Giáo án Sinh học 12 kết nối tri thức 2024 (file word)

Tải giáo án Sinh học 12 kết nối tri thức 2024 (file word) mới nhất. Giáo án word, font chữ Time New Roman, tải về chỉnh sửa được. Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận chuẩn theo mẫu công văn 5512 mới sẽ giúp giáo viên dễ dàng triển khai các hoạt động giảng dạy. Mời thầy cô tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG IV. DI TRUYỀN QUẦN THỂ

BÀI 18: DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phát biểu được khái niệm quần thể (từ góc độ di truyền học). Lấy được ví dụ minh họa.
  • Phát biểu được khái niệm di truyền quần thể.
  • Trình bày được các đặc trưng di truyền của quần thể (tần số của các allele, tần số của các kiểu gene).
  • Nêu được cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối: Mô tả được trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
  • Trình bày được định luật Hardy - Weinberg và điều kiện nghiệm đúng.
  • Phân tích được cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần.
  • Trình bày được ảnh hưởng của tự thụ phấn, giao phối gần, ngẫu phối phi phối tần số của các allele và thành phần kiểu gene của một quần thể.
  • Giải thích một số vấn đề thực tiễn: vấn đề hôn nhân gia đình; vấn đề cho cây tự thụ phấn, động vật giao phối gần giảm năng suất, chất lượng.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tchủ và tự học: thông qua các hoạt động học tập, HS rèn luyện khả năng làm việc độc lập với SGK, tự thu thập thông tin, xử lí thông tin và giải quyết các nhiệm vụ học tập, các câu hỏi GV yêu cầu.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác:thông qua các hoạt động học tập, HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, hợp tác trong nhóm, kĩ năng trình bày ý kiến trước tập thể.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:thông qua các hoạt động học tập, HS có thể đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề hôn nhân cận huyết, vấn đề thoái hóa giống trong sản xuất.

Năng lực sinh học:

  • Năng lực nhận thức sinh học:
    • Phát biểu được khái niệm quần thể (từ góc độ di truyền học). Lấy được ví dụ minh họa.
    • Phát biểu được khái niệm di truyền quần thể.
    • Trình bày được các đặc trưng di truyền của quần thể (tần số của các allele, tần số của các kiểu gene).
    • Nêu được cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối: Mô tả được trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
    • Trình bày được định luật Hardy - Weinberg và điều kiện nghiệm đúng.
    • Phân tích được cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần.
    • Trình bày được ảnh hưởng của tự thụ phấn, giao phối gần, ngẫu phối phi phối tần số của các allele và thành phần kiểu gene của một quần thể.
  • Năng lực tìm hiểu thế giới sống: HS hình thành được phương pháp quan sát, tìm hiểu thế giới sống.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: HS vận dụng các kiến thức đã học để giải thích một số vấn đề thực tiễn: vấn đề hôn nhân gia đình; vấn đề cho cây tự thụ phấn, động vật giao phối gần giảm năng suất, chất lượng.
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái: thông qua việc tìm hiểu về hôn nhân cận huyết và những hệ lụy, HS hình thành lòng yêu thương, sẻ chia với những đồng bào có hoàn cảnh đặc biệt.
  • Chăm chỉ: thông qua tìm hiểu kiến thức bài học, HS được rèn luyện tính chăm chỉ, cần cù, chịu khó.
  • Trách nhiệm: thông qua việc tìm hiểu hôn nhân cận huyết và những hệ lụy, HS hình thành và củng cố trách nhiệm của mình đối với vấn đề hôn nhân của bản thân, của những người thân trong gia đình và của những người trong cộng đồng, địa phương và trong xã hội.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Sinh học 12 - Kết nối tri thức.
  • Video về hệ lụy của hôn nhân cận huyết: https://youtu.be/RxJpj04RadE.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Phiếu học tập.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Sinh học 12 - Kết nối tri thức.
  • Nghiên cứu bài học trước giờ lên lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:
  • HS xác định được nhiệm vụ học tập.
  • HS có tâm thể sẵn sàng và mong muốn khám phá các kiến thức của bài học.
  1. Nội dung:GV đặt vấn đề; HS quan sát video và trả lời câu hỏi về vấn đề hôn nhân cận huyết.
  2. Sản phẩm học tập:
  • Câu trả lời của HS.
  • Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.
  1. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu video: “Hệ lụy của hôn nhân cận huyết”, yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi sau:

  • Đoạn video đề cập đến vấn đề gì? Ở đâu?
  • Những hậu quả nặng nề của vấn đề được đề cập trong đoạn video là gì?
  • Vì sao pháp luật Việt Nam lại cấm những người có họ hàng gần (trong vòng 3 đời) kết hôn với nhau?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video, vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS xung phong trả lời:

  • Đoạn video đề cấp đến vấn đề hôn nhân cận huyết thống ở tỉnh Lào Cai.
  • Hậu quả: đói nghèo, bệnh tật, tuổi thọ giảm, trẻ sinh ra chậm phát triển,…
  • Vì hôn nhân cận huyết gây nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội: tăng tỉ lệ bệnh tật di truyền, đói nghèo, tăng các tệ nạn xã hội,…

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt đáp án.

- GV dẫn dắt gợi mở cho HS: Vì sao kết hôn cận huyết lại gây ra những hậu quả nặng nề như vậy? Chúng ta cần làm gì để giải quyết vấn đề hôn nhân cận huyết? Vấn đề hôn nhân cận huyết chỉ là một trong số nhiều nội dung mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 18. Di truyền học quần thể.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về quần thể và các đặc trưng di truyền của quần thể

  1. Mục tiêu:
  • Phát biểu được khái niệm quần thể (từ góc độ di truyền học). Lấy được ví dụ minh họa.
  • Phát biểu được khái niệm di truyền quần thể.
  • Trình bày được các đặc trưng di truyền của quần thể (tần số của các allele, tần số của các kiểu gene).
  1. Nội dung: GV giao nhiệm vụ học tập; HS nghiên cứu, tìm hiểu nội dung mục I SGK trang 91 - 92 và thực hiện nhiệm vụ.
  2. Sản phẩm học tập: Quần thể và các đặc trưng di truyền quần thể.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Mục I.1. Quần thể

- GV tổ chức cho HS nghiên cứu mục I.1 trong SGK tr.91, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi sau:

(1) Quần thể là gì? Nêu hai ví dụ về quần thể.

(2) Vì sao các quần thể khác nhau lại có đặc trưng về di truyền khác nhau?

(3) Di truyền học quần thể là gì? Di truyền học quần thể nghiên cứu vấn đề gì?

Mục I.2. Các đặc trưng di truyền của quần thể

- GV chia lớp thành 4 - 6 nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu mục I.1 SGK tr.92,  thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1 (Đính kèm dưới hoạt động).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Mục I.1: HS thảo luận cặp đôi, nghiên cứu nội dung mục I.1 SGK tr.91 và trả lời câu hỏi.

- Mục I.2: HS thảo luận nhóm, nghiên cứu nội dung mục I.2 SGK tr.92 và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS xung phong trả lời câu hỏi nhiệm vụ 1.

(1) Cột DKSP.

(2) Trong quá trình tồn tại và phát triển, các quần thể cùng một loài chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện môi trường khác nhau, sống tương đối cách li nhau nên duy trì được sự khác biệt về các đặc trưng di truyền.

(3) Cột DKSP.

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày Phiếu học tập số 1 (Đính kèm dưới hoạt động).

- Các HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của các nhóm HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở.

- GV kết luận: Di truyền học quần thể nghiên cứu sự biến đổi về tần số allele và tần số kiểu gene qua các thế hệ.

- GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo.

I. Quần thể và các đặc trưng di truyền của quần thể

1. Quần thể

- Quần thể là một tập hợp các cá thể cùng loài, sống trong cùng khu vực địa lí, ở cùng một thời điểm, có khả năng giao phối với nhau tạo ra đời con hữu thụ.

Ví dụ:

 

Quần thể rừng thông ở Đà Lạt

 

Quần thể voi ở Tây Nguyên

- Di truyền học quần thể là một lĩnh vực của di truyền học, nghiên cứu về tần số các loại allele, tần số các kiểu gene cũng như những yếu tố tác động làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene trong quần thể qua các thế hệ.

2. Các đặc trưng di truyền của quần thể

- Vốn gene của quần thể (Phiếu học tập số 1 - Đính kèm dưới hoạt động).  

- Các đặc trưng di truyền của quần thể gồm:

+ Tần số allele: (Phiếu học tập số 1 - Đính kèm dưới hoạt động).  

+ Tần số kiểu gene: (Phiếu học tập số 1 - Đính kèm dưới hoạt động). 

 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm: …………………..

Hãy đọc nội dung mục 2. Các đặc trưng của quần thể, trang 92, SGK và thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Hãy cho biết vốn gene của quần thể là gì.

…………………………………………

Câu 2. Hãy tính tần số allele và tần số kiểu gene của quần thể có 300 cá thể AA; 400 cá thể Aa và 300 cá thể aa.

…………………………………………

Câu 3. Tính tần số allele của một quần thể gồm 20% số cá thể có kiểu gene AA, 40% số cá thể có kiểu gene Aa và 40% số cá thể có kiểu gene aa.

……………………………………….  

Câu 4. Từ kết quả câu 2 và câu 3, hãy phát biểu cách tính tần số của một allele và tần số của một kiểu gene trong quần thể.

………………………………………

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm: …………………..

Hãy đọc nội dung mục 2. Các đặc trưng của quần thể, trang 92, SGK và thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Hãy cho biết vốn gene của quần thể là gì.

- Vốn gene là tập hợp các loại allele của tất cả các gene trong mọi cá thể của một quần thể tại một thời điểm  xác định.

Câu 2. Hãy tính tần số allele và tần số kiểu gene của quần thể có 300 cá thể AA; 400 cá thể Aa và 300 cá thể aa.

Tổng số allele trong quần thể là 1000 × 2 = 2000 (allele).

Tần số allele A là [(300 × 2) + 400]/2000 = 0,5.

Tần số allele a là [(300 × 2) + 400]/2000 = 0,5.

Tần số kiểu gene BB là 300/1000 = 0,3.

Tần số kiểu gene Bb là 400/1000 = 0,4.

Tần số kiểu gene bb là 300/1000 = 0,3.

Câu 3. Tính tần số allele của một quần thể gồm 20% số cá thể có kiểu gene AA, 40% số cá thể có kiểu gene Aa và 40% số cá thể có kiểu gene aa.

Gọi số lượng cá thể có kiểu gene AA, Aa, aa lần lượt là x, y, z (cá thể) (x, y, z là các số tự nhiên).

Tần số allele A là  =  +  = 0,2 +   0,4 = 0,4.

Tần số allele a là  =  +  = 0,4 +   0,4 = 0,6.  

Câu 4. Từ kết quả câu 2 và câu 3, hãy phát biểu cách tính tần số của một allele và tần số của một kiểu gene trong quần thể.

- Tần số allele là tỉ số giữa số lượng một loại allele trên tổng số các loại allele của gene đó trong quần thể.

- Tần số kiểu gene là tỉ số giữa số lượng cá thể có cùng gene trên tổng số cá thể có trong quần thể.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về quần thể ngẫu phối và định luật Hardy - Weinberg

  1. Mục tiêu:
  • Nêu được cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối: mô tả được trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
  • Trình bày được định luật Hardy - Weinberg và điều kiện nghiệm đúng.
  1. Nội dung: GV giao nhiệm vụ học tập; HS nghiên cứu, tìm hiểu nội dung mục II, quan sát Bảng 18.1 SGK trang 92 - 93 và thực hiện nhiệm vụ.
  2. Sản phẩm học tập: Quần thể ngẫu phối và định luật Hardy - Weinberg.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 - 6 nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu mục II trang 92 - 93, quan sát Bảng 18.1, thảo luận và hoàn thành Phiếu học tập số 2 (Đính kèm dưới hoạt động).

- Để củng cố kiến thức, GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm tr.93 SGK:

1. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối có đặc điểm gì? Quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền phải thỏa mãn những điều kiện nào?

2. Một quần thể gồm toàn cá thể dị hợp tử có kiểu gene Aa. Quần thể này có đang ở trạng thái cân bằng Hardy - Weinberg không? Giải thích.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Nhóm HS nghiên cứu mục II SGK tr. 92 - 93, thảo luận thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV chọn ngẫu nhiên một nhóm trình bày kết quả Phiếu học tập số 2 (Đính kèm dưới hoạt động). Các nhóm khác thảo luận, nhận xét và góp ý.

- GV mời đại diện một số nhóm xung phong trả lời câu hỏi củng cố tr.93 SGK (Đính kèm dưới hoạt động).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét kết quả trả lời của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở.

- GV kết luận:

+ Quần thể giao phối ngẫu nhiên thường có độ đa dạng di truyền cao nên dễ thích nghi trước sự thay đổi của điều kiện môi trường.

+ Định luật Hardy - Weinberg cho biết nếu quần thể có kích thước lớn, ngẫu phối, các các thể có sức sống và khả năng sinh sản như nhau, không bị đột biến và quần thể được cách li với các quần thể khác thì tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể sẽ duy trì ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo.

II. Quần thể ngẫu phối và định luật Hardy - Weinberg

1. Quần thể ngẫu phối

- Quần thể ngẫu phối là quần thể có các cá thể giao phối với nhau một cách hoàn toàn ngẫu nhiên.

- Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối:

+ Thường rất đa dạng về mặt di truyền.

+ Tần số allele và tần số kiểu gene không thay đổi qua các thế hệ.

2. Định luật Hardy - Weinberg

- Nội dung: Tần số allele và tần số các kiểu gene của quần thể sẽ không thay đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác nếu quần thể là ngẫu phối, có kích thước lớn, đột biến không xảy ra, các cá thể có khả năng sinh sản như nhau và quần thể được cách li với các quần thể khác.

- Khi quần thể đạt cân bằng Hardy - Weinberg, cấu trúc di truyền của quần thể có dạng:

(p + q)2= p2 + 2pq + q2 = 1

Trong đó:

+ p: tần số allele A, q: tần số allele a (quần thể chỉ có hai loại allele p + q = 1).

+ p2: tần số kiểu gene AA;

+ 2pq: tần số kiểu gene Aa;

+ q2: tần số kiểu gene aa.

Ví dụ: Bảng 18.1 cho thấy một quần thể với gene A nằm trên NST thường, có pA = 0,4 và qa = 0,6, chỉ cần một lần ngẫu phối quần thể đã đạt được trạng thái cân bằng di truyền.

Bảng 18.1. Trạng thái cân bằng di truyền của một quần thể giả định sau một lần ngẫu phối

                ♂

p(A) = 0,4

q(a) = 0,6

p(A) = 0,4

AA

p2 = 0,16

Aa

pa = 0,24

q(a) = 0,6

Aa

pq = 0,24

aa

q2 = 0,36

- Ý nghĩa: Có thể sử dụng để ước tính tần số allele và tần số kiểu gene trong quần thể.

 

Hướng dẫn trả lời câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm tr.93 SGK:

1. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối có đặc điểm:

- Tần số allele và tần số kiểu gene không thay đổi qua các thế hệ.

- Khi đạt trạng thái cân bằng di truyền, cấu trúc di truyền có dạng:

(p + q)2= p2 + 2pq + q2 = 1

- Quần thể có độ đa dạng di truyền cao.

Điều kiện để quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền: Quần thể là ngẫu phối, có kích thước lớn, đột biến không xảy ra, các cá thể có khả năng sinh sản như nhau và quần thể được cách li với các quần thể khác.

2. Quần thể gồm tất cả các cá thể có kiểu gene Aa không đạt trạng thái cân bằng Hardy - Weinberg vì cấu trúc di truyền của quần thể không thỏa mãn công thức:

p2 + 2pq + q2

Cụ thể:

- Tần số allele A và a đều bằng 0,5.

- Nếu quần thể đạt cân bằng di truyền thì cấu trúc di truyền sẽ là:

0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhóm: ………………………..

Hãy đọc nội dung mục II. Quần thể ngẫu phối và định luật Hardy - Weinberg, trang 92 - 93 SGK và hoàn thành bài tập sau:

Ở một quần thể ngô (thụ phấn nhờ gió), xét một gene có 2 allele là A và a, tần số các allele ở thế hệ P như sau: pA = 0,6; qa =0,4.

1. Hãy xác định cấu trúc di truyền và tần số allele của quần thể này ở thế hệ F1 và thế hệ F2.

……………………………………………

2. Từ kết quả ở câu 1, hãy cho biết:

a) Quần thể ngô có phải là quần thể ngẫu phối hay không? Vì sao?

…………………………………….

b) Hãy nêu nhận xét về sự thay đổi tần số allele và tần số kiểu gene của quần thể qua các thế hệ F1 và F2.

…………………………………

c) Quần thể ngô ở thế hệ F1 và F2 có đạt trạng thái cân bằng di truyền (hay cân bằng Hardy - Weinberg) không? Vì sao?

………………………………………

d) Để các thế hệ tiếp theo của quần thể đạt trạng thái cân bằng Hardy - Weinberg thì cần có điều kiện gì?

…………………………………

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhóm: ………………………..

Hãy đọc nội dung mục II. Quần thể ngẫu phối và định luật Hardy - Weinberg, trang 92 - 93 SGK và hoàn thành bài tập sau:

Ở một quần thể ngô (thụ phấn nhờ gió), xét một gene có 2 allele là A và a, tần số các allele ở thế hệ P như sau: pA = 0,6; qa =0,4.

1. Hãy xác định cấu trúc di truyền và tần số allele của quần thể này ở thế hệ F1 và thế hệ F2.

- Cấu trúc di truyền của quần thể: 0,36AA : 0,48Aa: 0,16aa.

- Thế hệ F1: pA = 0,36 + 0,48/2 = 0,6; qa = 0,16 + 0,48/2 = 0,4.

- Thế hệ F2 tương tự: pA = 0,6; qa = 0,4.

2. Từ kết quả ở câu 1, hãy cho biết:

a) Quần thể ngô có phải là quần thể ngẫu phối hay không? Vì sao?

- Quần thể ngô thụ phấn nhờ gió nên hạt phấn của các cây trong quần thể được phát tán ngẫu nhiên đến các cây khác trong quần thể và quá trình thụ tinh xảy ra về cơ bản là ngẫu nhiên.

b) Hãy nêu nhận xét về sự thay đổi tần số allele và tần số kiểu gene của quần thể qua các thế hệ F1 và F2.

- Tần số allele và tần số kiểu gene không thay đổi qua các thế hệ.

c) Quần thể ngô ở thế hệ F1 và F2 có đạt trạng thái cân bằng di truyền (hay cân bằng Hardy - Weinberg) không? Vì sao?

- Quần thể ngô đạt trạng thái cân bằng di truyền ở thế hệ F1 và F2 vì cấu trúc di truyền của quần thể thỏa mãn công thức: p2 + 2pq + q2.

d) Để các thế hệ tiếp theo của quần thể đạt trạng thái cân bằng Hardy - Weinberg thì cần có điều kiện gì?

- Điều kiện để các thế hệ tiếp theo của quần thể đạt trạng thái cân bằng Hardy - Weinberg: Quần thể ngẫu phối, không có đột biến xảy ra, các cá thể có khả năng sinh sản như nhau và quần thể được cách li với các quần thể khác.

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu về quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần

  1. Mục tiêu:
  • Phân tích được cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần.
  • Trình bày được ảnh hưởng của tự thụ phấn, giao phối gần, ngẫu phối phi phối tần số của các allele và thành phần kiểu gene của một quần thể.
  1. Nội dung: GV giao nhiệm vụ học tập; HS nghiên cứu, tìm hiểu nội dung mục III, quan sát Bảng 18.2 SGK trang 93 - 95 và thực hiện nhiệm vụ.
  2. Sản phẩm học tập: Quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho các nhóm tiếp tục hoạt động.

- GV cho các nhóm nghiên cứu mục III SGK trang 93 - 94, quan sát ví dụ Bảng 18.2, thảo luận phân biệt quần thể tự thụ phấn và giao phối gần với quần thể ngẫu phối bằng cách hoàn thành bảng sau:

Tiêu chí phân biệt

Quần thể ngẫu phối

Quần thể tự thụ phấn/giao phối gần

Đặc điểm về giao phối

 

 

Sự thay đổi về tần số allele

 

 

Sự thay đổi về tần số kiểu gene qua các thế hệ

 

 

Mức đa dạng di truyền

 

 

- Để củng cố kiến thức mục III.1 và III.2, GV yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm tr.95 SGK:

1. Giao phối cận huyết tác động như thế nào đến tần số các kiểu gene và tần số allele của quần thể?

2. Tại sao những cây thụ phấn nhờ gió như cây ngô, nếu cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần thì sau một số thế hệ dòng thuần sẽ bị thoái hóa?

- Sau khi kết luận nội dung mục III.1 và III.2, GV yêu cầu HS trả lời chính xác câu hỏi hộp Khởi động: Vì sao luật Hôn nhân và Gia đình ở nước ta có quy định cấm những người họ hàng (trong vòng 3 đời) kết hôn với nhau? 

- Từ đó, GV yêu cầu HS rút ra kết luận về các ứng dụng thực tiễn của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Nhóm HS nghiên cứu mục III SGK tr. 93 - 95, quan sát ví dụ Bảng 18.2, thảo luận thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm báo cáo kết quả, GV tổ chức cho các nhóm nhận xét, đánh giá và cùng với HS hoàn thiện nội dung bảng (Đính kèm dưới hoạt động).

- GV mời một số HS xung phong trả lời câu hỏi hộp Dừng lại và suy ngẫm tr.95 SGK và câu hỏi hộp Khởi động tr.91 SGK (Đính kèm dưới hoạt động).

- HS khác nhận xét, đánh giá, góp ý.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét kết quả trả lời của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở.

- GV kết luận: Các quần thể giao phối cận huyết chủ yếu gồm các dòng thuần có các kiểu gene đồng hợp nên độ đa dạng di truyền thấp.

- GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo.

II. Quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần

1. Quần thể tự thụ phấn, quần thể giao phối gần

- Quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần là quần thể mà các cá thể có quan hệ họ hàng gần gũi (kiểu gene giống nhau hoặc gần giống nhau) giao phối với nhau.

2. Các đặc trưng di truyền

- Tần số kiểu gene dị hợp giảm dần, tần số kiểu gene đồng hợp tăng dần qua các thế hệ.

- Tần số allele không thay đổi.

- Độ đa dạng di truyền kém, quần thể khó thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

Ví dụ:

Bảng 18.2. Sự biến đổi tần số các kiểu gene trong quần thể tự thụ phấn

Thế hệ

Tần số kiểu gene

AA

Aa

aa

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

4

 

 

 

n

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Ứng dụng thực tiễn

- Trong chăn nuôi, trồng trọt, để đảm bảo năng suất và chất lượng nông sản, cần ngăn chặn hiện tượng tự thụ phấn ở cây trồng và giao phối cận huyết ở vật nuôi.

- Trong nghiên cứu di truyền, có thể sử dụng các phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết để tạo dòng thuần chủng khác nhau, dùng để nghiên cứu sự biểu hiện của các gene lặn hoặc để thực hiện các thí nghiệm lai.

Ví dụ: Một số ứng dụng của phương pháp tạo ưu thế lai

 

 

Hướng dẫn trả lời câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm tr.95 SGK:

1. Tác động của giao phối cận huyết đến tần số kiểu gene và tần số allele:

- Đối với tần số kiểu gene, giao phối cận huyết làm giảm tần số kiểu gene dị hợp, tăng tần số kiểu gene đồng hợp.

- Đối với tần số allele, giao phối cận huyết không làm thay đổi tần số allele qua các thế hệ.

2. Ở các loài thụ phấn nhờ gió, quá trình giao phối là ngẫu nhiên, do đó, kiểu gene của các cá thể trong quần thể phần lớn ở dạng dị hợp. Những gene lặn gây hại ở trạng thái dị hợp sẽ không được biểu hiện ra kiểu hình dẫn đến không có hiện tượng thoái hóa.

- Khi tự thụ phấn, tạo ra các dòng thuần, các gene lặn có hại đi vào thể đồng hợp và biểu hiện thành các tính trạng xấu, làm giảm sức sống, năng suất của cây, gây ra hiện tượng thoái hóa.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi trong hộp Khởi động tr.91 SGK:

Việc kết hôn trong cùng dòng họ khiến nhiều đột biến lặn có hại được đưa về trạng thái đồng hợp gây giảm sức sống, tăng tỉ lệ mắc bệnh di truyền và tỉ lệ tử vong ở các thế hệ sau.

Hướng dẫn trả lời bảng phân biệt quần thể tự thụ phấn và giao phối gần với quần thể ngẫu phối:

Tiêu chí phân biệt

Quần thể ngẫu phối

Quần thể tự thụ phấn/giao phối gần

Đặc điểm về giao phối

Các cá thể giao phối ngẫu nhiên.

Các cá thể có quan hệ họ hàng gần gũi (gần giống nhau hoặc giống nhau về kiểu gene) giao phối với nhau.

Sự thay đổi về tần số allele

Không

Không

Sự thay đổi về tần số kiểu gene qua các thế hệ

Không

Mức đa dạng di truyền

Cao

Thấp

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học về di truyền học quần thể.
  3. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ học tập; Cá nhân HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khách quan để củng cố lại kiến thức đã học.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
  5. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1. Vốn gene của quần thể là tập hợp tất cả các

  1. kiểu gene trong quần thể. B. gene trong một cá thể.
  2. allele có trong quần thể. D. allele của một gene trong quần thể.

Câu 2. Đặc trưng di truyền của quần thể thể hiện ở

  1. tần số allele và thành phần kiểu gene.
  2. tỉ lệ giới tính của quần thể.
  3. mật độ cá thể của quần thể.
  4. tỉ lệ các nhóm tuổi trong quần thể.

Câu 3. Một quần thể có tỉ lệ các cá thể với kiểu gene như sau: 300 AA : 500Aa : 200aa. Khẳng định nào sau đây không đúng?

  1. Tần số kiểu gene AA là 0,3. B. Tần số allele A là 0,55.
  2. Tần số allele a là 0,45. D. Tần số kiểu gene aa là 0,7.

Câu 4. (Đề thi THPTQG - 2023) Ở một quần thể đậu Hà Lan, xét một gene có hai allele (A và a), tần số allele A là 0,9. Theo lí thuyết, tần số allele a của quần thể này là

  1. 0,81. B. 0,01. C. 0,1. D. 0,9.

Câu 5. Một quần thể có cấu trúc di truyền như sau:

0,2XAY : 0,3XaY : 0,2XAXA : 0,2XAXa : 0,1XaXa

Tần số tương đối của các allele A và a trong quần thể lần lượt là

  1. 1/2 và 1/2. B. 8/15 và 7/15. C. 1/3 và 2/3. D. 7/15 và 8/15.

Câu 6. Ở người, bệnh bạch tạng do gene lặn nằm trên NST thường quy định. Trong một quần thể, tỉ lệ người bị bạch tạng là 4%. Cứ 96 người bình thường thì có 20 người mang gene bệnh. Tần số allele gây bệnh trong quần thể là

  1. 0,04. B. 0,2. C. 0,14. D. 0,1.

Câu 7. (Đề thi THPTQG - 2023) Một quần thể của một loài cá sống ở hồ châu Phi, allele A quy định thân đỏ trội hoàn toàn so với allele a quy định thân xám; loài này có tập tính chỉ giao phối giữa các cá thể cùng màu thân. Quần thể ban đầu (P) có thành phần kiểu gene: 0,4 AA : 0,4 Aa : 0,2 aa. Giả sử quần thể không chịu ảnh hưởng của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây về quần thể này là đúng?

  1. Tần số allele không thay đổi qua các thế hệ.
  2. Hiệu số giữa kiểu gene đồng hợp tử trội và đồng hợp tử lặn là không thay đổi qua các thế hệ.

III. Ở F2, trong các cá thể có kiểu hình thân đỏ, tỉ lệ cá thể không thuần chủng là .

  1. Ở F4, tỉ lệ cá thể có kiểu hình thân đỏ là .
  2. 4. B. 1. C. 2. D. 3.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời:

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm khách quan:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

C

A

D

C

B

C

A

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

 

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS thực hiện làm các bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức và giải thích các hiện tượng liên quan đến di truyền học quần thể trong thực tiễn.
  3. Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết về thực tiễn, thực hiện nhiệm vụ.
  4. Sản phẩm học tập:Câu trả lời của HS cho câu hỏi trong hộp Luyện tập và vận dụng SGK trang 95.
  5. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (3 - 4 HS) trả lời câu hỏi trong hộp Luyện tập và vận dụng SGK trang 95:

  1. Quần thể nào dưới đây đang ở trạng thái cân bằng Hardy - Weinberg, quần thể nào không? Giải thích.
  2. a) Quần thể gồm toàn cá thể có kiểu gene dị hợp.
  3. b) Quần thể gồm toàn cá thể có kiểu gene đồng hợp lặn.
  4. c) Quần thể gồm toàn cá thể có kiểu hình trội.
  5. Tại sao nhiều loài cây tự thụ phấn nghiêm ngặt như đậu hà lan lại không bị thoái hóa giống?
  6. Trong một quần thể người, các nhà di truyền đã xác định được có 182 người có nhóm máu MM, 182 người có nhóm máu MN và 44 người có nhóm máu NN. Hãy tính tần số allele M, N và tần số các kiểu gene của quần thể này.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, vận dụng hiểu biết về thực tiễn kết hợp với kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện nhóm HS xung phong trả lời câu hỏi:

  1. Một quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền khi cấu trúc di truyền của nó thỏa mãn công thức  p2+ 2pq + q2.
  2. a) Quần thể gồm toàn cá thể có kiểu gene dị hợp không đạt trạng thái cân bằng di truyền vì tần số allele A bằng 0,5 nhưng quần thể không có kiểu gene AA → không thỏa mãn công thức Hardy - Weinberg.
  3. b) Quần thể gồm toàn cá thể có kiểu gene đồng hợp lặn (aa) → đạt trạng thái cân bằng di truyền, vì trong quần thể này, p = 0, q = 1. Công thức  p2+ 2pq + q2trở thành q2 = 1 → thỏa mãn công thức Hardy - Weinberg.
  4. c) Quần thể gồm toàn cá thể có kiểu hình trội:

+ Trường hợp 1: Nếu tất cả các cá thể có kiểu hình trội đều có kiểu gene AA thì quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.

+ Trường hợp 2: Nếu trong nhóm cá thể mang kiểu hình trội có cả kiểu gene AA và Aa thì quần thể không đạt trạng thái cân bằng di truyền.

  1. Các loài tự thụ phấn nghiêm ngặt trải qua thời gian dài đã tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những dòng nào mang các tính trạng xấu sẽ bị đào thải ra khỏi quần thể, vì vậy, những dòng còn tồn tại đều không mang tính trạng xấu.

+ Do thế hệ bố mẹ đều thuần chủng và không mang gene có hại nên khi tự thụ phấn đã bảo tồn nguyên vẹn đặc tính của dòng bố mẹ, không có biểu hiện thoái hóa giống.

  1. Tần số allele:

p =  = 0,67.

q = 1 - 0,67 = 0,33.

Tần số kiểu gene:

MM =  = 0,46.

MN =  = 0,43.

NN = 1 – 0,46 – 0,43 = 0,11.

- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn kiến thức và kết thúc tiết học.

  1. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
  • Ôn lại kiến thức đã học.
  • Làm bài tập trong Sách bài tậpSinh học 12 - Kết nối tri thức.
  • Chuẩn bị Bài 19 - Các bằng chứng tiến hóa.

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

, , , , , , ,

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Giáo án Sinh học 12 kết nối tri thức 2024 (file word)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Sinh học 12 kết nối tri thức 2024, Soạn giáo án mới nhất Sinh học 12 kết nối tri thức 2024. tải giáo án sách mới lớp 12 năm học 2023-2024

Giáo án lớp 12


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay