Giáo án chuyên đề Địa lí 12 kết nối tri thức 2024 (file word)

Tải giáo án chuyên đề Địa lí 12 kết nối tri thức 2024 (file word) mới nhất. Giáo án chuyên đề biên soạn chi tiết cẩn thận bám sát nội dung các chuyên đề bài học trong sách chuyên đề học tập chương trình lớp 12. Tài liệu biên soạn dưới dạng File word, font chữ Time New Roman, tải về chỉnh sửa được. Mời thầy cô tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUYÊN ĐỀ 1: THIÊN TAI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG

  1. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ
  2. Kiến thức

Sau chuyên đề này, HS sẽ:

  • Trình bày được quan niệm, đặc điểm, nguyên nhân và phân loại thiên tai.
  • Trình bày được một số thiên tai và nơi thường xuyên xảy ra (bão, lũ lụt, hạn hán, các thiên tai khác); phân tích được nguyên nhân, hậu quả của mỗi loại và xác định được các biện pháp phòng chống.
  • Liên hệ, tìm hiểu được về một thiên tai cụ thể tại địa phương (hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp).
  • Thu thập được tranh ảnh, số liệu, video,…để trưng bày một số chủ đề về thiên tai ở nước ta.
  • Viết được đoạn văn ngắn tuyên truyền mọi người trong cộng đồng về thiên tai và các biện pháp phòng chống.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác:khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học:biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo:biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực tìm hiểu địa lí:Khai thác Hình 1.1 – 1.3, Bảng 1.1. – 1.3, mục Em có biết, thông tin mục trong chuyên đề để tìm hiểu về những vấn đề chung về thiên tai; một số thiên tai thường xảy ra ở Việt Nam; thực hành – tìm hiểu thiên tai ở Việt Nam.
  • Năng lực nhận thức và tư duy địa lí: Trình bày được quan niệm, đặc điểm, nguyên nhân và phân loại thiên tai; trình bày được một số thiên tai và nơi thường xuyên xảy ra (bão, lũ lụt, hạn hán, các thiên tai khác); phân tích được nguyên nhân, hậu quả của mỗi loại và xác định được các biện pháp phòng chống.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:Liên hệ, tìm hiểu được về một thiên tai cụ thể tại địa phương (hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp); thu thập được tranh ảnh, số liệu, video,…để trưng bày một số chủ đề về thiên tai ở nước ta; viết được đoạn văn ngắn tuyên truyền mọi người trong cộng đồng về thiên tai và các biện pháp phòng chống.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: đọc, sưu tầm thông tin, hình ảnh, tư liệu về vấn đề thiên tai và biện pháp phòng chống.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV, Chuyên đề học tập Địa lí 11 – Kết nối tri thức.
  • Hình ảnh, tư liệu sưu tầm về chuyên đề Thiên tai và biện pháp phòng chống.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Chuyên đề học tậpĐịa lí 11 – Kết nối tri thức.
  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Thiên tai và biện pháp phòng chống.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về một số thiên tai thường xảy ra ở nước, HS nêu đúng tên thiên tai ứng với mỗi hình ảnh minh họa.
  4. Sản phẩm: HS nêu tên thiên tai ứng với mỗi hình ảnh minh họa.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS cả lớp quan sát hình ảnh về một số thiên tai thường xảy ra ở nước ta. HS nêu đúng tên thiên tai ứng với mỗi hình ảnh minh họa.

- GV lần lượt trình chiếu từng hình ảnh:

 

Hình 1:…………………………………..

 

Hình 2:…………………………………..

 

Hình 3:…………………………………..

 

Hình 4:…………………………………..

 

Hình 5:…………………………………..

 

Hình 6:…………………………………..

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng một số kiến thức đã học, hiểu biết thực tế của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 6 HS lần lượt nêu đúng tên thiên tai ứng với mỗi hình ảnh minh họa.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Hình 1: Bão

Hình 2: Lũ lụt

Hình 3: Hạn hán

Hình 4: Sạt lở đất

Hình 5: Lũ quét

Hình 6: Mưa đá

- GV dẫn dắt HS vào chuyên đề: Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều thiên tai và chịu nhiều thiệt hại do thiên tai. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, thiên tai xảy ra ngày càng thường xuyên, cường độ mạnh và khó dự báo hơn. Thiên tai gây thiệt hại lớn về vật chất và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Vậy, những thiên tai nào thường xuyên xảy ra ở nước ta? Chúng ta có thể làm gì để phòng chống thiên tai? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong chuyên đề ngày hôm nay - Chuyên đề 1: Thiên tai và biện pháp phòng chống.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG 2: MỘT SỐ THIÊN TAI THƯỜNG XUYÊN XẢY RA Ở VIỆT NAM

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về Bão và áp thấp nhiệt đới.

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được quan niệm, nguyên nhân, nơi thường xảy ra, hậu quả, biện pháp phòng chống bão và áp thấp nhiệt đới ở nước ta.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác Bảng 1.1 – 1.2, mục Em có biết, thông tin mục II.1 SGK tr.7 – 10 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày quan niệm, nguyên nhân, nơi thường xảy ra, hậu quả, biện pháp phòng chống bão và áp thấp nhiệt đới ở nước ta.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 8 nhóm, giao cho các nhóm tìm hiểu trước thông tin trong bài học và sưu tầm thêm tư liệu trên sách, báo, internet, tìm hiểu về một số thiên tai thường xảy ra ở Việt Nam.

+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về bão và áp thấp nhiệt đới.

+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về lũ lụt.

+ Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về hạn hán.

+ Nhóm 7, 8: Tìm hiểu về một số thiên tai khác.

- GV nêu nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 1, 2 như sau:

Khai thác Bảng 1.1 – 1.2, mục Em có biết, thông tin mục II.1 SGK tr.7 – 10 và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

BẢNG 1.1. SỐ CƠN BÃO VÀ ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI TRÊN BIỂN ĐÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2021

Năm

Bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam

2010

9

5

2015

6

5

2017

20

5

2019

12

6

2021

11

6

(Nguồn: Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng,
 chống thiên tai năm 2022)

BẢNG 1.2. THIỆT HẠI DO BÃO VÀ ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020

Năm

Thiệt hại về người (người)

Thiệt hại về kinh tế (nghìn tỉ đồng)

2010

36

1,5

2015

34

0,4

2017

43

43

2019

38

3

2021

25

36

(Nguồn: Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng,

chống thiên tai năm 2022)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

BÃO VÀ ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI

Quan niệm

 

Nguyên nhân

 

Nơi thường xảy ra

 

Hậu quả

 

Biện pháp phòng chống

 

 

- GV cung cấp thêm một số tư liệu về bão và áp thấp nhiệt đới (Đính kèm phía dưới hoạt động 2.1). 

- GV yêu cầu HS cả lớp sưu tầm thêm thông tin trên sách, báo, internet và thực hiện nhiệm vụ: Giới thiệu về một số siêu bão đã từng đổ bộ vào Việt Nam. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp, thảo luận, hoàn thành Phiếu học tập số 1 và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện Nhóm 1, 2 lần lượt trình bày về quan niệm, nguyên nhân, nơi thường xảy ra, hậu quả, biện pháp phòng chống bão và áp thấp nhiệt đới ở nước ta theo Phiếu học tập số 1.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS giới thiệu về một số siêu bão đã từng đổ bộ vào Việt Nam (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2.1).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1.

- GV kết luận về quan niệm, nguyên nhân, nơi thường xảy ra, hậu quả, biện pháp phòng chống bão và áp thấp nhiệt đới ở nước ta.

- GV chuyển sang nội dung mới.

II. Một số thiên tai thường xảy ra ở Việt Nam

1. Bão và áp thấp nhiệt đới

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 2.1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TƯ LIỆU VỀ BÃO VÀ ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI

BẢNG: CẤP GIÓ THEO THANG BÔ-PHO

Cấp gió

Cấp bão

Tốc độ gió (km/h)

0 - 3

Gió nhẹ

< 19

4 - 5

Gió vừa

20 – 38

6 - 7

Áp thấp nhiệt đới

39 – 61

8 - 9

Bão

62 – 88

10 – 11

Bão mạnh

89 – 117

12 – 15

Bão rất mạnh

118 – 183

>= 16

Siêu bão

>= 184

 

BẢNG: THIỆT HẠI DO MƯA LŨ GÂY RA Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2019

Năm

2010

2015

2019

Tổng thiệt hại bằng tiền (tỉ đồng)

14 411

5 199

3 198

 

 

Bão ở Đà Nẵng (tháng 10/2022)

 

Bão ở Hà Nội (tháng 7/2023)

 

 

Bão số 4 đổ bộ vào đất liền các tỉnh Nghệ An - Quảng Bình với sức gió giật cấp 11

https://www.youtube.com/watch?v=iIred7oIkpA&t=238s

https://www.youtube.com/watch?v=im08YRl3df4

https://www.youtube.com/watch?v=TifV-S8arf8

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

BÃO VÀ ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI

Quan niệm

- Xoáy thuận nhiệt đới: vùng gió xoáy hình thành trên biển nhiệt đới, gió thổi xoáy vào trung tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồm, áp suẩ khí quyển (khí áp) trong xoáy thuận nhiệt đới thấp hơn xung quanh, có mưa, kèm theo dông, tố, lốc.

- Áp thấp nhiệt đới: xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 6 đến cấp 7, có thể có gió giật.

- Bão: xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên, có thể có gió giật.

+ Bão mạnh: bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 10 đến cấp 11.

+ Bão rất mạnh: bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 12 đến cấp 15.

+ Siêu bão: bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 16 trở lên.

Nguyên nhân

- Hình thành từ vùng nước biển nhiệt đới, nhiệt độ nước mặt cao, không khí nóng, ẩm bốc lên, tạo ra vùng áp thấp có áp suất thấp hơn nhiều so với xung quanh.

- Không khí xung quanh chuyển động hướng về tâm vùng áp thấp, gây nên gió xoáy rất mạnh. Trong vùng áp thấp, không khí bốc lên cao, lạnh đi, ngưng tụ lại thành bức tường mây dày đặc, tạo ra những cơn mưa rất lớn.

- Khi đi vào đất liền hoặc vùng biển lạnh ở các vĩ độ cao, bão mất nguồn năng lượng bổ sung từ không khí nóng ẩm trên biển; ảnh hưởng của lực ma sát với mặt đất, suy yếu dần và tan đi.

Nơi thường xảy ra

- Bắc Bộ và Thanh Hóa:

+ Mùa bão từ tháng 6 đến tháng 8.

+ Tháng nhiều khả năng bão nhất là tháng 8.

- Từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế:

+ Mùa bão từ tháng 9 đến tháng 10.

+ Tháng 9 có nhiều khả năng bão nhất.

- Duyên hải Nam Trung Bộ:

+ Mùa bão từ tháng 10 đến tháng 11.

+ Bão yếu và ít hơn khu vực phía Bắc.

- Nam Bộ:

+ Hầu như không có bão.

+ Tháng nhiều khả năng có bão nhất là tháng 12 nhưng hiếm gặp.

Hậu quả

- Thiệt hại về người: thương vong, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

- Thiệt hại về kinh tế:

+ Mất tài sản, gián đoán thông tin liên lạc, thiếu lương thực, nước sạch cho sinh hoạt.

+ Làm mất mùa, gây chết và dịch bệnh ở gia súc.

+ Ngưng trệ giao thông, hư hỏng các công trình công nghiệp, cơ sở hạ tầng.

- Thiệt hại về môi trường:

+ Ô nhiễm môi trường.

+ Ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.

Biện pháp phòng chống

- Trước khi bão xảy ra:

+ Theo dõi thông tin cảnh báo, dự báo.

+ Tranh thủ thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp.

+ Gia cố, chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây; xác định vị trí an toàn để trú ẩn; chủ động sơ tán khỏi nơi không đảm bảo an toàn, phòng nước dâng.

+ Dự trữ nước uống, lương thực, thực phẩm, thuốc men, vật dụng cần thiết trong ngày.

- Trong khi bão xảy ra:

+ Theo dõi thông tin diễn biến bão.

+ Không trú ẩn dưới gốc cây, cột điện, vật dễ đổ.

+ Đề phòng tai nạn do đổ nhà, cây cối, cột điện, các vật bị gió thổi bay, điện giật.

- Sau khi bão xảy ra:

+ Khẩn trương khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, khôi phục sản xuất.

+ Kiểm tra lại nhà ở, các thiết bị trước khi sử dụng.

+ Tham gia dập dịch bệnh, xử lí môi trường.

 

 

Trả lời câu hỏi mở rộng:

Một số siêu bão đã từng đổ bộ vào Việt Nam:

 

- Bão số 9 (bão Molave), tháng 10/2020:

+ Đổ bộ vào miền trung Việt Nam với sức gió giật có lúc lên tới 176 km/giờ tại thành phố Quảng Ngãi, lượng mưa trong 24 giờ tại Sơn Kỳ (Quảng Ngãi) đạt mức 470mm.

+ Bão số 9 và hoàn lưu bão đã gây mưa lớn, úng ngập, sạt lở đất khiến 80 người chết và mất tích. Thiệt hại về kinh tế khoảng 10.000 tỷ đồng.

 

Tàu du lịch và thuyền của ngư dân trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) bị bão số 9 năm 2020 đánh chìm và hư hỏng nặng

- Bão số 12 (bão Damrey), tháng 11/2017

+ Đổ vào Nam Trung Bộ và một phần phía nam Tây Nguyên Việt Nam, đầu tháng 11/2017. Bão đổ vào các tỉnh Khánh Hòa-Phú Yên với sức gió cấp 11-12 giật cấp 13-14.

+ Cơn bão làm 107 người chết, 16 người mất tích, 342 người bị thương; hơn 4.000 ngôi nhà bị thiệt hại từ 50% trở lên; 11.224 ha lúa và 27.301 ha hoa màu bị thiệt hại.

 

Nước lũ làm ngập nhiều tuyến đường nông thôn ở huyện M’Đrắc, tỉnh Đắk Lắk, gây ách tắc giao thông

- Bão số 14 (bão Hải Yến), 2013:

+ Là một trong những cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận trên thế giới. Đổ bộ vào Phi-lip-pin đầu tháng 11/2013, làm khoảng 6.300 người chết, gần 28.700 người bị thương và hơn 1.000 người mất tích tại Phi-lip-pin. Sau khi càn quét Phi-lip-pin, bão Hải Yến đi vào Biển Đông với sức gió giật trên cấp 17.

- Cơn bão đã quét qua vùng biển các tỉnh Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình và đổ bộ vào Hải Phòng - Quảng Ninh của Việt Nam làm 18 người chết, 2 người mất tích, 93 người bị thương.

- Bão Hải Yến làm 149 nhà sập đổ, bị cuốn trôi và 4.567 nhà ngập nước; 3.828 ha lúa, 52.363 ha hoa màu bị thiệt hại.

 

“Siêu bão” Hải Yến

- Bão số 8 (bão Sơn Tinh) tháng 10/2012

+ Đổ vào Việt Nam cuối tháng 10/2012. Khi vào Biển Đông bão có sức gió lên tới cấp 13, mạnh cấp 11 - 12, giật cấp 14. Khi tiến gần ven biển các tỉnh Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình, bão mạnh cấp 11 - 12, gió mạnh có lúc giật tới cấp 14.

+ Bão Sơn Tinh làm 8 người chết, 2 người mất tích, 90 người bị thương; 429 nhà bị sập đổ, cuốn trôi và 60.404 nhà tốc mái, hư hại; hơn 33.953 ha lúa, 90.616 ha hoa màu bị ngập, hư hại.

 

Bão số 8, năm 2012 gây ảnh hưởng trực tiếp tại tỉnh Nam Định, làm đổ cột truyền dẫn, phát sóng Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Nam Định cao 180m

 

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

, , , , , , ,

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Giáo án chuyên đề Địa lí 12 kết nối tri thức 2024 (file word)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án chuyên đề Địa lí 12 kết nối tri, soạn giáo án sách chuyên đề Địa lí 12 kết nối tri,, giáo án chuyên đề học tập lớp 12 sách mới chương trình 2023-2024

Giáo án lớp 12


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay