Giáo án Hóa học 12 chân trời sáng tạo 2024 (file word)

Tải giáo án Giáo án Hóa học 12 chân trời sáng tạo 2024 (file word) mới nhất. Giáo án word, font chữ Time New Roman, tải về chỉnh sửa được. Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận chuẩn theo mẫu công văn 5512 mới sẽ giúp giáo viên dễ dàng triển khai các hoạt động giảng dạy. Mời thầy cô tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 10. CHẤT DẺO VÀ VẬT LIỆU COMPOSITE

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm về chất dẻo.
  • Trình bày được thành phần phân tử và phản ứng điều chế polyethylene (PE), polypropylene (PP), polystyrene (PS), poly(vinyl chloride) (PVC), poly(methyl methacrylate), poly(phenol formaldehyde) (PPF).
  • Trình bày được ứng dụng của chất dẻo và tác hại của việc lạm dụng chất dẻo trong đời sống và sản xuất. Nêu được một số biện pháp hạn chế sử dụng chất dẻo để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người.
  • Trình bày được khái niệm vật liệu composite.
  • Trình bày được các ứng dụng của một số loại vật liệu composite.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực nhận thức hóa học:
  • Nêu được khái niệm về chất dẻo.
  • Trình bày được thành phần phân tử và phản ứng điều chế polyethylene (PE), polypropylene (PP), polystyrene (PS), poly(vinyl chloride) (PVC), poly(methyl methacrylate), poly(phenol formaldehyde) (PPF).
  • Trình bày được ứng dụng của chất dẻo và tác hại của việc lạm dụng chất dẻo trong đời sống và sản xuất. Nêu được một số biện pháp hạn chế sử dụng chất dẻo để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người.
  • Trình bày được khái niệm vật liệu composite.
  • Trình bày được các ứng dụng của một số loại vật liệu composite.
  • Năng lực tìm hiểu tự nhiên:
  • Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm.
  • Viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
  • Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để nêu được một số biện pháp hạn chế sử dụng chất dẻo để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
  • Sử dụng tiết kiệm, an toàn các nguồn tài nguyên trong thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường.
  • Khơi dậy ý thức sử dụng chất dẻo hợp lí, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Tài liệu: SGK, SGVHóa học 12, các hình ảnh về chất dẻo và vật liệu composite, ứng dụng của chúng trong đời sống, phiếu bài tập.
  • Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu: SGKHóa học 12. 
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.
  3. Nội dung: Quan sát hình ảnh GV cung cấp và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV.
  4. Sản phẩm:Câu trả lời của HS về một số tính chất cơ lí của chất dẻo.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh sau:

 

 

 

Ống nhựa PVC

Hộp nhựa PS

Ổ điện làm từ PPF

- GV cung cấp thông tin: Chất dẻo đầu tiên là poly(vinyl chloride), được phát triển vào năm 1838. Tiếp theo đó là các chất dẻo sản xuất từ polystyrene vào năm 1839,… Nhưng cho đến khi nhà hóa học người Mỹ, Leo Baekeland khám phá ra poly(phenol formaldehyde) vào năm 1907 thì chất dẻo mới phát triển mạnh mẽ.

- GV yêu cầu HS dựa vào hình ảnh, thông tin được cung cấp, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi: Theo em, chất dẻo là gì? Chúng có thành phần và các tính chất cơ lí gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: Chất dẻo là những vật liệu polymer nên có thành phần chính là polymer. Chất dẻo có thể bị biến dạng khi tác dụng nhiệt hoặc áp lực bên ngoài.

- Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình.

- GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thực hiện bài tập.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV chưa nhận xét đúng sai mà dẫn dắt HS vào bài học: Để biết câu trả lời của bạn là đúng hay sai cũng như tìm hiểu thêm thông tin về chất dẻo và các vật liệu khác như vật liệu composite, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay Bài 10 – Chất dẻo và vật liệu composite.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Chất dẻo

  1. Mục tiêu: HStrình bày được:

- Khái niệm chất dẻo.

- Tính chất cơ lí của chất dẻo.

- Một số loại polymer thông dụng làm chất dẻo và ứng dụng của chúng trong đời sống.

  1. Nội dung: HS đọc các thông tin trong SGK trang 55 – 56 và thực hiện yêu cầu của GV.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm chất dẻo; tính chất cơ lí của chất dẻo; một số polymer thông dụng làm chất dẻo và ứng dụng của chúng trong đời sống; trả lời các câu hỏi trong phiếu bài tập liên quan đến bài học.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm chất dẻo

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS quan sát hình sau:

 

Hình ảnh chai nhựa

sau khi chịu tác dụng nhiệt

- GV nêu câu hỏi mở rộng: Trong hình trên, chai nhựa sau khi chịu tác dụng của nhiệt có trở lại hình dạng ban đầu được không?

- GV mở rộng kiến thức cho HS về tính dẻo và thành phần của chất dẻo.

- GV tổ chức cho HS đọc thông tin trong mục Tóm tắt kiến thức trọng tâm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

-  HS quan sát hình, đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.

* Trả lời câu hỏi của GV: Sau khi chịu tác dụng của nhiệt, chai nhựa không trở lại hình dạng ban đầu.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về khái niệm chất dẻo và thành phần của chất dẻo.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Chất dẻo

a) Khái niệm chất dẻo

- Chất dẻo là vật liệu polymer có tính dẻo.

- Tính dẻo: có khả năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp lực lực bên ngoài, vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng.

- Ví dụ:

 

 

Chai nhựa

ban đầu

Chai nhựa bị

biến dạng

- Thành phần: polymer (thành phần chính), các chất hóa dẻo và chất độn.

 

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu một số polymer thông dụng làm chất dẻo

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 nhóm.

- GV yêu cầu HS các nhóm đọc thông tin trong SGK trang 55-56, thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Hoàn thành phiếu bài tập số 1.

+ Nhóm 2: Hoàn thành phiếu bài tập số 2.

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 10.1.

 

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi mục Thảo luận SGK trang 56: Hệ thống ống dẫn và thoát nước sinh hoạt chủ yếu được làm từ chất dẻo PVC (Hình 10.1). Hãy cho biết ưu điểm và nhược điểm của vật liệu này.

- GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học trong Bài 9: Đại cương về polymer SGK trang 50, trả lời câu hỏi mục Luyện tập SGK trang 56: Viết phản ứng điều chế PE, PP, PVC từ các monomer tương ứng.

- GV tổ chức cho HS đọc thông tin trong mục Tóm tắt kiến thức trọng tâm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

-  HS quan sát hình, đọc thông tin trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.

* Trả lời câu hỏi mục Thảo luận:

+ Ưu điểm: cách điện tốt, bền với acid.

+ Nhược điểm: bị biến dạng sau khi chịu tác dụng của nhiệt, áp lực bên ngoài, không trở lại hình dạng ban đầu khi thôi tác dụng.  

* Trả lời câu hỏi mục Luyện tập:

+ PE được tạo thành nhờ phản ứng:

 

+ PP được tạo thành nhờ phản ứng:  

 

+ PVC được tạo thành nhờ phản ứng:

 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về cách tổng hợp một số polymer thông dụng làm chất dẻo.

- GV chuyển sang nội dung mới.

b) Một số polymer thông dụng làm chất dẻo

Polymer thông dụng làm chất dẻo bao gồm PE, PP, PVC, PS, PPF, poly(methyl methacrylate).

- PE: chất dẻo mềm, chủ yếu để chế tạo chai đựng đồ uống, túi nhựa. 

+ Ví dụ:

Túi nhựa

 

Chai đựng đồ uống

 

- PP: Sản xuất từ propylene; dùng để sản xuất bao bì, hộp đựng thực phẩm.

+ Ví dụ:

Bao bì bằng nhựa

 

Hộp đựng thực phẩm

 

- PVC: cách điện tốt, bền với acid; dùng phổ biến để sản xuất vật liệu cách điện, ống dẫn thoát nước, áo mưa.

+ Ví dụ:

Áo mưa

 

Ống nhựa

 

- Poly(methyl methacrylate): chất dẻo trong suốt; dùng để sản xuất thủy tinh hữu cơ.

+ Ví dụ:

Kính máy bay

 

Bể cá

 

+ Điều chế: trùng hợp methyl methacrylate theo phương trình:

 

- PS: sản xuất vỏ tivi, tủ lạnh, điều hòa.

+ Ví dụ:

Vỏ tivi

 

Vỏ điều hòa

 

+ Điều chế: trùng hợp styrene theo phương trình:

 

- PPF: sản xuất bột ép, chất kết dính trong cao su,…

+ Ví dụ:

 

Bột ép

+ Điều chế từ phenol và formaldehyde:

 

 

PHIẾU BÀI TẬP 1

MỘT SỐ POLYMER THÔNG DỤNG LÀM CHẤT DẺO

Họ và tên:

Lớp:

Câu 1: Hãy cho biết đặc tính cơ lí chung của PE, PP và PVC.

….……………………………………………………………………………

Câu 2: Em hãy cho biết đặc điểm và ứng dụng của PE. ….………………………………………………………

Câu 3: Em hãy cho biết cách sản xuất và ứng dụng của PP. ….………………………………………………………

Câu 4: Em hãy cho biết đặc điểm và ứng dụng của PVC. ….………………………………………………………

 

Gợi ý trả lời

PHIẾU BÀI TẬP 1

MỘT SỐ POLYMER THÔNG DỤNG LÀM CHẤT DẺO

Họ và tên:

Lớp:

Câu 1: Hãy cho biết đặc tính cơ lí chung của PE, PP và PVC.

Là những vật liệu polymer có khả năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp lực bên ngoài và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng.

Câu 2: Em hãy cho biết đặc điểm và ứng dụng của PE.

- Đặc điểm: chất dẻo mềm.

- Ứng dụng: chủ yếu để chế tạo chai đựng đồ uống, túi nhựa. 

Câu 3: Em hãy cho biết cách sản xuất và ứng dụng của PP.

- Cách sản xuất: sản xuất từ propylene.

- Ứng dụng: sản xuất bao bì, hộp đựng thực phẩm.

Câu 4: Em hãy cho biết đặc điểm và ứng dụng của PVC.

- Đặc điểm: cách điện tốt, bền với acid.

- Ứng dụng: sản xuất vật liệu cách điện, ống dẫn thoát nước, áo mưa.

 

PHIẾU BÀI TẬP 2

MỘT SỐ POLYMER THÔNG DỤNG LÀM CHẤT DẺO

Họ và tên:

Lớp:

Câu 1: Hãy cho biết đặc tính cơ lí chung của poly(methyl methacrylate), PS và PPF.

….………………………………………………………

Câu 2: Nêu đặc điểm, ứng dụng và phương pháp điều chế của  poly(methyl methacrylate). ….…………………

Câu 3: Nêu ứng dụng và phương pháp điều chế PS. ….……………………

Câu 4: Nêu ứng dụng và phương pháp điều chế PPF. ….…………………………………………

 

Gợi ý trả lời

PHIẾU BÀI TẬP 2

MỘT SỐ POLYMER THÔNG DỤNG LÀM CHẤT DẺO

Họ và tên:

Lớp:

Câu 1: Hãy cho biết đặc tính cơ lí chung của poly(methyl methacrylate), PS và PPF.

Là những vật liệu polymer có khả năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp lực bên ngoài và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng.

Câu 2: Nêu đặc điểm, ứng dụng và phương pháp điều chế của  poly(methyl methacrylate).

Đặc điểm: chất dẻo trong suốt.

Ứng dụng: sản xuất thủy tinh hữu cơ.

- Điều chế: trùng hợp methyl methacrylate theo phương trình:

 

Câu 3: Nêu ứng dụng và phương pháp điều chế PS.

- Ứng dụng: sản xuất vỏ tivi, tủ lạnh, điều hòa.

- Điều chế: trùng hợp styrene theo phương trình:

 

Câu 4: Nêu ứng dụng và phương pháp điều chế PPF.

- Ứng dụng: sản xuất bột ép, chất kết dính trong cao su,…

- Điều chế: từ phenol và formaldehyde:

 

Hoạt động 2. Vật liệu composite

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm vật liệu composite và một vài ứng dụng của loại vật liệu này.
  2. Nội dung: HS quan sát hình ảnh GV cung cấp, đọc thông tin trong SGK trang 56 – 57 và trả lời các câu hỏi của GV.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm vật liệu composite; vận dụng kiến thức đã học để nêu được ưu điểm của vật liệu composite so với các polymer ban đầu; kể tên được một số ứng dụng của vật liệu composite trong công nghiệp và đời sống.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về vật liệu composite

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 10.2.

 

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, dựa vào hình ảnh và thông tin trong SGK, cho biết: Vật liệu composite gồm những thành phần chính nào? Hãy nêu vai trò  và cho biết dạng vật liệu thường gặp của mỗi thành phần.

- GV tổ chức cho HS vận dụng kiến thức đã học thông qua việc trả lời mục Luyện tập SGK trang 57: Nêu ưu điểm của vật liệu composite so với các polymer ban đầu.

- GV tổ chức cho HS đọc thông tin trong mục Tóm tắt kiến thức trọng tâm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

-  HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong bài, thảo luận nhóm để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời:

* Trả lời câu hỏi của GV (DKSP).

* Trả lời câu hỏi Luyện tập: Vật liệu composite có tính chất vượt trội hơn so với vật liệu thành phần.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về khái niệm vật liệu composite, thành phần và dạng thành phần có trong vật liệu.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Vật liệu composite

a)Khái niệm vật liệu composite

- Vật liệu composite: vật liệu tổ hợp từ ít nhất hai vật liệu khác nhau; vật liệu mới có tính chất vượt trội so với các vật liệu thành phần.

- Vật liệu composite thường có hai thành phần chính:

Thành phần

Vai trò

Dạng vật liệu thường gặp

Vật liệu cốt

 

Giúp vật liệu có được các đặc tính cơ học cần thiết.

- Dạng cốt sợi (sợi thủy tinh, sợi cellulose, sợi carbon, …).

- Dạng cốt hạt (kim loại, bột gỗ, bột đá,…).

Vật liệu nền

Liên kết vật liệu cốt với nhau, tạo tính thống nhất cho vật liệu composite.

- Thường là polymer (polyester, nhựa phenol formaldehyde, PVC, PP,…).

Ví dụ:

 

Cấu trúc các lớp của gỗ nhựa composite PVC

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về ứng dụng của một số vật liệu composite

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 nhóm.

- GV yêu cầu HS các nhóm đọc thông tin trong SGK trang 57, thảo luận và trình bày vào bảng nhóm theo nhiệm vụ như sau:

+ Nhóm 1: Sưu tầm hình ảnh từ sách, báo, Internet và trình bày ứng dụng của một số loại vật liệu composite cốt sợi.

+ Nhóm 2: Sưu tầm hình ảnh từ sách, báo, Internet và trình bày ứng dụng của một số loại vật liệu composite cốt hạt.

- GV tổ chức cho HS xem video (0:53-3:56) về ứng dụng của vật liệu composite.

- GV tổ chức cho HS đọc thông tin trong mục Tóm tắt kiến thức trọng tâm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

-  HS đọc thông tin trong bài để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh, tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm. Mỗi nhóm cử 1 bạn thuyết trình sản phẩm của nhóm, các thành viên còn lại tham quan, nhận xét, bổ sung cho sản phẩm của nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS; đưa ra kết luận về ứng dụng của vật liệu composite.

- GV chuyển sang nội dung mới.

b) Ứng dụng của một số vật liệu composite 

- Do có nhiều tính chất quý (nhẹ, cách nhiệt và cách điện tốt, độ bền cao,…), vật liệu composite được ứng dụng rộng rãi:

+ Vật liệu composite cốt sợi: sản xuất các bộ phận khác nhau của máy bay, tàu thủy,…

Ví dụ:

 

+ Vật liệu composite cốt hạt (gỗ tổng hợp): được ép từ bột gỗ và nhựa,…; được dùng thay thế gỗ trong các vật dụng gia đình

Ví dụ:

 

Quy trình sản xuất gỗ tổng hợp

 

Hoạt động 3. Sử dụng chất dẻo và bảo vệ môi trường

  1. Mục tiêu: HS nêu được:

- Nguyên nhân gây môi nhiễm môi trường khi sử dụng chất dẻo.

- Một số biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường khi sử dụng chất dẻo.

  1. Nội dung: HS đọc các thông tin trong SGK trang 57-58 và thực hiện yêu cầu của GV.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng chất dẻo và các biện pháp có thể thực hiện để giảm thiểu tình trạng này.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS quan sát Hình 10.3.

 - GV yêu cầu HS dựa vào sự hiểu biết của bản thân và hình ảnh trên, trả lời câu hỏi: Tại sao sử dụng chất dẻo lại gây ô nhiễm môi trường?

- GV tổ chức cho HS xem video (0:21-1:17) để biết được tính cấp bách trong việc hạn chế rác thải nhựa.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, suy nghĩ và cho biết: Hãy nêu một số giải pháp hạn chế xả chất thải dẻo ra môi trường.

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 10.4 và giới thiệu cho HS về phân loại rác thải.

 

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế thông qua việc trả lời câu hỏi mục Thảo luận SGK trang 57: Nêu các vật dụng bằng chất dẻo thường được sử dụng hằng ngày mà có thể tái chế.

- GV nêu câu hỏi mở rộng ở mục Thảo luận SGK trang 58: Để hạn chế sử dụng túi nylon làm bằng chất dẻo, em có thể dùng biện pháp nào?

- GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi mục Vận dụng SGK trang 58: Thuật ngữ 3R bao gồm Reduce (tiết giảm), Reused (tái sử dụng) và Recycle (tái chế) nhằm hạn chế rác thải (trong đó chủ yếu là vật liệu polymer) đã xuất hiện và thực hiện từ lâu trên thế giới. Những năm gần đây, ở Việt Nam khẩu hiệu này cũng đã được tuyên truyền và áp dụng. Tuy nhiên, khâu tái chế rác vẫn còn rất hạn chế. Hãy nêu những hạn chế trong quá trình tái chế rác thải ở địa phương em.

- GV tổ chức cho HS đọc thông tin trong mục Tóm tắt kiến thức trọng tâm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

-  HS quan sát hình, đọc thông tin trong SGK, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.

* Trả lời câu hỏi của GV (DKSP).

* Trả lời câu hỏi Thảo luận SGK trang 57: Các vật dụng bằng chất dẻo có thể tái chế: chai, lọ, ghế nhựa, túi nylon, túi nhựa,…

* Trả lời câu hỏi Thảo luận SGK trang 58:

+ Em có thể tái sử dụng túi nylon bằng cách sử dụng lại túi nylon khi đi chợ, mua đồ,…

+ Thay thế túi nylon bằng túi giấy, túi vải tái sử dụng được nhiều lần.

* Trả lời câu hỏi Vận dụng:

+ Người dân gặp nhiều khó khăn trong việc phân loại rác thải (không biết phân loại các loại rác thải, thường xuyên phân loại nhầm hoặc quên phân loại rác thải,…).

+ Thiếu các trang thiết bị cần thiết như máy nghiền nhựa để phục vụ quá trình tái chế.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về lí do gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng chất dẻo; một số biện pháp cần thực hiện để giảm thiểu tình trạng này.

- GV chuyển sang nội dung luyện tập.

3. Sử dụng chất dẻo và bảo vệ môi trường

- Nhiều loại chất dẻo có thể tồn tại trong môi trường hàng trăm năm, làm ô nhiễm môi trường đất và nước sinh hoạt.

Ví dụ:

 

Thời gian phân hủy của nhựa

+ Đốt: gây ô nhiễm không khí.

Ví dụ:

 

Khói tạo ra khi đốt chất dẻo

+ Lạm dụng chất dẻo gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống.

Ví dụ:

 

Ảnh hưởng của rác thải nhựa đến thực vật

- Một số giải pháp hạn chế xả thải chất dẻo độc hại ra môi trường:

+ Tiết giảm: Hạn chế thải chất dẻo ra môi trường. Sử dụng đồ dùng bền, có thể dùng được nhiều lần.

+ Tái sử dụng: Sử dụng đồ dùng làm bằng chất dẻo nhiều lần và thiết kế để tận dụng chúng cho mục đích phù hợp khác.

+ Tái chế: Nhiều chất dẻo có thể tái chế cho mục đích sử dụng khác.

+ Sử dụng chất dẻo (polylactic acid, polyglyconic acid) có khả năng phân hủy sinh học.

 

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, giúp HS nêu được khái niệm của chất dẻo và vật liệu composite đã học cũng như đặc điểm và ứng dụng của chúng.
  3. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài học.
  4. Sản phẩm:Câu trả lời của HS về khái niệm của chất dẻo và vật liệu composite đã học cũng như đặc điểm và ứng dụng của chúng.
  5. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1. Chất dẻo là vật liệu

  1. base. B. acid. C. muối. D. polymer.

Câu 2. Chất dẻo có tính

  1. dẫn điện. B. dẫn nhiệt. C. dẻo. D. ánh kim.

Câu 3. _____________ dùng để sản xuất thủy tinh hữu cơ.

  1. Polystyrene. B. Poly(methyl methacrylate).
  2. Polypropylene. D. Poly(vinyl chloride).

Câu 4. Vật liệu composite có mấy thành phần chính?

  1. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 5. Composite cốt sợi được dùng trong

  1. Sản xuất vỏ máy bay. B. Sản xuất gỗ tổng hợp.
  2. Sản xuất acid. D. Sản xuất kim loại hiếm.

Câu 6. Chất dẻo nào sau đây có thể tái chế được?

  1. Chai nhựa. B. Kim loại kiềm.
  2. Chai gỗ. D. Thảm trải sàn.

Câu 7 (THPTQG 2018). Trùng hợp propylene thu được polymer có tên gọi là

  1. polypropylene. B. polyethylene.
  2. polystyrene. D. poly(vinyl chloride).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày kết quả:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

D

C

B

B

A

A

B

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung vận dụng.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬNDỤNG
  2. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học để nêu các biện pháp tránh lạm dụng chất dẻo trong cuộc sống thường ngày; kể tên một số vật dụng làm từ vật liệu xanh; tính được khối lượng chất tham phản ứng tổng hợp PVC.
  3. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi ở phần Bài tập SGK trang 58.
  4. Sản phẩm:HS tìm được các biện pháp tránh lạm dụng chất dẻo trong cuộc sống thường ngày; kể tên một số vật dụng làm từ vật liệu xanh; tính được khối lượng chất tham phản ứng tổng hợp PVC.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi phần Bài tập SGK trang 58:

Bài tập 1: Hãy nêu một số biện pháp tránh lạm dụng chất dẻo trong cuộc sống thường ngày.

Bài tập 2: Các polymer thiên nhiên như tinh bột, cellulose có khả năng phân hủy sinh học rất tốt. Hơn nữa, chúng được xem như là các vật liệu xanh, có thể tái tạo. Hãy tìm hiểu và liệt kê một số vật dụng được làm từ loại polymer này.

Bài tập 3: Trong công nghiệp, PVC dùng làm chất dẻo được sản xuất từ ethylene với hiệu suất giả định cho từ bước theo sơ đồ sau:

C2H4  C2H4Cl2  CH2=CHCl  PVC

Cần bao nhiêu tấn ethylene để sản xuất 1 tấn PVC theo sơ đồ và hiệu suất trên?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nhớ lại các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời:

 Bài tập 1: Một số giải pháp hạn chế xả thải chất dẻo độc hại ra môi trường:

+ Tiết giảm: Hạn chế thải chất dẻo ra môi trường. Sử dụng đồ dùng bền, có thể dùng được nhiều lần.

+ Tái sử dụng: Sử dụng đồ dùng làm bằng chất dẻo nhiều lần và thiết kế để tận dụng chúng cho mục đích phù hợp khác.

+ Tái chế: Nhiều chất dẻo có thể tái chế cho mục đích sử dụng khác.

+ Sử dụng chất dẻo (polylactic acid, polyglyconic acid) có khả năng phân hủy sinh học.

Bài tập 2: Một số vật dụng được làm từ polymer phân hủy sinh học:

+ Bao bì thực phẩm.

+ Làm màng phủ, thùng chứa thực vật và lớp phủ hạt giống.

+ Sợi tự nhiên như bông và tơ tằm được dùng làm vải may quần áo.

Bài tập 3: 

Hiệu suất toàn bộ quá trình phản ứng điều chế PVC là:

H = 85%.68%.79% = 45,662%.

Sơ đồ rút gọn của quá trình điều chế PVC là:

n C2H4  (C2H3Cl)n

←   (mol)

Khối lượng ethylene cần dùng là:

 ≈ 981,12 (Kg)

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, góp ý về câu trả lời của nhóm HS và tổng kết lại kiến thức về chất dẻo và vật liệu composite.

- GV kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Hoàn thành các bài tập trong SBT Hóa học 12.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung kiến thức Bài 11 – Tơ – Cao su – Keo dán tổng hợp.

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

, , , , , , ,

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Giáo án Hóa học 12 chân trời sáng tạo 2024 (file word)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Giáo án Hóa học 12 chân trời sáng, Tải giáo án word lớp 12 sách mới chương trình 2023-2024, soạn giáo án Giáo án Hóa học 12 chân trời sáng

Giáo án lớp 12


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay