Tải giáo án chuyên đề Vật lí 12 cánh diều 2024 (file word) mới nhất. Giáo án chuyên đề biên soạn chi tiết cẩn thận bám sát nội dung các chuyên đề bài học trong sách chuyên đề học tập chương trình lớp 12. Tài liệu biên soạn dưới dạng File word, font chữ Time New Roman, tải về chỉnh sửa được. Mời thầy cô tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực vật lí:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu: Mặt Trời là một quả cầu lửa khổng lồ nóng sáng với nhiệt độ bề mặt khoảng 60000C và ở cách chúng ta khoảng 1,5 triệu kilomet. Tuy Mặt Trời ở xa như vậy, nhưng nhờ nghiên cứu quang phổ của Mặt Trời mà người ta biết thành phần cấu tạo của nó.
- GV nêu câu hỏi: Quang phổ là gì? Có những loại quang phổ nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, dự đoán, đưa ra các câu hỏi và câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- Sau khi HS trao đổi, phát biểu ý kiến, GV nhận xét vào nội dung bài học: Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 2: Quang phổ vạch của nguyên tử.
Hoạt động 1. Tìm hiểu về quang phổ phát xạ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về khái niệm quang phổ phát xạ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh minh họa ánh sáng trắng tán sắc qua lăng kính (hình 2.1) cho HS quan sát.
- GV giới thiệu: Khi ánh sáng trắng tán sắc qua lăng kính, ta quan sát được một vùng sáng gồm nhiều dải màu từ đỏ đến tím. Ta gọi vùng sáng đó là quang phổ của ánh sáng trắng. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, nghiên cứu SGK và nêu khái niệm quang phổ phát xạ và phân loại quang phổ phát xạ. - GV yêu cầu HS đọc nội dung Bạn có biết (SGK – tr58) để tìm hiểu về dụng cụ cách tử nhiễu xạ. - GV kết luận về khái niệm quang phổ phát xạ và phân loại quang phổ phát xạ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK sau đó trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về nội dung Quang phổ phát xạ. - GV chuyển sang nội dung Quang phổ liên tục. |
I. QUANG PHỔ PHÁT XẠ - Các chất rắn, lỏng, khí được nung nóng đến nhiệt độ cao, đều phát ra ánh sáng. Quang phổ của ánh sáng do các chất đó phát ra được gọi là quang phổ phát xạ của chúng. - Quang phổ phát xạ của các chất khác nhau bao gồm quang phổ liên tục và quang phổ vạch phát xạ.
|
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về quang phổ liên tục Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh quang phổ liên tục của ánh sáng nhìn thấy (hình 2.2) cho HS quan sát.
- GV giới thiệu: Quang phổ gồm nhiều dải màu từ đỏ đến tím, nối liền nhau một cách liên tục, được gọi là quang phổ liên tục. - GV đặt câu hỏi: Khi nào các chất phát ra quang phổ liên tục? - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời nội dung Câu hỏi 1 (SGK – tr59) Dựa vào đặc điểm nào của quang phổ liên tục có thể xác định nhiệt độ của vật nóng ở rất xa. - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về nội dung quang phổ liên tục. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK sau đó trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận: *Trả lời Câu hỏi 1 (SGK – tr59) Dựa vào đặc điểm quang phổ liên tục không phụ thuộc bản chất của vật phát sáng mà chỉ phụ thuộc nhiệt độ của vật. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về nội dung Quang phổ liên tục. - GV chuyển sang nội dung Quang phổ vạch phát xạ. |
1. Quang phổ liên tục - Quang phổ gồm nhiều dải màu từ đỏ đến tím, nối liền nhau một cách liên tục, được gọi là quang phổ liên tục. - Các chất rắn, chất lỏng và những chất khí ở áp suất lớn khi bị nung nóng đều phát ra quang phổ liên tục. - Quang phổ liên tục không phụ thuộc bản chất của vật phát sáng mà chỉ phụ thuộc nhiệt độ của vật.
|
Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu về quang phổ vạch phát xạ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và nêu khái niệm về quang phổ vạch phát xạ. - GV đặt câu hỏi: Các chất nào có thể phát ra quang phổ vạch phát xạ? Khi nào các chất phát ra quang phổ vạch phát xạ? - GV chiếu hình ảnh quang phổ vạch phát xạ của hydrogen (hình 2.3) cho HS quan sát và giới thiệu về vùng ánh sáng nhìn thấy có bốn vạch đặc trưng.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời nội dung Câu hỏi 2 (SGK – tr59) Hãy ước lượng bước sóng của vạch đỏ, vạch lam, vạch chàm và vạch tím trong quang phổ vạch phát xạ của hydrogen. - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về nội dung quang phổ vạch phát xạ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK sau đó trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận: *Trả lời Câu hỏi 2 (SGK – tr59) + Bước sóng vạch đỏ: ~655 nm. + Bước sóng vạch lam: ~485 nm. + Bước sóng vạch chàm: ~435 nm. + Bước sóng vạch tím: ~402 nm. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về nội dung Quang phổ vạch phát xạ. - GV chuyển sang nội dung Quang phổ vạch hấp thụ. |
2. Quang phổ vạch phát xạ - Quang phổ gồm các vạch màu riêng lẻ, ngăn cách nhau bằng những khoảng tối, được gọi là quang phổ vạch phát xạ. - Quang phổ vạch phát xạ do chất khí hoặc hơi kim loại ở áp suất thấp phát ra, khi bị kích thích bằng nhiệt hay bằng điện. - Mỗi nguyên tố hoá học khi bị kích thích, phát ra các bức xạ có bước sóng xác định và cho một quang phổ vạch phát xạ riêng, đặc trưng cho nguyên tố ấy. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về quang phổ vạch hấp thụ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt vấn đề: Khi ánh sáng trắng truyền qua chất khí có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của nguồn sáng, một số bức xạ sẽ bị hấp thụ. Kết quả là trong quang phổ liên tục của ánh sáng trắng có các vạch tối xen kẽ. - GV chiếu hình ảnh quang phổ vạch phát xạ và quang phổ vạch hấp thụ của natri (hình 2.4) cho HS quan sát.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung Ví dụ (SGK – tr60) để tìm hiểu về cách để thu được quang phổ vạch phát xạ và quang phổ vạch hấp thụ của natri. - GV yêu cầu HS đọc nội dung Bạn có biết (SGK – tr60) để tìm hiểu về máy quang phổ (hình 2.5).
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và đặt câu hỏi: + Nêu khái niệm quang phổ vạch hấp thụ của chất khí (hay hơi kim loại). + Điều kiện để thu được quang phổ vạch hấp thụ là gì? - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời nội dung Câu hỏi 3 (SGK – tr60) Tại sao có thể nói quang phổ của ánh sáng mặt trời mà ta thu được trên Trái Đất là quang phổ hấp thụ? - GV giới thiệu: Quang phổ vạch hấp thụ của mỗi nguyên tố đặc trưng cho nguyên tố đó, nên có thể căn cứ vào quang phổ vạch hấp thụ để nhận biết sự có mặt của nguyên tố đó trong các hỗn hợp hay hợp chất. - GV kết luận về nội dung quang phổ vạch hấp thụ. - Để củng cố kiến thức vừa học, GV yêu cầu HS hoàn thành nội dung Luyện tập 1 (SGK – tr61) Lập bảng so sánh tính chất của quang phổ vạch phát xạ và quang phổ vạch hấp thụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận: *Trả lời Câu hỏi 3 (SGK – tr54) Quang phổ của ánh sáng mặt trời mà ta thu được trên Trái Đất được gọi là quang phổ hấp thụ vì trong quá trình đi qua khí quyển Trái Đất, ánh sáng mặt trời tương tác với các hợp chất hóa học trong khí quyển và bị hấp thụ. *Trả lời Luyện tập 1 (SGK – tr54)
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về nội dung Quang phổ vạch hấp thụ.. - GV chuyển sang nội dung Giải thích sự tạo thành vạch quang phổ.
|
II. QUANG PHỔ VẠCH HẤP THỤ - Khi ánh sáng trắng truyền qua chất khí có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của nguồn sáng, một số bức xạ sẽ bị hấp thụ. - Quang phổ liên tục thiếu một số vạch màu di bị chất khí (hay hơi kim loại) hấp thụ được gọi là quang phổ vạch hấp thụ của khí (hay hơi) đó. - Điều kiện để thu được quang phổ vạch hấp thụ là nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải thấp hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra phổ liên tục. - Quang phổ vạch hấp thụ của mỗi nguyên tố đặc trưng cho nguyên tố đó. Vì vậy, cũng có thể căn cứ vào quang phổ vạch hấp thụ của một nguyên tố để nhận biết sự có mặt của nguyên tố đó trong các hỗn hợp hay hợp chất.
|
Hoạt động 3. Tìm hiểu về giải thích sự tạo thành vạch quang phổ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu các mức năng lượng của nguyên tử Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nhắc lại: Mỗi photon ứng với ánh sáng có bước sóng λ và tần số f có năng lượng: ε = hf hoặc - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và nêu khái niệm trạng thái dừng của nguyên tử. - GV chiếu hình ảnh sơ đồ một số mức năng lượng được phép của electron trong nguyên tử hydrogen (hình 2.6) cho HS quan sát.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và nghiên cứu về các mức năng lượng được phép của electron trong nguyên tử hydrogen. - GV yêu cầu HS trả lời nội dung Câu hỏi 4 (SGK – tr61) Các nguyên tử của một nguyên tố nhất định chỉ có thể phát ra hoặc hấp thụ ánh sáng có bước sóng nhất định. Các nguyên tố khác nhau phát ra và hấp thụ các bức xạ có bước sóng khác nhau. Vì sao lại như vậy? - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về nội dung các mức năng lượng của nguyên tử. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời nội dung thảo luận *Trả lời Câu hỏi 4 (SGK – tr61) Do mỗi nguyên tử có các mức năng lượng điện tử khác nhau, ứng với việc các electron trong nguyên tử được phân bố vào các vùng hoặc cấu hình khác nhau trong hệ thống electron của nguyên tử đó. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về nội dung Các mức năng lượng của nguyên tử. - GV chuyển sang nội dung Giải thích sự tạo thành vạch quang phổ. |
III. GIẢI THÍCH SỰ TẠO THÀNH VẠCH QUANG PHỔ 1. Các mức năng lượng của nguyên tử - Nguyên tử chỉ tồn tại ở một số trạng thái có năng lượng xác định En, gọi là các trạng thái dừng. Khi ở trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ. - Một electron trong nguyên tử hydrogen chỉ có thể có một trong các giá trị năng lượng nhất định. Nó không thể có năng lượng nằm giữa các mức năng lượng được phép. Năng lượng có giá trị âm cho thấy electron bị giữ lại bên trong nguyên tử bởi lực hút của hạt nhân nguyên tử. Khi có năng lượng bằng không, electron trở thành electron tự do. - Borh đã đưa ra các đề xuất về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử như sau: + Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En sang trạng thái dừng có năng lượng Em thấp hơn thì nguyên tử phát ra một photon có năng lượng đúng bằng En – Em En – Em = hf + Ngược lại, nếu nguyên tử đang ở trạng thái dừng có năng lượng Em mà hấp thụ được một photon có năng lượng đúng bằng En – Em thì nó chuyển sang trạng thái dừng có năng lượng En cao hơn. |
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu sự tạo thành vạch quang phổ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh sự chuyển mức năng lượng khi nguyên tử phát xạ và hấp thụ photon (hình 2.7) cho HS quan sát.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, nghiên cứu SGK và trả lời nội dung Câu hỏi 5 (SGK – tr62) Vì sao nguyên tử có thể phát xạ quang phổ vạch? - Sau khi HS trả lời, GV giải thích về sự tạo thành quang phổ vạch. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời nội dung thảo luận *Trả lời Câu hỏi 5 (SGK – tr62) Do electron của nguyên tử chuyển từ mức năng lượng cao xuống mức năng lượng thấp hơn, nó phát ra một photon với năng lượng bằng hiệu năng lượng giữa hai mức năng lượng. Mỗi photon có một năng lượng xác định ứng với một ánh sáng có bước sóng xác định, do đó, nguyên tử có thể phát xạ quang phổ vạch. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về nội dung Giải thích sự tạo thành vạch quang phổ. - GV chuyển sang nội dung Ví dụ vận dụng công thức chuyển mức năng lượng. |
2. Giải thích sự tạo thành vạch quang phổ - Mỗi photon có năng lượng xác định ứng với một ánh sáng có bước sóng xác định, do đó, nguyên tử có thể phát xạ quang phổ vạch. - Với ánh sáng trắng bao gồm các photon có năng lượng khác nhau, nguyên tử sẽ hấp thụ photon có năng lượng bằng hiệu năng lượng giữa mức cao và mức thấp để chuyển lên mức năng lượng cao. Do đó, trên nền quang phổ liên tục xuất hiện một vạch tối ứng với bức xạ có photon bị hấp thụ.
|
Hoạt động 4. Tìm hiểu ví dụ vận dụng công thức chuyển mức năng lượng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV phát phiếu học tập có in đề bài các câu hỏi ví dụ và yêu cầu HS không phụ thuộc vào lời giải trong SGK. - HS chú ý nghe GV hướng dẫn. Ví dụ 1 (SGK – tr62) Sử dụng số liệu ở Hình 2.6, tính năng lượng photon của bức xạ điện tử phát ra khi một electron chuyển từ mức có năng lượng là -0,54.10-18 J xuống mức năng lượng thấp nhất. Bức xạ điện từ này thuộc vùng nào của thang sóng điện từ? Ví dụ 2 (SGK - tr63) Electron trong nguyên tử hydrogen chuyển từ mức năng lượng -13,58 eV lên mức -0,38 eV khi hấp thụ một photon. Tính tần số của bức xạ bị hấp thụ. - Sau khi HS hoàn thành các Ví dụ, GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời nội dung Luyện tập 2 (SGK – tr63) Năng lượng cần thiết để bứt electron ở trạng thái ứng với mức năng lượng thấp nhất khỏi nguyên từ được gọi là năng lượng ion hoá. Năng lượng này có thể được cung cấp bởi năng lượng của photon ánh sáng thích hợp, đó là sự ion hoá bằng ánh sáng. Dùng thông tin từ Hình 2.6, trang 61 tính bước sóng của bức xạ cần thiết để ion hoá nguyên tử hydrogen. - Sau khi HS trả lời, GV tổng kết về nội dung ví dụ vận dụng công thức chuyển mức năng lượng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời nội dung ví dụ, luyện tập, - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời nội dung thảo luận. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về nội dung Ví dụ vận dụng công thức chuyển mức năng lượng. - GV chuyển sang nội dung Luyện tập. |
IV. VÍ DỤ VẬN DỤNG CÔNG THỨC CHUYỂN MỨC NĂNG LƯỢNG *Trả lời Ví dụ 1,2 (SGK – tr63) (Tham khảo lời giải trong SGK) *Trả lời Luyện tập 2 (SGK – tr63) Khi nguyên tử hidro hấp thụ một năng lượng 13,6 eV thì nó phát ra một photon có bước sóng ngắn nhất thỏa mãn công thức
=> |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm:
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
Câu 1 (THPTQG – 2023): Quang phổ liên tục
Câu 2: Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En sang trạng thái dừng có năng lượng Em thấp hơn thì nguyên tử phát ra một photon có năng lượng bằng
Câu 3: Chiếu ánh sáng mặt trời qua lăng kính, ta thu được chùm sáng có đặc điểm gì?
Câu 4: Quang phổ liên tục có đặc điểm nào sau đây?
Câu 5: Có các nguồn phát sáng sau:
- Những nguồn sau đây cho quang phổ liên tục:
Câu 6: Quang phổ gồm các vạch màu riêng lẻ, ngăn cách nhau bằng những khoảng tối được gọi là gì?
Câu 7: Máy quang phổ là dụng cụ dùng để
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế của bản thân về để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS lần lượt đưa ra đáp án cho các bài tập:
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
A |
B |
D |
C |
B |
A |
B |
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có).
Bước 4:
- GV đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập và chuyển sang nội dung vận dụng.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân và theo nhóm, hoàn thành nội dung Vận dụng (SGK – tr63)
Giải thích cấu trúc quang phổ vạch của nguyên tử hydrogen bằng các đề xuất của Borh.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ theo GV đã hướng dẫn.
- GV theo dõi, động viên, hỗ trợ HS trong quá trình thực hiện.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS nộp sản phẩm cho GV vào tiết học tiếp theo.
- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.
- GV tổng kết nội dung chính và hướng dẫn HS tự đánh giá sau bài học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Xem lại kiến thức đã học ở bài 2.
- Xem trước nội dung Bài 3: Lưỡng tính sóng hạt và vùng năng lượng.
.....
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giáo án chuyên đề Vật lí 12 cánh diều 2024, soạn giáo án sách chuyên đề Vật lí 12 cánh diều 2024,, giáo án chuyên đề học tập lớp 12 sách mới chương trình 2023-2024