Giáo án ngữ văn 12 cánh diều 2024 (file word)

Tải giáo án ngữ văn 12 bộ sách mới cánh diều mới nhất. Giáo án word, font chữ Time New Roman, tải về chỉnh sửa được. Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận chuẩn theo mẫu công văn 5512 mới sẽ giúp giáo viên dễ dàng triển khai các hoạt động giảng dạy. Mời thầy cô tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

BÀI 1: TRUYỆN TRUYỀN KÌ VÀ TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI 

Môn: Ngữ văn 12 – Lớp:

Số tiết: 12 tiết

  1. MỤC TIÊU CHUNG BÀI 1

  • Phân tích và đánh giá được sự phù hợp của người kể chuyện, điểm nhìn trong việc thể hiện chủ đề của văn bản, nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện truyền kì (đề tài, nhân vật, ngôn ngữ, yếu tố kì ảo) trong sự so sánh với truyện cổ dân gian. Nhận biết được giá trị nhận thức, giáo dục thẩm mỹ trong một số tác phẩm văn học cụ thể.

  • Phân biệt và biết cách sử dụng ngôn ngữ trang trọng, ngôn ngữ thân mật trong giao tiếp.

  • Viết được bào nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện.

  • Biết thuyết trình so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện.

  • Có ý thức về bổn phận và trách nhiệm của người công dân; biết cảm thông, tôn trọng, bảo vệ những chủ thể yếu thế trong cuộc sống.

  1. KIẾN THỨC NGỮ VĂN

a. Mục tiêu: Nắm được những kiến thức cơ bản về truyện truyền kì, mối quan hệ giữa truyện truyền kì và truyện cổ dân gian.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến truyện truyền kì, mối quan hệ giữa truyện truyền kì và truyện cổ dân gian.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến truyện truyền kì, mối quan hệ giữa truyện truyền kì và truyện cổ dân gian.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Truyện truyền kì và mối quan hệ giữa truyện truyền kì với truyện cổ dân gian. 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

  • GV đặt câu hỏi cho HS:

+ Trình bày hiểu biết của em về truyền kì cũng như mối quan hệ giữa truyện truyền kì và truyện cổ dân gian?

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • HS thảo luận để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời một vài HS lên bảng trình bày, yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ của văn học. 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

  • GV đặt câu hỏi cho HS:

+ Trình bày vai trò của văn học trên các khía cạnh nhận thức, thẩm mỹ và giáo dục?

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • HS thảo luận để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời đại diện HS lên bảng trình bày, yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 3: Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

  • GV đặt câu hỏi cho HS:

+ Trình bày khái niệm về ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật?

+ Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật có thể kết hợp cùng nhau không?

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • HS thảo luận để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời 1 vài HS lên bảng trình bày, yêu cầu HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Tìm hiểu chung

  2. Truyện truyền kì

  • Khái niệm:

Truyện truyền kì là một thể loại tự sự của văn học trung đại, tiếp thu từ văn học Trung Quốc. Tuy là văn học viết nhưng tuyện truyền kì dựa trên truyền thống tự sự dân gian.

  • Đặc điểm:

+ Thường bắt gặp trong truyện truyền kì mô tip người hóa thần, người chết sống lại….

+ Nhân vật có sự tương giao giữa thần và người, cõi sống và cõi chết.

+ Truyện truyền kì thường dùng cái “kì” để nói cái “thực”.

+ Tác phẩm truyện truyền kì viết về những câu chuyện xảy ra trong quá khứ thường mượn “xưa” để nói “nay”. 

+ Yếu tố kì ảo trong truyện truyện kì vừa khiến câu chuyện thêm hấp dẫn, thú vị vừa kín đáo phản ảnh hiện thực và bộc lộ thái độ của người viết.

+ Truyện thường có lời bình mang hàm ý khuyên răn hoặc nêu lên một bài học cuộc sống.

  1. Mối quan hệ giữa truyện truyền kì với truyện cổ dân gian.

+ Truyện truyền kì và truyện cổ dân gian cùng có chung mô hình về thế giới: sự song song tồn tại có tác động qua lại của thế giới (cõi trần) và thần tiên, ma quỷ (thiên đình, cõi âm). 

+ Truyện truyện kì là thể loại văn học viết, nơi mà vai trò của cá tính sáng tạo đã hiện diện. Vì thế các tác giả truyện truyền kì không chỉ tiếp thu những mô típ kì ảo của truyện cổ dân gian mà còn cải biến một cách sáng tạo những mô típ này để gửi gắm tâm sự cách nhìn riêng độc đáo về đời sống.

  1. Giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ của văn học. 

  • Văn học giúp người đọc hiểu về đời sống hiện thực khách quan, hiểu người khác và hiểu chính mình từ đó góp phần hình thành hoặc làm biến đổi một cách tự nhiên giá trị, chuẩn mực đạo đức của người đọc.

  •  Bên cạnh đó thông qua quá trình tiếp xúc của người đọc với thế giới hình tượng, tác phẩm văn học đem lại khoái cảm về cái đẹp.

  • Giá trị nhận thức – giáo dục – thẩm mỹ đan bện với nhau và được tiếp nhận đồng thời trong quá trình người đọc tiếp xúc với tác phẩm. 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật.

  • Ngôn ngữ trang trọng là ngôn ngữ thường được sử dụng trong các giao tiếp liên quan đến công việc chung như thuyết trình, giảng dạy, trao đổi ý kiến trong cuộc họp, phát biểu ý kiến trong lớp học…. hoặc viết báo cáo, đơn từ, làm bài, viết bài nghiên cứu… Ngôn ngữ trang trọng được gọt giũa cẩn thận. Từ ngữ và kiêu câu trong ngôn ngữ trang trọng phải bảo đảm chuẩn mực về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách

+ Ngôn ngữ trang trọng thường được ưu tiên sử dụng từ ngữ toàn dân với nghĩa chính thống và lịch sự, không sử dụng tiếng lóng và từ thông tục, ít sử dụng câu đặc biệt hay câu rút gọn.

  • Ngôn ngữ thân mật là kiểu ngôn ngữ thường được sử dụng trong phạm vi các giao tiếp hàng ngày như trò chuyện với bạn bè, người thân hoặc viết tin nhắn, viết thư cho bạn bè, người thân, viết nhật kí cá nhân… Ngôn ngữ thân mật thường sử dụng các từ ngữ có sắc thái gần gũi, dân dã phù hợp với mối quan hệ giữa các đối tượng giao tiếp.

+ Kiểu câu sử dụng trong ngôn ngữ thân mật đa dạng bao gồm câu đặc biệt, câu rút gọn….

  • Trong thực tế có thể sử dụng kết hợp cả ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật. ngôn ngữ trang trọng đảm bảo tính lịch sư, quy thức của cuộc giao tiếp còn ngôn ngữ thân mật gia tăng tính tình cảm, xóa bỏ hoặc thu gọn khoảng cách giữa các đối tượng giao tiếp. 

 

 

 

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT    : VĂN BẢN 1: CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN 

( Trích Truyền kì mạn lục)

  1. MỤC TIÊU

  2. Kiến thức

  • HS nhận biết được đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. Từ đó hình thành, rèn luyện năng lực đọc hiểu một câu chuyện có yếu tố kì ảo.

  • HS có hiểu biết về Thánh Tản Viên trong truyền thuyết và trong đời sống văn hóa của người Việt.

  • HS trân trọng những con người dũng cảm dám đứng lên bênh vực chính nghĩa.

  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, trao đổi giữa các cá nhân, các nhóm.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

  • Năng lực hợp tác phân tích, cảm nhận về thành tựu nội dung và nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

  • Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất

  • Trân trọng và biết đứng về phía cái thiện, chính nghĩa.

II.  THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Chuẩn bị của giáo viên

  • Giáo án.

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi.

  • Tranh ảnh về nhà văn, tác phẩm.

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp.

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà.

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi, bảng nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

  2. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  3. KHỞI ĐỘNG

  4.  Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

  5. Nội dung: GV đặt câu hỏi cho HS.

  6.  Sản phẩm: Câu trả lời của HS và đáp án về chia sẻ cá nhân. 

  7. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV đặt câu hỏi: Trong chương trình THCS em đã học tác phẩm nào trích từ Truyện kì mạn lục? Trình bày một số hiểu biết sơ lược của mình về phẩm Truyện kì mạn lục?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV gợi ý: Trong chương trình THCS em đã học tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương trích Truyện kì mạn lục của tác giả Nguyễn Dữ. Đây là một tác phẩm rất nổi tiếng của ông và ghi chép lại những câu chuyện tản mạn trong dân gian có sự kết hợp của yếu tố kì ảo.

GV dẫn dắt vào bài: Nguyễn Dữ là nhà văn nổi tiếng với cảm quan hiện thực đầy tinh tế về cuộc sống cùng sự nhạy bén trong việc sử dụng ngôn từ. Không chỉ vậy, ông còn là một nhà văn với tinh thần nhân đạo sâu sắc, mới mẻ. Điều này đã được thể hiện thông qua tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”. Trong bài học ngày hôm 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

, , , , , , ,

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Giáo án ngữ văn 12 cánh diều 2024 (file word)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 12 cd, giáo án Toán 12 cánh diều, GA lớp 12 cánh diều môn ngữ văn, giáo án môn ngữ văn 12 Cánh diều

Giáo án lớp 12


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay