Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời sáng tạo 2024 (file word)

Tải giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời sáng tạo 2024 (file word) mới nhất. Giáo án chuyên đề biên soạn chi tiết cẩn thận bám sát nội dung các chuyên đề bài học trong sách chuyên đề học tập chương trình lớp 12. Tài liệu biên soạn dưới dạng File word, font chữ Time New Roman, tải về chỉnh sửa được. Mời thầy cô tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUYÊN ĐỀ 1: LỊCH SỬ TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

(15 tiết)

  1. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ
  2. Kiến thức

Sau chuyên đề này, HS sẽ:

  • Giải thích được khái niệm tín ngưỡng và tôn giáo.
  • Liệt kê được các tín ngưỡng ở Việt Nam và chỉ ra được một số nét chính của các tín ngưỡng thông qua hoạt động trải nghiệm, tham quan thực tế ở địa phương.
  • Phân tích được những biểu hiện của Nho giáo trong đời sống văn hóa – xã hội Việt Nam; Chỉ ra được những biểu hiện của Phật giáo trong đời sống văn hóa – xã hội thông qua trải nghiệm thực tế, tham quan chùa chiền ở địa phương; Nêu được những biểu hiện của Cơ Đốc giáo, Đạo giáo trong đời sống văn hóa – xã hội.
  • Nêu được một số nét chính về một số tôn giáo khác.
  • Có ý thức tôn trọng, vận động người khác tôn trọng sự đa dạng về tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác:khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học:biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo:biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử:Khai thác Hình 1.1 – 1.18, mục Em có biết, Kết nối Internet, thông tin trong Chuyên đề 1 để tìm hiểu về khái lược về tín ngưỡng và tôn giáo; một số tín ngưỡng ở Việt Nam; một số tôn giáo ở Việt Nam.
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Giải thích được khái niệm tín ngưỡng và tôn giáo; Liệt kê được các tín ngưỡng ở Việt Nam và chỉ ra được một số nét chính của các tín ngưỡng thông qua hoạt động trải nghiệm, tham quan thực tế ở địa phương; Phân tích được những biểu hiện của Nho giáo trong đời sống văn hóa – xã hội Việt Nam; Chỉ ra được những biểu hiện của Phật giáo trong đời sống văn hóa – xã hội thông qua trải nghiệm thực tế, tham quan chùa chiền ở địa phương; Nêu được những biểu hiện của Cơ Đốc giáo, Đạo giáo trong đời sống văn hóa – xã hội; Nêu được một số nét chính về một số tôn giáo khác.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:Vận dụng kiến thức lịch sử đã học, sưu tầm tư liệu, thông tin, hình ảnh để thực hiện các hoạt động phần Vận dụng.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: đọc, sưu tầm thông tin, hình ảnh, tư liệu về lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo Việt Nam.
  • Yêu nước: Có ý thức tôn trọng, vận động người khác tôn trọng sự đa dạng về tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV Chuyên đề học tậpLịch sử 11 – Chân trời sáng tạo.
  • Hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài chuyên đề Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Chuyên đề học tậpLịch sử 11 – Chân trời sáng tạo.
  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài chuyên đề Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh, video về phương đình Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về kiến trúc của Nhà thờ chính tòa Phát Diệm?
  4. Sản phẩm:HS nêu nhận xét về kiến trúc của Nhà thờ chính tòa Phát Diệm.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tô chức cho HS cả lớp quan sát hình ảnh và xem video về Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình).

 

 

Phương đình Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình)

https://www.youtube.com/watch?v=ZbQptuWXRy4

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Xem và quan sát hình ảnh về Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình), em có nhận xét gì kiến trúc nơi đây?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, xem video, vận dụng một số kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong nhận xét về kiến trúc của Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình).

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Hoàn thành năm 1899, phương đình – công trình mặt tiền Nhà thờ chính toà Phát Diệm gợi lên hình ảnh về những mái đình, mái chùa truyền thống hơn là một nhà thờ Công giáo điển hình.

+ Công trình kiến trúc cao 25m, rộng 17m, dài 24m gồm ba tầng được xây dựng bằng đá phiến, lớn nhất là tầng dưới cùng được xây dựng bằng đá xanh. Trên 4 đỉnh tháp có 4 pho tượng bốn vị Thánh Sử, mà từ đường nét, tư thế đến đường mây nếp áo khiến ta dễ lầm với các pho tượng trong các đền chùa Việt Nam. Các vòm cửa bằng đá được lắp ghép đến trình độ tinh xảo. Giữa phương đình đặt một sập làm bằng đá nguyên khối, phía ngoài và bên trong là những bức phù điêu được khắc chạm trên đá hình ảnh chúa Giê-su và các vị thánh với những đường nét thanh thoát. Tầng thứ hai của phương đình treo một trống lớn. Tầng ba treo một quả chuông cao 1,4m, đường kính 1,1m, nặng gần 2 000 kg, quả chuông lớn ở phương đình được đúc năm 1890. Một tiếng chuông vang xa được ví như cả ba tỉnh (Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa) nghe thấy. Mái của nhà thờ Phát Diệm không cao vút kiểu ngọn tháp như những nhà thờ theo lối phương Tây mà là mái cong cổ kính như mái đình, mái chùa.

+ Kiểu kiến trúc độc đáo thể hiện sự kết hợp của văn hóa phương Đông và phương Tây, giữa Công giáo với các tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống ở Việt Nam.

- GV dẫn dắt HS vào bài chuyên đề: Vậy tín ngưỡng, tôn giáo là gì? Ở Việt Nam có những tín ngưỡng, tôn giáo nào? Các tín ngưỡng, tôn giáo này có những nét chính gì và biểu hiện như thế nào trong đời sống văn hóa – xã hội? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong chuyên đề này – Chuyên đề 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG 2: MỘT SỐ TÍN NGƯỠNG Ở VIỆT NAM.

Hoạt động 2.1. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những nét chính của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, khai thác Hình 1.2, thông tin mục 2a SGK tr.6, 7 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày những nét chính của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1của HS về những nét chính của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 5 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện trước ở nhà như sau: Khai thác thông tin trong SGK và sưu tầm thêm tư liệu trên sách, báo, internet về một số tín ngưỡng ở Việt Nam.

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về tín ngưỡng thờ Mẫu.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu về tín ngưỡng thờ Thành Hoàng.

+ Nhóm 5: Tìm hiểu về tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc.

- GV dẫn dắt kết hợp trình chiếu hình ảnh:

+ Hệ thống tín ngưỡng ở Việt Nam vô cùng phong phú: tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Thành hoàng, tín ngưỡng thờ các anh hùng,…

 

Lễ hội Mường Đòn, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa)

 

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong văn hóa của người Việt

 

Tín ngưỡng thờ Mẫu là Di sản của nhân loại

 

Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng

 

Người dân Nam Bộ thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực

+ Tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam là tín ngưỡng đa thần, dựa trên quan niệm vạn vật hữu linh. Hình thức thực hành tín ngưỡng gắn với hệ thống thần thoại, truyền thuyết, thần tích, nhân vật lịch sử, các di tích đền miếu, nghi lễ, phong tục, lễ hội,…tạo thành một hệ thống văn hóa tinh thần có sức sống bền vững trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc.

- GV nêu nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 1:

Khai thác Hình 1.2, thông tin mục 2a SGK tr.6, 7 và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN

Quan niệm

 

Thời gian diễn ra

 

Nghi thức cúng giỗ

 

Ý nghĩa

 

 

- GV cung cấp thêm một số tư liệu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2.1).

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, liên hệ, vận dụng và trả lời câu hỏi: Chia sẻ việc thực hành, trải nghiệm thờ cúng tổ tiên ở gia đình em. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp, hoàn thành Phiếu học tập số 1 và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện Nhóm 1 trình bày về những nét chính của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên theo Phiếu học tập số 1.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ việc thực hành, trải nghiệm thờ cúng tổ tiên ở gia đình em.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1.

- GV kết luận về những nét chính của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục văn hóa truyền thống, có vai trò vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam hiện nay. Trong bối cảnh mở cửa hội nhập, việc bảo lưu và phát huy tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã và đang là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Một số tín ngưỡng ở Việt Nam

a. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 2.1.

TƯ LIỆU VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN

Tư liệu 1: “Bao nhiêu dòng dõi con cháu trong một họ, lập chung một nhà thờ thủy tổ, gọi là mỗ tộc (Nguyễn Tộc, Trần Tộc,…) từ đường. Nhà thờ ấy chỉ thờ riêng một thủy tổ, và khi tế tự thì lấy các tổ tông biệt chi, biệt phái mà phối hưởng. Có họ không có nhà thờ thì xây một cái bàn lộ thiên, dựng bia đá ghi tên thụy hiệu các tổ tiên để khi tế tự thì ra tại đó mà tế. Có họ khi làm nhà thờ để cho chi trưởng nam đời đời giữ hương hỏa,…”.

 

 

Ở Việt Nam, thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng quan trọng và phổ biến nhất

 

 

Bàn thờ tổ tiên

 

Hoạt động cúng lễ

 

Hoạt động giỗ

 

Xây dựng nhà thợ họ

 

Tảo mộ

https://www.youtube.com/watch?v=OPa1geszeas

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN

Quan niệm

- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: là loại hình tín ngưỡng truyền thống có vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam.

- Bản chất của tín ngưỡng: phản ánh niềm tin về mối quan hệ giữa người đang sống với người đã khuất.

- Thực hành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là cách thế hệ sau bày tỏ lòng thành kính “uống nước nhớ nguồn”, biết ơn đối với tổ tiên (cụ, kị, ông, bà, cha, mẹ,…).

Thời gian diễn ra

- Vào ngày mất (kị nhất) của ông, bà, cha, mẹ.

- Ngày sóc, vọng (mồng một và rằm).

- Lễ tết, những sự kiện quan trọng của gia đình (cưới, hỏi, dựng nhà,…).

Nghi thức cúng giỗ

Được tổ chức ở mỗi gia đình hoặc nhà thờ gia tộc với lễ vật, hương, hoa đặt trang trọng trên bàn thờ gia tiên.

Ý nghĩa

- Là dịp để mọi thành viên trong gia đình sum họp, tưởng nhớ người đã khuất.

- Giáo dục đạo đức cho các thế hệ con cháu.

 

 

Hoạt động 2.2. Tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những nét chính của tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, khai thác Hình 1.3, mục Em có biết, thông tin mục 2b SGK tr.7, 8 và hoàn thành Sơ đồ tư duy: Trình bày những nét chính của tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam.
  3. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy của HS về những nét chính của tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt:

+ Ngoài phạm vi gia đình, dòng họ, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn mở rộng trong làng xã (thờ tổ làng, tổ nghề) và cả nước (thờ Quốc tổ Hùng Vương).

+ Trong tâm thức người Việt Nam, các vua Hùng được coi là biểu tượng, vị tổ dựng nước của dân tộc.

- GV nêu nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 2:

Khai thác Hình 1.3, mục Em có biết, thông tin mục 2b SGK tr.7, 8 và hoàn thành Sơ đồ tư duy: Trình bày những nét chính của tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam.

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2.2).

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc mục Em có biết SGK tr.8 để nắm được phần lễ, phần hội, các nghi thức chính trong phần lễ của Lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương.

 

Lễ rước kiệu

https://www.youtube.com/watch?v=BstQbM32tsc

 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

https://www.youtube.com/watch?v=lFrs4cfNZqo

- GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc theo nhóm, thực hiên nhiệm vụ: Kết nối Internet tìm hiểu về nguồn gốc lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp, hoàn thành sơ đồ tư duy và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện Nhóm 2 trình bày những nét chính của tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam theo Sơ đồ tư duy.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS giới thiệu về nguồn gốc lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương:

+ Truyền thuyết kể lại rằng: Kinh Dương Vương sinh một con trai, sau nối ngôi vua cha niên hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng nở ra một trăm người con là tổ tiên của người Bách Việt. Một hôm vua Lạc Long Quân bảo bà Âu Cơ: "Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó". Vì vậy, năm mươi người con theo mẹ lên núi, năm mươi người con theo cha về miền biển. Lạc Long Quân phong cho con trưởng Hùng Vương nối ngôi, làm vua. Trải qua 18 đời, Hùng Vương thứ 18 đã nhường ngôi cho Thục Phán - An Dương Vương.

 

+ Để ghi nhớ công ơn của các Vua Hùng có công khai thiên, lập địa, vua Lê Thánh Tông năm 1470 và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, chọn ngày 11 và 12 tháng 3 âm lịch làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Đến thời nhà Nguyễn - năm Khải Định thứ 2 chính thức chọn ngày 10 tháng 3 Âm lịch làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương để tưởng nhớ các Vua Hùng và nhắc nhở mọi người Việt Nam cùng tưởng nhớ thờ cúng Tổ tiên.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh sơ đồ tư duy.

- GV kết luận về những nét chính của tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam.

- GV chuyển sang nội dung mới.

b. Tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương

Đính kèm Sơ đồ tư duy phía dưới Hoạt động 2.2. 

TƯ LIỆU VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG

Tư liệu 1: “Trước đây, Quốc lễ cúng tế định kì vào mùa thu; năm Khải Định thứ hai (1917), Phú Thọ Tuần phủ Lê Trung Ngọc có tờ tư xin bộ Lễ cho ấn định lấy mùng 10 tháng 3 hằng năm làm ngày quốc tế. Ngày giỗ (11 tháng 3) thì do dân sở tại tự làm tế lễ”.

(Trích văn bia Hùng Vương từ khảo tại Đền Hùng (Phú Thọ), năm 1940)

Tư liệu 2: Ngày 18/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh 22NV/CC, trong đó có nội dung cho phép công chức nghỉ ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm để tổ chức các hoạt động giỗ Tổ Hùng Vương.

Tư liệu 3: Trong lễ hội Đền Hùng, phần lễ bắt đầu bằng lễ dâng hương tại Đền Thượng. Đồ tế lễ có bánh chưng, bánh giầy để nhắc lại sự tích Lang Liêu, đồng thời ghi nhớ công lao các vua Hùng đã dạy dân trồng lúa; phần hội diễn ra quanh khu vực núi Hùng, gồm các hoạt động biểu diễn, các trò chơi và thi đấu như hát Xoan, đấu vật, bắn nó, thi gói và nấu bánh chưng, giã bánh giầy,…

 

Thực hành tế lễ Giỗ Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ), năm 2019

 

Thực hành nghi thức dâng hương trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2019 tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Phú Thọ

 

Tất cả người dân đất Việt đều có ý thức tôn thờ các vua Hùng là vị vua Thủy Tổ,

 là tổ tiên của dân tộc Việt Nam.

https://www.youtube.com/watch?v=iY9Icbizwcc

https://www.youtube.com/watch?v=hInyfqwqDf4

https://www.youtube.com/watch?v=DU_Lc1WKdj4

 

SƠ ĐỒ TƯ DUY VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG

 

 

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

, , , , , , ,

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời sáng tạo 2024 (file word)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời sáng, soạn giáo án sách chuyên đề Lịch sử 12 chân trời sáng, giáo án chuyên đề học tập lớp 12 sách mới chương trình 2023-2024

Giáo án lớp 12


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay