy cô tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUYÊN ĐỀ 1: HỆ THỐNG CẢNH BÁO TRONG GIA ĐÌNH

BÀI 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CẢNH BÁO TỰ ĐỘNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được nhu cầu và các tình huống cần cảnh báo tự động trong gia đình.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học: Chủđộng tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu của GV đưa ra.
  • Năng lực giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi tìm hiểu về cảnh báo tự động.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến nhu cầu và các tình huống cần cảnh báo tự động trong gia đình, đề xuất giải pháp giải quyết.

Năng lực công nghệ:

  • Nêu được khái niệm về cảnh báo tự động.
  • Nêu được nhu cầu cần cảnh báo tự động trong gia đình.
  • Nêu được các tình huống cần cảnh báo tự động trong gia đình.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ và trách nhiệm: Tích cực học tập, nghiên cứu, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
  2. Đối với giáo viên:
  • Máy chiếu, máy tính, màn hình hiển thị, hoặc ti vi.
  • Hình vẽ và tranh ảnh trong SGK: hình ảnh một số tình huống có thể xảy ra trong gia đình, hình ảnh tình huống đột nhập vào nhà, hình ảnh tình huống hỏa hoạn, hình ảnh tình huống rò rỉ khí gas,…
  • SGK, SGV Chuyên đề học tập Công nghệ 12 – Công nghệ Điện – Điện tử.
  1. Đối với học sinh:
  • HS cả lớp: Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV; SGK Chuyên đề học tập Công nghệ 12 – Công nghệ Điện – Điện tử.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Từ ví dụ thực tiễn trong đời sống, giúp HS bước đầu nhận biết được các tình huống có thể xảy ra trong gia đình.
  3. Nội dung: GV sử dụng câu hỏi ở phần khởi động (SGK – tr5) để đặt vấn đề, HS nêu tên các tình huống có trong hình 1.1 và các nguy cơ ảnh hưởng đến gia đình. Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt nhằm gây chú ý của HS vào nội dung bài học.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các các tình huống trong hình. GV gợi ý HS trả lời.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh một số tình huống có thể xảy ra trong gia đình – hình 1.1 (SGK – tr5) cho HS quan sát và yêu cầu trả lời nội dung Khởi động (SGK – tr5)

 

Hình 1.1 là một số tình huống có thể xảy ra trong gia đình. Em hãy cho biết các tình huống này là gì và ảnh hưởng đến gia đình như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Gợi ý trả lời:

+ Hình 1.1a: Tình huống trong hình là hỏa hoạn (cháy nhà). Tình huống này có thể gây thiệt hại về tài sản và người.

+ Hình 1.1b: Tình huống trong hình là rò rỉ khí gas. Tình huống này có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm cho sức khỏe như: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi,… ngoài ra còn có thể xảy ra cháy nổ.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong hình vẽ trên chúng ta đã được làm quen với một số tình huống có thể xảy ra trong gia đình. Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được rõ hơn về nhu cầu và các tình huống cần cảnh báo tự động – Bài 1: Khái quát chung về cảnh báo tự động.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về cảnh báo tự động

  1. Mục tiêu: HS nhận biết được khái niệm về cảnh báo tự động và các ví dụ về cảnh báo tự động.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để nêu được khái niệm về cảnh báo tự động.
  3. Sản phẩm:Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để tìm hiểu khái niệm về cảnh báo tự động.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK

và trả lời nội dung Câu hỏi (SGK – tr5)

1. Cảnh báo tự động là gì? Vì sao cần có cảnh báo tự động?

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về khái niệm cảnh báo tự động.

- GV đặt thêm câu hỏi: Em hãy nêu một số ví dụ về các trường

hợp cần cảnh báo tự động.

- GV tổng kết về nội dung khái niệm về cảnh báo tự động.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK sau đó trao đổi, thảo luận trả lời các

câu hỏi mà GV đưa ra.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:

*Trả lời Câu hỏi (SGK – tr5)

1. Cảnh báo tự động là hệ thống hoặc thết bị được cài đặt

để phát hiện và thông báo về sự cố trong một môi trường

để tránh các tình huống nguy hiểm xảy ra.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá

quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung Khái niệm về cảnh báo tự động.

- GV chuyển sang nội dung Nhu cầu cảnh báo tự động

trong gia đình.

I. KHÁI NIỆM VỀ CẢNH BÁO TỰ ĐỘNG

- Cảnh báo tự động là tự động đưa ra các thông tin chính xác về các tình huống đang hoặc sẽ xảy ra trong một môi trường để người sử dụng biết và kịp thời xử lí, nhờ đó có thể tránh được các tai nạn, sự cố và hỏng hóc của các thiết bị trong môi trường đó.

Ví dụ:

+ Cảnh báo khi có người đột nhập.

 

+ Cảnh báo khi sắp xảy ra hỏa hoạn.

 

+…

 

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu về nhu cầu cảnh báo tự động trong gia đình

  1. Mục tiêu: HS nhận biết được nhu cầu cảnh báo tự động trong gia đình.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để tìm hiểu về nhu cầu cảnh báo tự động trong gia đình.
  3. Sản phẩm:Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để tìm hiểu nhu cầu kiểm tra, giám sát và cảnh báo tự động trong gia đình.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời nội dung Câu hỏi (SGK – tr5)

2. Kể tên những nhu cầu cảnh báo tự động trong gia đình.

3. Gia đình em có nhu cầu cảnh báo tự động nào?

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về nhu cầu cảnh báo tự động trong gia đình.

- GV yêu cầu HS đọc nội dung Em có biết (SGK – tr6) để tìm hiểu thêm về các hệ thống cảnh báo.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:

*Trả lời Câu hỏi (SGK – tr5)

2. Nhu cầu cảnh báo tự động trong gia đình:

+ Trong quá trình sử dụng thiết bị điện, do sự hỏng hóc của các thiết bị hay do sơ ý của người dùng có thể dẫn đến chập cháy, rò rỉ điện,…

+ Sự đột nhập của người lạ vào nhà có thể gây hậu quả lớn.

3. (HS vận dụng và trả lời nhu cầu cảnh báo trong gia đình)

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung Nhu cầu cảnh báo tự động trong gia đình.

- GV chuyển sang nội dung Một số tình huống cần cảnh báo tự động trong gia đình.

 

II. NHU CẦU CẢNH BÁO TỰ ĐỘNG TRONG GIA ĐÌNH

- Trong gia đình, các đồ dùng như đèn điện, bếp điện, tủ lạnh,… đem lại rất nhiều tiện lợi. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, do sự hỏng hóc của thiết bị hoặc do sơ ý của người dùng có thể gây nên hậu quả đáng tiếc cho người và thiết bị.

 

- Ngoài ra, sự đột nhập của người lạ vào gia đình có thể gây ra hậu quả lớn.

→ Con người luôn có nhu cầu kiểm tra, giám sát ngôi nhà và cảnh báo tự động nhanh chóng, chính xác bằng tín hiệu báo động hoặc qua thiết bị di động để có biện pháp kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả.

 

Hoạt động 3. Tìm hiểu một số tình huống cần cảnh báo tự động trong gia đình

  1. Mục tiêu: HS nêu được một số tình huống cần cảnh báo tự động trong gia đình và các thiết bị trong hệ thống cảnh báo.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để nêu các tình huống và hệ thống cảnh báo tự động trong gia đình.
  3. Sản phẩm:Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để nêu một số tình huống cần cảnh báo tự động trong gia đình.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu tình huống có người đột nhập

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh tình huống đột nhập vào nhà (hình 1.2) cho HS quan sát.

 

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi sau:

+ Tình huống trong hình ảnh là gì?

+ Câu hỏi (SGK – tr6): Quan sát Hình 1.2 và cho biết: Tình huống này cần hệ thống cảnh báo gì?

- GV có thể cung cấp thêm video liên quan đến tình trạng trộm đột nhập nhà dân trộm cắp tài sản.

https://www.youtube.com/watch?v=-Ajzvtn6apw

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về tình huống có người đột nhập và hệ thống chống đột nhập.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 

- GV mời đại diện HS trả lời nội dung thảo luận

*Trả lời Câu hỏi (SGK – tr6)

Tình huống này, cần lắp đặt hệ thống cảnh báo đột nhập.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung Tình huống có người đột nhập.

- GV chuyển sang nội dung Tình huống xảy ra hỏa hoạn.

III. MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CẦN CẢNH BÁO TỰ ĐỘNG TRONG GIA ĐÌNH

1. Tình huống có người đột nhập

- Trường hợp này, chúng ta cần lắp đặt hệ thống cảnh báo đột nhập.

- Hệ thống chống đột nhập bao gồm: thiết bị cảm biến, thiết bị xử lí tín hiệu và thiết bị cảnh báo. Thiết bị cảnh báo có thể là cảnh báo từ xa bằng thiết bị di động cá nhân qua Internet và tính hiệu cảnh cáo tại chỗ bằng âm thanh (chuông, còi báo động).

 

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu tình huống xảy ra hỏa hoạn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh tình huống hỏa hoạn (hình 1.3) cho HS quan sát.

 

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi sau:

+ Nguyên nhân nào có thể gây ra hỏa hoạn?

+ Câu hỏi (SGK – tr7): Quan sát Hình 1.3 và cho biết: Tình huống này cần hệ thống cảnh báo gì?

- GV có thể cung cấp thêm video liên quan đến cách phòng cháy nổ trong gia đình.

https://www.youtube.com/watch?v=n6b1SyciWyI

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về tình huống xảy ra hỏa hoạn và hệ thống cảnh báo hỏa hoạn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 

- GV mời đại diện HS trả lời nội dung thảo luận

*Trả lời Câu hỏi (SGK – tr7)

Tình huống này cần lắp đặt hệ thống cảnh báo cháy.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung Tình huống xảy ra hỏa hoạn.

- GV chuyển sang nội dung Tình huống rò rỉ khí gas.

2. Tình huống xảy ra hỏa hoạn

- Hỏa hoạn có thể xảy ra do một số nguyên nhân sau:

+ Nấu ăn.

+ Sưởi ấm.

+ Sự cố về điện và gas.

- Hệ thống báo cháy bao gồm: thiết bị cảm biến khói và nhiệt độ, thiết bị xử lí tín hiệu và thiết bị cảnh báo.

 

Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu tình huống rò rỉ khí gas

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh tình huống rò rỉ khí gas (hình 1.4) cho HS quan sát.

 

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi sau:

+ Nguyên nhân nào có thể gây ra rò rỉ khí gas?

+ Hậu quả có thể xảy ra khi rò rỉ khí gas?

+ Câu hỏi (SGK – tr7): Quan sát Hình 1.4 và cho biết: Tình huống này cần hệ thống cảnh báo gì?

- GV có thể cung cấp thêm video liên quan đến xử lí khi phát hiện có mùi gas trong gia đình.

https://www.youtube.com/watch?v=HU5FifRQZ4w

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về tình huống rò rỉ khí gas và hệ thống cảnh báo rò rỉ khí gas.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 

- GV mời đại diện HS trả lời nội dung thảo luận

*Trả lời Câu hỏi (SGK – tr7)

Tình huống này cần lắp đặt hệ thống cảnh báo rò rỉ khí gas.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung Tình huống rò rỉ khí gas.

- GV chuyển sang nội dung Luyện tập.

3. Tình huống rò rỉ khí gas

- Rò rỉ khí gas trong gia đình thường do các nguyên nhân sau:

+ Bình và ống gas bị lão hóa.

+ Van gas bị hở.

+ Các đầu nối không tốt.

- Khi có rò rỉ khí gas, nếu hít phải sẽ gây ra các triệu chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Mặt khác, khi khí gas rò rỉ có thể làm xuất hiện nguy cơ cháy nổ.

 

- Hệ thống cảnh báo rò rỉ bao gồm: thiết bị cảm biến khí gas, thiết bị xử lí tín hiệu và thiết bị cảnh báo.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS sử dụng kiến thức về cảnh báo tự động để trả lời câu hỏi và giải được các bài tập có liên quan.
  3. Nội dung: GV trình chiếu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến khái quát chung về cảnh báo tự động.
  4. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được các đáp án đúng và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm:

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng:

Câu 1: Tình huống nào sau đây không cần cảnh báo tự động trong gia đình?

  1. Khi có người lạ đột nhập.
  2. Khi sắp xảy ra hỏa hoạn.
  3. Khi có rò rỉ khí gas.
  4. Khi có khách tới thăm nhà.

Câu 2: Hỏa hoạn có thể xảy ra do nguyên nhân nào dưới đây?

  1. Dùng cửa khóa vân tay.
  2. Nấu ăn.
  3. Dùng máy giặt.
  4. Lau nhà.

Câu 3: Hệ thống cảnh báo rò rỉ gas bao gồm những thiết bị nào?

  1. Thiết bị cảm biến khí gas, thiết bị xử lí tín hiệu và thiết bị cảnh báo.
  2. Thiết bị cảnh báo bằng âm thanh, thiết bị cảm biến khí gas.
  3. Thiết bị cảm biến khói, thiết bị xử lí tín hiệu và thiết bị cảnh báo.
  4. Thiết bị cảm biến nhiệt độ, thiết bị cảm biến khí gas và thiết bị cảnh báo.

Câu 4: Tình huống nào dưới đây có thể gây các triệu chứng nguy hiểm cho sức khỏe như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,…?

  1. Tình huống rò rỉ khí gas.
  2. Tình huống hỏa hoạn.
  3. Tình huống có người đột nhập.
  4. Tình huống mất an toàn điện.

Câu 5: Công nghệ giám sát bằng video được phát minh vào thời điểm nào?

  1. Những năm 1940.
  2. Cuối những năm 90 của thế kỉ XX.
  3. Những năm 1990.
  4. Đầu những năm 90 của thế kỉ XX.

Câu 6: Rò rỉ gas trong gia đình thường không do nguyên nhân nào dưới đây?

  1. Bình và ống gas bị lão hóa.
  2. Van gas bị hở.
  3. Nấu ăn bằng bếp gas trong thời gian dài.
  4. Các đầu nối không tốt.

Câu 7: Vì sao cần có cảnh báo tự động?

  1. Đưa ra các thông tin chính xác về các tình huống có thể xảy ra.
  2. Tránh được các tai nạn, sự cố và hỏng hóc của các thiết bị trong môi trường đó.
  3. Do sự hỏng hóc của các thiết bị hoặc do sơ ý của người sử dụng.
  4. Do sự đột nhập của  người lạ vào gia đình.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và hoàn thành nội dung Luyện tập (SGK – tr7)

Hiện nay, các nhà chung cư đang lắp đặt hệ thống báo khói, báo cháy để cảnh báo hỏa hoạn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hãy kể tên các thiết bị của hệ thống này.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế của bản thân về để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS lần lượt đưa ra đáp án cho các bài tập:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

D

B

A

A

A

C

B

Luyện tập (SGK – tr7)

- Tên các thiết bị cảnh báo hỏa hoạn:

+ Camera giám sát.

+ Lăng, vòi, dây chữa cháy.

+ Bình cứu hỏa.

+ Camera phát hiện thân nhiệt.

+…

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có).

Bước 4: 

- GV đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập và chuyển sang nội dung vận dụng.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Sử dụng kiến thức đã biết về hệ thống cảnh báo để trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.
  3. Nội dung: GV chiếucâu hỏi, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời.
  4. Sản phẩm học tập: HSxác định được tình huống và hệ thống cảnh báo trong gia đình.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân và theo nhóm, hoàn thành nội dung Vận dụng (SGK – tr7)

Tìm hiểu tình huống và hệ thống cảnh báo khác trong gia đình.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

 - HS thực hiện nhiệm vụ theo GV đã hướng dẫn.

- GV theo dõi, động viên, hỗ trợ HS trong quá trình thực hiện.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS nộp sản phẩm cho GV vào tiết học tiếp theo.

Gợi ý trả lời:

Hệ thống cảnh báo y tế:Hệ thống y tế điện tử có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của người cao tuổi hoặc người có bệnh mãn tính. Khi gặp những thay đổi bất thường, hệ thống sẽ gửi thông báo đến cơ quan y tế hoặc gia đình bệnh nhân.

- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.

- GV tổng kết nội dung chính và hướng dẫn HS tự đánh giá sau bài học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Xem lại kiến thức đã học ở bài 1.

- Xem trước nội dung Bài 2: Hệ thống cảnh báo sử dụng vi điều khiển.

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

, , , , , , ,

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Giáo án chuyên đề Công nghệ Điện- điện tử 12 cánh diều 2024 (file word)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án chuyên đề Công nghệ Điện- điện tử 12, soạn giáo án sách chuyên đề Công nghệ Điện- điện tử 12,, giáo án chuyên đề học tập lớp 12 sách mới chương trình 2023-2024

Giáo án lớp 12


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay