Tải giáo án Địa lí 12 kết nối tri thức 2024 (file word) mới nhất. Giáo án word, font chữ Time New Roman, tải về chỉnh sửa được. Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận chuẩn theo mẫu công văn 5512 mới sẽ giúp giáo viên dễ dàng triển khai các hoạt động giảng dạy. Mời thầy cô tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- Em hãy gọi tên hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp có trong đoạn video.
- Trình bày một số hiểu biết của em về hình thức tổ chức sản xuất này.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS cả lớp xem đoạn video sau:
https://www.youtube.com/watch?v=SFrqU9LNO_g
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi:
+ Em hãy gọi tên hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp có trong đoạn video.
+ Trình bày một số hiểu biết của em về hình thức tổ chức sản xuất này.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát video, vận dụng hiểu biết của bản thân và một số kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu tên hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp có trong đoạn video và một số hiểu biết về hình thức này.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp có trong đoạn video là trang trại (chăn nuôi, trồng trọt).
+ Đây là hình thức giúp người dân phát huy được lợi thế, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là các lãnh thổ sản xuất nông nghiệp được hình thành nhằm khai thác hợp lí các thế mạnh về tự nhiên, kinh tế - xã hội cho phát triển nông nghiệp của đất nước. Việt Nam có nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp khác nhau, trong đó nổi lên các hình thức: trang trại, vùng chuyên canh, vùng nông nghiệp. Các hình thức này được hình thành và phát triển như thế nào ở nước ta? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 13: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
Hoạt động 1. Tìm hiểu trang trại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm. - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm chuẩn bị trước ở nhà, tìm hiểu và sưu tầm thêm thông tin, tư liệu về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, cụ thể như sau: + Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về trang trại. + Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về vùng chuyên canh. + Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về vùng nông nghiệp. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 1, 2: Khai thác Bảng 13.1, thông tin trong mục I SGK tr.62.63 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Phân tích hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trang trại của nước ta hiện nay. Bảng 13.1. SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU TRANG TRẠI PHÂN THEO LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2011 – 2021
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam)
- GV cung cấp thêm một số tư liệu hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trang trại của nước ta hiện nay: Bảng: Số trang trại phân theo lĩnh vực hoạt động và phân theo vùng ở nước ta năm 2021 (Đơn vị: trang trại)
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và hoàn thành Phiếu học tập số 1. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện Nhóm 1, 2 phân tích hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trang trại của nước ta hiện nay theo Phiếu học tập số 1. - GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1. - GV kết luận: Trang trại ở nước ta hiện nay đang có sự chuyển hướng tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường. Các trang trại đã áp dụng khoa học công nghệ và các tiến bộ kĩ thuật, công nghệ cao vào sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa và thu nhập của nông dân, tạo ra giá trị sản lượng lớn cho thị trường trong nước và xuất khẩu. - GV chuyển sang hoạt động mới. |
I. Trang trại Đính kèm kết quả Phiếu học tập số 1 phía dưới Hoạt động 1.
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu vùng chuyên canh.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 3, 4: Khai thác thông tin mục II SGK tr.63 và trả lời câu hỏi: Hãy phân tích hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng chuyên canh ở nước ta. - GV cung cấp thêm một số thông tin cho HS về hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng chuyên canh ở nước ta. Bảng: Phân bố các loại hình vùng chuyên canh phân theo vùng ở nước ta năm 2021
https://www.youtube.com/watch?v=U8ngL37qCzg https://www.youtube.com/watch?v=vh6xSWiVYDc https://www.youtube.com/watch?v=qKbdiNIF4Ko Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện Nhóm 3, 4 phân tích hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng chuyên canh ở nước ta. - GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Các vùng chuyên canh ở nước ta hiện nay khá đa dạng. Dựa vào điều kiện sinh thái nông nghiệp, trên cả nước đã hình thành các vùng chuyên canh. - GV chuyển sang nội dung mới. |
II. Vùng chuyên canh - Khái niệm: + Là vùng tập trung phát triển một, vài loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế, xã hội. + Tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến, đáp ứng nhu cầu thị trường, mang lại hiệu quả cao. - Vai trò: + Tăng cường sử dụng máy móc, vật tư lớn, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. + Đội ngũ lao động có trình độ và chuyên môn hóa cao. - Quy mô các vùng chuyên canh: + Vùng chuyên canh lớn, tương đương với vùng nông nghiệp. · Vùng chuyên canh cây công nghiệp: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Trung du, miền núi Bắc Bộ. · Vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm: Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng. + Vùng chuyên canh với quy mô nhỏ hơn: · Nằm trong vùng sinh thái nông nghiệp. · Địa phương cấp tỉnh, có mức độ chuyên môn hóa sâu về một sản phẩm chính. - Hoạt động sản xuất: định hướng phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa, chuyên canh nông nghiệp hữu cơ, chăn nuôi tập trung.
|
Hoạt động 3. Tìm hiểu vùng nông nghiệp.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
|||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 5, 6: Khai thác Bảng 13.2, thông tin mục III SGK tr.63, 64 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Phân tích hình thức tổ chức lãnh thổ vùng nông nghiệp ở nước ta.
- GV cung cấp tư liệu về hình thức tổ chức lãnh thổ vùng nông nghiệp ở nước ta hiện nay (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và hoàn thành Phiếu học tập số 2. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện Nhóm 5, 6 phân tích hình thức tổ chức lãnh thổ vùng nông nghiệp ở nước ta theo Phiếu học tập số 2. - GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, hoàn chỉnh Phiếu học tập số 2. - GV kết luận: Hiện nay, trên lãnh thổ nước ta có 7 vùng nông nghiệp. Các vùng nông nghiệp có điều kiện sinh thái, điều kiện kinh tế - xã hội và hướng chuyên môn hóa khác nhau. |
III. Vùng nông nghiệp Đính kèm kết quả Phiếu học tập số 2 phía dưới Hoạt động 3.
|
|||||||||||||||||||||||||||||||
TƯ LIỆU VỀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ VÙNG NÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
|
- GV cho HS làm Phiếu bài tập trắc nghiệm về Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
- GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập SGK tr.64.
Nhiệm vụ 1. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS làm Phiếu bài tập, trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm tổng kết bài học Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
- GV phát Phiếu bài tập cho HS cả lớp thực hiện trong thời gian 10 phút:
Trường THPT:…………………………………………. Lớp:…………………………………………………….. Họ và tên:……………………………………………….
PHIẾU BÀI TẬP ĐỊA LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC BÀI 13: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Trang trại là gì? A. Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cao nhất. B. Hệ thống sản xuất nông nghiệp tổng hợp bao, là kiểu sản xuất phổ biến của nhiều cộng đồng nông thôn Việt Nam. C. Hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp mà tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu (trừ đất đai) hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập. D. Hình thức tổ chức sản xuất tập trung phát triển một hoặc vài loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội. Câu 2: Đến năm 2021, trên cả nước có bao nhiêu trang trại?
Câu 3: 2 vùng có số lượng trang trại nhiều nhất cả nước là: A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. B. Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. C. Đông Nam Bộ. D. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 4: Vùng chuyên canh cây công nghiệp là: A. Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. C. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng. Câu 5: Các trang trại được định hướng phát triển: A. Những cây, con đặc thù có giá trị kinh tế cao. B. Chăn nuôi tập trung, an toàn, hiệu quả. C. Chuyên môn hóa trong sản xuất. D. Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, thích ứng với biến đổi khí hậu. Câu 6: Điều kiện sinh thái nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ là: A. Địa hình đồi núi phía tây. B. Khí hậu nhiệt đới phân mùa mưa – khô rõ rệt. C. Nhiều thiên tai (bão, lũ). D. Đất đỏ badan và đất phù sa cổ. Câu 7: Các sản phẩm nông nghiệp chính của vùng Bắc Trung Bộ là gì? A. Cây công nghiệp, dược liệu cận nhiệt, cây ăn quả, gia súc. B. Cây công nghiệp lâu năm, rau, hoa. C. Cây ăn quả nhiệt đới, thủy sản. D. Cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp hằng năm, chăn nuôi trâu bò, thủy sản. Câu 8: Trang trại chiếm tỉ trọng lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long là:
Câu 9: Vùng chuyên canh cây dứa nước ta ở:
Câu 10: Nước ta có bao nhiêu vùng sinh thái nông nghiệp?
|
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành Phiếu bài tập.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt đọc đáp án đúng.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đọc đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
Câu hỏi |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Đáp án |
C |
B |
A |
C |
A |
Câu hỏi |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
D |
D |
A |
B |
C |
- GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2. Trả lời câu hỏi bài tập - phần Luyện tập SGK tr.64
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ: Dựa vào bảng 13.1, nhận xét về quy mô và cơ cấu trang trại của nước ta năm 2011 và năm 2021.
Bảng 13.1. SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU TRANG TRẠI PHÂN THEO LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2011 – 2021
Loại hình trang trại |
Năm 2011 |
Năm 2021 |
||
Số lượng (trang trại) |
Tỉ trọng (%) |
Số lượng (trang trại) |
Tỉ trọng (%) |
|
Tổng số |
20 078 |
100,0 |
23 771 |
100,0 |
Trang trại trồng trọt |
8 635 |
43,0 |
6 514 |
27,4 |
Trang trại chăn nuôi |
6 267 |
31,2 |
13 748 |
57,8 |
Trang trại nuôi trồng thủy sản |
4 440 |
22,1 |
2 813 |
11,8 |
Trang trại khác |
736 |
3,7 |
696 |
3,0 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam)
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
- HS dựa vào kiến thức đã học, khai thác thông tin Bảng 13.1 và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhận xét về quy mô và cơ cấu trang trại của nước ta năm 2011 và năm 2021.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
Nhận xét về quy mô và cơ cấu trang trại của nước ta năm 2011 và năm 2021:
+ Về quy mô: quy mô trang trại từ năm 2011 đến năm 2021 có sự thay đổi.
+ Về cơ cấu: cơ cấu trang trại từ năm 2011 đến năm 2021 có sự thay đổi.
- GV chuyển sang nội dung mới.
- Củng cố kiến thức đã học về Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
- Liên hệ, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ: Sưu tầm một số hình ảnh về hoạt động sản xuất nông nghiệp nổi bật của vùng nông nghiệp ở nước ta.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
HS vận dụng kiến thức đã học, sưu tầm thêm thông tin trên sách, báo, internet để hoàn thành nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
HS báo cáo sản phẩm vào tiết học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học:
+ Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trang trại của nước ta hiện nay.
+ Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng chuyên canh ở nước ta.
+ Hình thức tổ chức lãnh thổ vùng nông nghiệp ở nước ta.
- Hoàn thành bài tập phần Vận dụng SGK tr.64.
- Làm bài tập Bài 1 – SBT Địa lí 12 – Kết nối tri thức.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 14 – Thực hành: Tìm hiểu vai trò ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; vẽ biểu đồ và nhận xét về ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
.....
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giáo án Địa lí 12 kết nối tri thức 2024, Soạn giáo án mới nhất Địa lí 12 kết nối tri thức 2024. tải giáo án sách mới lớp 12 năm học 2023-2024