Giáo án chuyên đề Hóa học 12 kết nối tri thức 2024 (file word)

Tải giáo án chuyên đề Hóa học 12 kết nối tri thức 2024 (file word) mới nhất. Giáo án chuyên đề biên soạn chi tiết cẩn thận bám sát nội dung các chuyên đề bài học trong sách chuyên đề học tập chương trình lớp 12. Tài liệu biên soạn dưới dạng File word, font chữ Time New Roman, tải về chỉnh sửa được. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUYÊN ĐỀ 2: TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HÓA HỌC VÔ CƠ

BÀI 4: TÁI CHẾ KIM LOẠI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Ý nghĩa của quá trình tái chế kim loại nói chung.
  • Quy trình tái chế kim loại (nhôm, sắt, đồng,…) của các nước tiên tiến và của Việt Nam.
  • Tác động đến môi trường của quy trình tái chế thủ công.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học:Chủ động, tích cực tìm hiểu về tái chế kim loại.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận, làm việc nhóm hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo:Giải quyết tốt các tình huống xảy ra trong quá trình thảo luận và làm việc nhóm.

Năng lực hóa học:  

  • Năng lực nhận thức hóa học:Trình bày được ý nghĩa của quá trình tái chế kim loại nói chung.  
  • Năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học:Trình bày được quy trình tái chế kim loại (nhôm, sắt, đồng,…) của các nước tiên tiến và của Việt Nam.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:Trình bày được tác động đến môi trường của quy trình tái chế thủ công.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. Mục tiêu: HS xác định được nhiệm vụ học tập cơ bản của bài học.
  2. Nội dung: GV tổ chức, HS tham gia trò chơi ô chữ.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho những câu hỏi để giải ô chữ.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV nêu luật chơi:

 + GV chiếu ô chữ, cho trước từ TAICHE

+ HS trả lời các từ hàng ngang, từ hàng ngang cuối cùng sẽ trở thành từ chìa khóa.

1

 

 

T

 

 

 

 

 

2

 

 

A

 

 

 

 

 

3

 

 

I

 

 

 

 

 

4

 

 

C

 

 

 

 

 

5

 

 

H

 

 

 

 

 

6

 

 

E

 

 

 

 

 

Câu 1: Phản ứng oxi hóa nhiên liệu bằng không khí để cung cấp nhiệt?

Câu 2: Tên loại tài nguyên thiên nhiên được sử dụng để sản xuất kim loại?

Câu 3: Đơn chất có khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, có ánh kim?

Câu 4: Từ tiếng Anh có nghĩa tái chế?

Câu 5: Tên một dạng năng lượng?

Câu 6: Dạng năng lượng xanh được sử dụng phổ biến trong các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi trong trò chơi, tìm ra từ khóa.  

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Mỗi một hàng ngang, GV mời đại diện HS trả lời:

1

D

O

T

C

H

A

Y

 

2

Q

U

A

N

G

 

 

 

3

 

K

I

M

L

O

A

I

4

R

E

C

Y

C

L

E

 

5

 

N

H

I

E

T

 

 

6

D

I

E

N

N

A

N

G

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Hiện nay, trữ lượng các mỏ quặng kim loại ngày càng cạn kiệt, trong khi nhu cầu sử dụng kim loại ngày càng tăng và lượng phế thải kim loại tạo ra ngày càng nhiều. Do đó, tái chế kim loại là công việc cần thiết, vừa đảm bảo nguồn cung, vừa gia tăng giá trị kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Vậy, quy trình tái chế kim loại (nhôm, sắt, đồng,…) trên thế giới và ở Việt Nam như thế nào? Sau khi học xong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi trên. Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay – Bài 4: Tái chế kim loại.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của tái chế kim loại

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được ý nghĩa của quá trình tái chế kim loại nói chung.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK để có thông tin và báo cáo, trả lời CH1 SGK trang 18.
  3. Sản phẩm học tập: Ý nghĩa của tái chế kim loại; Câu trả lời cho CH1 SGK trang 18 của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu nội dung kiến thức mục I SGK trang 17 – 18 và báo cáo về ý nghĩa của tái chế kim loại.

- GV cho HS đọc thêm mục Em có biết SGK trang 18.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời CH1 SGK trang 18:

 Trình bày ý nghĩa của tái chế kim loại trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống trên Trái Đất.   

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tìm hiểu và báo cáo về ý nghĩa của tái chế kim loại, đọc mục Em có biết, suy nghĩ trả lời CH1 SGK trang 18.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm báo cáo về ý nghĩa của tái chế kim loại.

- GV mời 1 HS trả lời CH1 SGK trang 18:

Tái chế kim loại giúp cung cấp một lượng lớn nguyên liệu cho quá trình sản xuất, cắt giảm được nhiều khâu so với sản xuất sơ cấp, do đó tiết kiệm được tài nguyên thiên nhiên từ nguyên liệu đầu vào tới nguyên liệu trung gian.

 Tái chế giúp giảm chất thải rắn, giảm phát thải vào môi trường, đóng kín quy trình sản xuất, xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn.

- Các HS khác lắng nghe để nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về ý nghĩa của tái chế kim loại.  

I. Ý nghĩa của tái chế kim loại

1. Tiết kiệm tài nguyên

 Tái chế kim loại là giải pháp phát triển bền vững, giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, đem lại lợi ích lâu dài cho các thế hệ hiện tại và tương lai.

2. Tiết kiệm năng lượng

 Quy trình tái chế kim loại (quy trình thứ cấp) thường cho chi phí sản xuất thấp hơn nhiều so với quy trình sản xuất từ quặng (quy trình sơ cấp).

3. Bảo vệ môi trường

 Quá trình tái chế kim loại thường sử dụng ít nhiên liệu hơn, phát triển khí thải nhà kính ít hơn và giảm thiểu sử dụng đất để chôn lấp phế liệu, bảo tồn hệ sinh thái,… so với sản xuất kim loại từ quặng.

4. Tạo việc làm, thu nhập cho người lao động

 Ngành công nghiệp tái chế kim loại mang lại cơ hội việc làm cho hàng triệu lao động tham gia vào các khâu từ thu gom, phân loại tới gia công ở các nhà máy, cơ sở sản xuất.

5. Thúc đẩy sử dụng công nghệ xanh và mô hình kinh tế tuần hoàn

- Nhà máy tái chế kim loại trang bị công nghệ làm sạch khí thải bằng cách loại bỏ bụi, hợp chất có tính acid (HCl, HF, SO2,….), chất hữu cơ dễ bay hơi, dioxin và furan,…

- Kim loại thu được ở cuối các quy trình tái chế hiện đại sẽ có chất lượng tương đương kim loại sản xuất từ quặng.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình tái chế các kim loại phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được quy trình tái chế kim loại (nhôm, sắt, đồng,…) của các nước tiên tiến và của Việt Nam.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, tìm hiểu, báo cáo về quy trình tái chế nhôm, sắt, đồng và trả lời CH2 SGK trang 20.
  3. Sản phẩm học tập: Quy trình tái chế các kim loại phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam; Câu trả lời cho CH2 SGK trang 20.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Tìm hiểu quy trình chung về tái chế kim loại

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 4.2, đọc thông tin SGK trang 19 – 20 và trình bày quy trình chung về tái chế kim loại:

 

+ Quy trình tái chế kim loại gồm có mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?

+ Trình bày ý nghĩa các giai đoạn của quy trình tái chế kim loại.

- GV yêu cầu HS liên hệ trả lời các câu hỏi:

+ Theo em, quy định phân loại rác thải trong phạm vi từng hộ gia đình có tác động thế nào đến quá trình thu gom phế liệu khi tiến hành tái chế kim loại?

+ Giai đoạn nào trong quy trình chung về tái chế kim loại có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất và nước?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát Hình 4.2, trình bày quy trình chung về tái chế kim loại, suy nghĩ trả lời các câu hỏi của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày quy trình chung về tái chế kim loại.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời các câu hỏi của GV:

+ Quy định phân loại rác thải trong phạm vi từng hộ gia đình giúp cho việc thu gom phế liệu khi tiến hành tái chế kim loại được dễ dàng hơn.

+ Giai đoạn nấu chảy và tinh chế trong quy trình chung về tái chế kim loại có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất và nước.

- Các HS khác lắng nghe để nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức quy trình chung về tái chế kim loại

II. Quy trình chung về tái chế kim loại

1. Quy trình chung về tái chế kim loại

- Giai đoạn 1: Thu gom, phân loại phế liệu

 Phế liệu kim loại được phân loại theo các kim loại khác nhau; chia thành phế liệu mới và phế liệu cũ.

- Giai đoạn 2: Xử lí sơ bộ

 Phế liệu được loại bỏ tạp chất kết dính (như nhựa, dầu mỡ,…) và sau đó có thể được cắt nhỏ, sấy khô để thu được nguyên liệu thô.

- Giai đoạn 3: Phối trộn phế liệu

 Nguyên liệu được phối trộn theo một tỉ lệ nhất định để đảm bảo thành phần chính xác của hợp kim trong sản phẩm cuối cùng.

- Giai đoạn 4: Nấu chảy

 Phế liệu được nấu chảy trong những lò nung thích hợp, tùy theo thành phần, hàm lượng kim loại trong phế liệu cũng như điều kiện chế tạo của hợp kim trong phế liệu.

- Giai đoạn 5: Tinh chế

 Sau khi nấu chảy, phế liệu lỏng được loại bỏ tạp chất hoặc thêm phụ gia nhằm thu được kim loại hoặc hợp kim có thành phần mong muốn.

- Giai đoạn 6: Đúc

 Kim loại hoặc hợp kim nóng chảy được đúc thành các sản phẩm ở dạng thỏi, dạng tấm, dạng phôi,…

Tìm hiểu quy trình tái chế một số kim loại phổ biến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, thực hiện nhiệm vụ: Kể tên một số phế liệu có thể sử dụng để tái chế nhôm, sắt và đồng?

- GV yêu cầu HS tìm hiểu và trình bày lại quy trình tái chế nhôm, sắt, đồng trong SGK trang 20.

- GV cho HS thảo luận và trả lời CH2 SGK trang 20:

 So sánh một số ưu điểm nổi bật của sản xuất nhôm thứ cấp (tái chế từ phế liệu) so với sản xuất nhôm sơ cấp (sản xuất từ quặng bauxite).

- GV giới thiệu thêm cho HS về biểu tượng Mobius Loop: Biểu tượng được sử dụng trong bao bì sản phẩm làm bằng các vật liệu như kim loại, nhựa, thủy tinh, giấy và các tông, gỗ, dệt may, vật liệu tổng hợp (giấy và kim loại, giấy và nhựa, thủy tinh và nhựa).

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận nhóm, đọc SGK, trình bày quy trình tái chế nhôm, sắt và đồng, trả lời CH2 trang 20.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm kể tên một số phế liệu có thể sử dụng để tái chế nhôm, sắt và đồng:

+ Nhôm: vỏ lon, khung cửa sổ, đồ gia dụng (xoong, mâm,…)

 

 

+ Sắt: sắt xây dựng, khung xe, đinh sắt, dây sắt,…

 

 

+ Đồng: đồ điện, chi tiết máy,…

 

 

- GV mời 3 HS lần lượt trình bày quy trình tái chế nhôm, sắt và đồng.

- GV mời 1 – 2 HS trả lời CH2 SGK trang 20:

 Ưu điểm của tái chế nhôm: tiết kiệm năng lượng đến 95%, tiết kiệm tài nguyên (quặng bauxite, cryolite, than, xút, nước,…), giảm phát thải khí nhà kính, giảm chất thải rắn.

- Các HS khác lắng nghe để nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về quy trình tái chế một số kim loại phổ biến.

2. Quy trình tái chế một số kim loại phổ biến

a) Tái chế nhôm

- Nấu chảy: Nấu chảy phế liệu nhôm ở nhiệt độ cao (750oC) với một số muối để hạn chế sự oxi hóa của nhôm lỏng bởi oxygen trong không khí.

- Tinh chế: Phế liệu nhôm nóng chảy được sục khí chlorine, argon, nitrogen nhằm loại bỏ các tạp chất như calcium và magnesium. Một số kim loại được thêm vào giai đoạn này nhằm thu được các hợp kim có thành phần mong muốn.   

b) Tái chế sắt

- Nấu chảy: Nấu chảy thép phế liệu trong lò điện ở nhiệt độ cao (1600oC) và sục khí oxygen để loại bỏ carbon và các tạp chất dễ cháy.

- Tinh chế: Vôi được thêm vào phế liệu thép lỏng nhằm loại bỏ tạp chất dưới dạng xỉ. Một số thành phần như carbon, manganese, silicon,… được bổ sung với lượng phù hợp để thép thành phẩm đạt các yêu cầu kĩ thuật.

c) Tái chế đồng

- Nấu chảy: Đồng phế liệu được nung chảy ở nhiệt độ cao (1 100oC) trong lò nung thích hợp.

- Tinh chế: Phế liệu đồng nóng chảy được loại bỏ oxygen trong tạp chất oxide bằng khí thiên nhiên để thu được đồng tinh khiết hơn.

Tinh chế đồng bằng phương pháp điện phân để thu được đồng có độ tinh khiết cao.

Hoạt động 3: Tìm hiểu tác động đến môi trường của quy trình tái chế kim loại thủ công

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được tác động đến môi trường của quy trình tái chế thủ công.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và báo cáo.
  3. Sản phẩm học tập: Tác động đến môi trường của quy trình tái chế kim loại thủ công.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chiếu video về ô nhiễm môi trường ở làng tái chế nhôm (0.00s – 2.45s) và video về ô nhiễm môi trường từ hoạt động thu mua tái chế phế liệu (0.30s - 2.10s).  

- GV yêu cầu HS xem video và kết hợp với tìm hiểu nội dung kiến thức mục III SGK trang 21 để trình bày tác động đến môi trường của quy trình tái chế kim loại thủ công.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS xem video, đọc SGK và trình bày tác động đến môi trường của quy trình tái chế kim loại thủ công.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trình bày tác động đến môi trường của quy trình tái chế kim loại thủ công.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, chuẩn kiến thức về tác động đến môi trường của quy trình tái chế kim loại thủ công.  

III. Tác động đến môi trường của quy trình tái chế kim loại thủ công

1. Ô nhiễm không khí

 Thành phần khí thải của quy trình tái chế thủ công chủ yếu là bụi, bụi mịn; oxide của kim loại; oxide của carbon, nitrogen, sulfur; hơi acid; hợp chất hữu cơ dễ bay hơi;….

 

2. Ô nhiễm nguồn nước

 Thành phần nước thải của quy trình tái chế thủ công chứa nhiều chất như hóa chất tẩy rửa, dầu mỡ, ion kim loại nặng,…

 

3. Ô nhiễm môi trường đất

 Quy trình tái chế thủ công phát thải một lượng lớn chất thải rắn ra môi trường như tạp chất từ giai đoạn xử lí sơ bộ, xỉ thải,…gây ô nhiễm môi trường đất.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi trong phiếu bài tập.
  3. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời cho các câu hỏi trong phiếu bài tập của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV phát phiếu bài tập cho HS:

PHIẾU BÀI TẬP

Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1. Chọn phát biểu sai về ý nghĩa của tái chế kim loại?

A. Quá trình tái chế kim lọai giảm thiểu sử dụng đất để chôn lấp phế liệu.

B. Kim loại thu được ở cuối các quy trình tái chế hiện đại không có chất lượng tương đương kim loại sản xuất từ quặng.

C. Tái chế kim loại là giải pháp phát triển bền vững, đem lại lợi ích lâu dài cho các thế hệ hiện tại và tương lai.

D. Ngành công nghiệp tái chế kim loại mang lại cơ hội việc làm cho hàng triệu lao động.

Câu 2. Trong quy trình chung về tái chế kim loại, sau khi thu gom, phân loại phế liệu thì cần phải làm gì tiếp theo?

A. Phối trộn phế liệu.

B. Tinh chế.

C. Nấu chảy.

D. Xử lí sơ bộ.

Câu 3. Trong quy trình chung về tái chế kim loại, sau khi nấu chảy, phế liệu lỏng được loại bỏ tạp chất hoặc thêm phụ gia để làm gì?

A. Để thu được kim loại hoặc hợp kim có thành phần mong muốn.

B. Để đảm bảo thành phần chính xác của hợp kim trong sản phẩm cuối cùng.

C. Để loại bỏ carbon và các tạp chất dễ cháy.

D. Để loại bỏ tạp chất dưới dạng xỉ.

Câu 4. Ở giai đoạn nấu chảy trong quy trình tái chế thép, thép phế liệu thường được nấu chảy trong lò điện ở nhiệt độ cao khoảng

A. 1100 oC.

B. 750 oC.

C. 1600 oC.

D. 500 oC.

Câu 5. Quy trình tái chế kim loại thủ công gây ảnh hưởng như thế nào đến môi trường đất?

A. Thải ra oxide của kim loại, oxide của carbon gây ô nhiễm môi trường đất.

B. Phát thải một lượng lớn chất thải rắn ra môi trường như tạp chất từ giai đoạn xử lí sơ bộ, xỉ thải,… gây ô nhiễm môi trường đất.

C. Thành phần thải chứa nhiều chất như hóa chất tẩy rửa, dầu mỡ, ion kim loại nặng.

D. Thành phần thải chủ yếu là nitrogen, sulfur, hơi acid, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi,…

Câu 6. Trong giai đoạn tinh chế của quá trình tái chế đồng, phế liệu đồng nóng chảy được làm gì để thu được đồng tinh khiết hơn?

A. Được loại bỏ oxygen trong tạp chất oxide bằng khí thiên nhiên.

B. Được nung chảy ở nhiệt độ cao trong lò nung thích hợp.

C. Được thêm vôi nhằm loại bỏ tạp chất dưới dạng xỉ.

D. Được sục khí oxygen để loại bỏ carbon và tạp chất dễ cháy.

Câu 7. Trong quá trình tái chế nhôm, phế liệu nhôm được làm gì nhằm hạn chế sự oxi hóa của nhôm lỏng bởi oxygen trong không khí?

A. Phế liệu nhôm được nấu chảy ở nhiệt độ cao và được thêm vôi.

B. Phế liệu nhôm được sục khí oxygen để loại bỏ carbon và tạp chất dễ cháy.

C. Phế liệu nhôm nóng chảy được sục khí chlorine, argon, nitrogen.

D. Phế liệu nhôm được nấu chảy ở nhiệt độ cao cùng với một số muối như NaCl.

Câu 8. Cho các giai đoạn quy trình chung về tái chế kim loại:

(1) Phối trộn phế liệu.

(2) Tinh chế.

(3) Xử lí sơ bộ.

(4) Đúc.

(5) Nấu chảy.

(6). Thu gom, phân loại phế liệu.

Sắp xếp thứ tự các giai đoạn trên theo quy trình chung đúng về tái chế kim loại là

A. (6), (1), (3), (5), (2), (4).  

B. (6), (1), (3), (2), (5), (4).  

C. (6), (3), (1), (5), (2), (4).  

D. (6), (3), (1), (2), (5), (4).  

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

- Mỗi một câu GV mời một HS trình bày đáp án:

1. B

2. D

3. A

4. C

5. B

6. A

7. D

8. C

- Các HS khác chú ý lắng nghe, đối chiếu đáp án để nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các HS làm nhanh và chính xác.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học, liên hệ thực tế để thực hiện bài tập vận dụng.
  3. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn để HS tìm hiểu ảnh hưởng của quy trình tái chế kim loại thủ công đối với môi trường và sức khỏe con người.
  4. Sản phẩm học tập: Đánh giá của HS về ảnh hưởng của quy trình tái chế kim loại thủ công ở một số cơ sở tái chế đối với môi trường và sức khỏe.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ: 

 Tìm hiểu ảnh hưởng của quy trình tái chế kim loại thủ công đối với môi trường và sức khỏe người dân ở một số làng nghề tái chế.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận nhóm, nghiên cứu thực hiện bài tập vận dụng.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm báo cáo kết quả thảo luận:

+ Quy trình thủ công tạo ra lượng lớn khí thải từ quá trình đốt cháy nhiên liệu, nấu chảy, phân hủy các hợp chất hữu cơ (sơn, nhựa,…).

+ Các chất thải rắn không được xử lí, phát tán ra môi trường, gây ô nhiễm đất đai.

+ Sử dụng nhiều nước để làm sạch phế liệu, làm mát các sản phẩm đúc, gây ô nhiễm nguồn nước.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn nhóm trả lời tốt.

 

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 5: Công nghiệp silicate.

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

, , , , , , ,

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Giáo án chuyên đề Hóa học 12 kết nối tri thức 2024 (file word)

BỘ GIÁO ÁN WORD BIÊN SOẠN:

  • Đầy đủ các bài học trong chương trình học mới
  • Khung soạn giáo án theo mẫu công văn mới nhất
  • Giáo án thiết kế nhiều hoạt động, bài tập hấp dẫn thú vị 
  • File tải về chuẩn font chữ, không lỗi chính tả giáo viên tùy ý chỉnh sửa thêm

THỜI ĐIỂM GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • 15/07 bàn giao 1/2 học kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 700k - Đặt bây giờ: 500k

Đặc biệt: 

  • Trọn bộ word + PPT: 1300k  - Đặt bây giờ: 1000k
  • Khi đặt, tặng miễn phí các tài liệu hỗ trợ giảng dạy : bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

=> Lưu ý: Đây bây giờ, chỉ gửi trước 50% (450k) đến lúc nhận đủ học kì 1 gửi số còn lại

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án chuyên đề Hóa học 12 kết nối tri, soạn giáo án sách chuyên đề Hóa học 12 kết nối tri, giáo án chuyên đề học tập lớp 12 sách mới chương trình 2023-2024

Giáo án lớp 12


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay