Tải giáo án Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo 2024 (file word) mới nhất. Giáo án word, font chữ Time New Roman, tải về chỉnh sửa được. Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận chuẩn theo mẫu công văn 5512 mới sẽ giúp giáo viên dễ dàng triển khai các hoạt động giảng dạy. Mời thầy cô tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực đặc thù:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Đọc yêu cầu trong SGK và thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- GV dẫn dắt vào bài học.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt vấn đề theo nội dung Mở đầu (SGK – tr.6):
Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu của các quốc gia; nhằm thực hiện tiến bộ, công bằng và góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Nắm được những nội dung cơ bản về tăng trưởng và phát triển kinh tế giúp cho mỗi công dân nhận thức được trách nhiệm của bản thân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ:
Hãy chia sẻ hiểu biết của em về thu nhập của người dân Việt Nam trong những năm gần đây.
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh, video về thu nhập của người dân Việt Nam:
+ Video thu nhập của người dân Việt Nam năm 2022:
https://youtu.be/OfcpRnJRDMQ?si=zFUYGcFtbkjDzZQq
+ Video thu nhập của người dân Việt Nam trong Quý I/2023:
https://youtu.be/G-CfPcNZfno?si=7L1UGUpOHfs1kvgc ...
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm đôi, vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.
- HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 cặp đôi trả lời câu hỏi:
Gợi ý trả lời:
* Năm 2022: Theo Tổng cục Thống kê:
+ Thu nhập bình quân tháng của người lao động trong Quý III/2022 là 6,7 triệu đồng.
+ Thu nhập bình quân tháng của lao động nam là 7,6 triệu đồng, tăng 950.000 đồng so với năm trước và tăng 830.000 đồng. Thu nhập bình quân tháng của lao động nữ là 5,6 triệu đồng, tăng 914.000 đồng so với năm trước.
+ Khu vực công nghiệp và xây dựng ghi nhận mức tăng trưởng thu nhập cao nhất (tăng 17,6% tương ứng tăng 1,1 triệu đồng/người/tháng).
+ Thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương làm việc ở khu vực thành thị cao hơn 1,23 lần thu nhập bình quân của lao động làm việc ở khu vực nông thôn, tương ứng 8,4 triệu đồng so với 6,9 triệu đồng.
* Năm 2023: Theo Tổng cục Thống kê:
+ Thu nhập bình quân tháng của người lao động trong Quý I/2023 là 7 triệu đồng.
+ Thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao gấp 1,36 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ (8,0 triệu đồng so với 5,9 triệu đồng). Thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị cao gấp 1,41 lần khu vực nông thôn (8,6 triệu đồng so với 6,1 triệu đồng).
+ Một số địa phương có sự sụt giảm về thu nhập bình quân: lao động làm việc tại TP Hồ Chí Minh là 9,1 triệu đồng (giảm là 127.000 đồng so với Quý IV/2022), lao động tại Bình Phước có thu nhập bình quân 6,8 triệu đồng (giảm 197.000 đồng),...
+ Thu nhập bình quân của người lao động ở cả 3 khu vực kinh tế (Nông, lâm nghiệp và thủy sản; Công nghiệp và xây dựng; dịch vụ) đều tăng.
è Thu nhập của người dân Việt Nam trong những năm gần đây có những biến động và phát triển đáng kể.
- Các cặp đôi khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 1: Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế.
Hoạt động 1. Tìm hiểu về tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu của tăng trưởng kinh tế
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, nghiên cứu nội dung Mục 1 SGK tr.7, 8 và trả lời câu hỏi: + Em hiểu thế nào là tăng trưởng kinh tế? + Trình bày các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế? - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về khái niệm tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế. - GV chia HS thành 4 nhóm, đọc thông tin, quan sát Bảng 1.1, Hình 1.1 SGK tr.8 và thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1 + 2: Nhận xét sự thay đổi của tăng trưởng kinh tế của Việt Nam qua các năm.
+ Nhóm 3 + 4: Cho biết để xác định tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, cần căn cứ vào những chỉ tiêu nào; những chỉ tiêu đó phản ánh điều gì? - GV lưu ý HS quan sát Thông tin SGK tr.7, 8 để nắm rõ các công thức tính GDP, GDP/người, GNI, GNI/người. - GV có thể cung cấp thêm hình ảnh/video liên quan đến nội dung Tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế. + Video kinh tế Việt Nam 2023: https://www.youtube.com/watch?v=DvproS8nvRw + Video tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2023: https://www.youtube.com/watch?v=FjrO6zXT8Ng&t=31s Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận: * Trả lời Câu hỏi nhận xét sự thay đổi của tăng trưởng kinh tế của Việt Nam qua các năm: + Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định và nhanh chóng. + Chỉ số GDP và GDP/người của Việt Nam giai đoạn 2018 – 2022 có xu hướng tăng. + GNI bình quân đầu người tăng nhanh từ 300 USD/người năm 1996 lên đến 3 590 USD/người năm 2021. * Trả lời Câu hỏi cách xác định tăng trưởng kinh tế của một quốc gia: + Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng tạo ra trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia trong một thời kì nhất định (thường là một năm). + Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người): để so sánh, đánh giá trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư giữa các quốc gia hoặc giữa các vùng, tỉnh, thành trong cả nước; căn cứ để tính chỉ số phát triển con người (HDI). + Tổng thu nhập quốc dân (GNI): đánh giá sự tăng trưởng kinh tế và đo lường, theo dõi sự giàu có của một nền kinh tế. + Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người): đánh giá mức sống, phân hóa giàu nghèo, tính tỉ lệ nghèo nhằm hoạch định chính sách góp phần nâng cao mức sống, xóa đói, giảm nghèo. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về nội dung Tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. |
1. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÁC CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - Khái niệm: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong khoảng thời gian nhất định (so với thời kì gốc). Sự gia tăng đó được thể hiện trong quy mô và tốc độ. Trong đó, quy mô và tốc độ tăng trưởng thể hiện sự thay đổi nhanh hay chậm giữa các thời kì. - Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế là: + Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). + Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người). + Tổng thu nhập quốc dân (GNI). + Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người). |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về phát triển kinh tế và các chỉ tiêu phát triển kinh tế
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, nghiên cứu nội dung Mục 2 SGK tr.9 – 11 và trả lời câu hỏi: + Em hiểu thế nào là phát triển kinh tế? + Trình bày các chỉ tiêu phát triển kinh tế. - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về khái niệm phát triển kinh tế và các chỉ tiêu phát triển kinh tế. - GV chia HS thành 4 nhóm, đọc thông tin, quan sát Bảng 1.2, Biểu đồ 1.2 – 1.4 SGK tr.9 – 11 và thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1 + 2: Nhận xét sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
+ Nhóm 3 + 4: Cho biết em hiểu như thế nào về các chỉ tiêu của phát triển kinh tế; các chỉ tiêu đó phản ánh điều gì. - GV yêu cầu HS đọc nội dung Em cần biết (SGK – tr.9) để tìm hiểu thêm về HDI và cách đọc hệ số Gini. - GV có thể cung cấp thêm hình ảnh/video liên quan đến nội dung Phát triển kinh tế và các chỉ tiêu phát triển kinh tế. + Video kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam năm 2021 – 2025: https://www.youtube.com/watch?v=NCzsOHd0GSc + Video ví dụ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế (tỉnh Nam Định): https://www.youtube.com/watch?v=zDRlM1h5yTA Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận: * Trả lời Câu hỏi Hình 1.2: + Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2018 – 2022 có sự biến động. + GDP Việt Nam giai đoạn 2018, 2019 giảm nhẹ từ 7,47% xuống 7,36%. + GDP Việt Nam giảm mạnh vào năm 2020, 2021 và tăng trưởng mạnh vào năm 2022. * Trả lời Câu hỏi Bảng 1.2: + Chỉ số phát triển con người HDI tăng đều qua các năm è dấu hiệu tích cực cho sự phát triển toàn diện (sức khỏe, giáo dục, thu nhập) của Việt Nam. + Tỉ lệ nghèo đa chiều qua các năm giảm è dấu hiệu tích cực cho sự phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam. + Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập Gini giảm. Các chỉ số gần bằng 0 chứng tỏ phân phối thu nhập càng công bằng è Sự cải thiện trong việc chia sẻ lợi ích từ sự phát triển kinh tế và xã hội. * Trả lời Câu hỏi các chỉ tiêu của phát triển kinh tế: + Sự gia tăng của các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế: · Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). · Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người). · Tổng thu nhập quốc dân (GNI). · Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người). + Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tiến bộ, hợp lí: · Chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. · Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp. + Chỉ tiêu về tiến bộ xã hội: bao gồm chỉ số phát triển con người (HDI); chỉ số đói nghèo và chỉ số bất bình đẳng xã hội. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về nội dung Phát triển kinh tế và các chỉ tiêu phát triển kinh tế. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. |
2. PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ a. Phát triển kinh tế và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - Khái niệm: Phát triển kinh tế là sự tiến bộ về mọi mặt của một nền kinh tế. Quá trình này bao gồm tăng trưởng kinh tế ổn định và dài hạn gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí, đảm bảo sự tiến bộ, công bằng xã hội. - Các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế: + Sự gia tăng của các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế. + Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tiến bộ, hợp lí. + Chỉ tiêu về tiến bộ xã hội.
|
Hoạt động 3. Tìm hiểu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, nghiên cứu nội dung Mục 3 SGK tr.12 và trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. - GV yêu cầu HS đọc nội dung Em cần biết (SGK – tr.12) để tìm hiểu thêm về khái niệm phát triển bền vững: Phát triển bền vững được công bố lần đầu năm 1987. Khái niệm này được tái khẳng định ở Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất về môi trường và phát triển (Rio de Janeiro, Brazil, năm 1992) và Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững (Johannesburg, Cộng hòa Nam Phi, năm 2002). - GV có thể cung cấp thêm hình ảnh/video liên quan đến nội dung Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững. Video Việt Nam hướng tới phát triển kinh tế bền vững: https://www.youtube.com/watch?v=cX1B97vl-IQ - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về khái niệm phát triển bền vững và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, nghiên cứu nội dung Mục 3 SGK tr.12 và trả lời câu hỏi: + Nhóm 1 + 3: Chỉ ra mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. + Nhóm 2 + 4: Làm rõ chủ trương, chính sách phát triển bền vững của Việt Nam. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận: * Trả lời Câu hỏi chỉ ra mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững: + Tăng trưởng là một nội dung, là điều kiện cần để phát triển bền vững. + Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí và hài hòa giữa ba mặt của phát triển: kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. * Trả lời Câu hỏi làm rõ chủ trương, chính sách phát triển bền vững của Việt Nam: + Kết hợp chặt chẽ, hợp lí và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường. + Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. + Bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia. + Bảo đảm mọi người dân được phát huy mọi tiềm năng, tham gia và thụ hưởng bình đẳng thành quả của phát triển. + Xây dựng một xã hội Việt Nam hòa bình, thịnh vượng, bao trùm, công bằng, dân chủ, văn minh và bền vững. è Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về nội dung Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. |
3. MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG - Khái niệm: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp hợp lí, hài hòa giữa ba mặt: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. - Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững: + Tăng trưởng kinh tế là nội dung cơ bản, điều kiện cần của phát triển bền vững. + Tăng trưởng kinh tế mà không chú trọng đến phát triển bền vững sẽ dẫn đến những hậu quả như: · Môi trường, tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt. · Phân hóa giàu nghèo. · Sự bất bình đẳng. · Ảnh hưởng xấu đến văn hóa truyền thống, đạo đức, lối sống.
|
- HS được củng cố kiến thức, kĩ năng về tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- HS đánh giá được các hành vi, việc làm góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế; phê phán, đấu tranh với những hành vi, việc làm cản trở sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm.
- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân và theo nhóm, thảo luận để trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập.
Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV lần lượt đọc các câu hỏi trắc nghiệm và yêu cầu HS xung phong trả lời nhanh:
Câu 1. Tăng trưởng kinh tế là gì?
Câu 2. Phát triển kinh tế là gì?
Câu 3. Ý nào dưới đây không phải là chỉ tiêu về tiến bộ xã hội?
Câu 4. Cơ cấu kinh tế ngành không phản ánh điều gì?
Câu 5. Thước đo đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong một thời điểm nhất định là định nghĩa của chỉ tiêu nào?
Câu 6. Tại cao các quốc gia cần đặt mục tiêu lâu dài để phát triển bền vững?
Số đáp án đúng là?
Câu 7. Điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng tụt hậu đối với nước đang phát triển như Việt Nam là
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế của bản thân về để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời cá nhân HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
Đáp án |
A |
D |
B |
A |
C |
C |
B |
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.
- GV chuyển sang hoạt động mới.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi mục Luyện tập (SGK – tr.13-15)
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho các nhóm HS làm việc cá nhân và theo nhóm, hoàn thành nội dung Luyện tập (SGK – tr.16).
Câu 1. Em hãy phân biệt tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế theo gợi ý dưới đây.
NỘI DUNG |
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ |
PHÁT TRIỂN KINH TẾ |
Các chỉ tiêu |
|
|
Vai trò |
|
|
Câu 2. Nhận định nào sau đây đúng về các chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế? Vì sao?
Câu 3. Em hãy xác định chỉ tiêu phát triển kinh tế trong các thông tin sau và nhận xét về sự thay đổi của các chỉ tiêu này:
Câu 4. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững?
Câu 5. Em hãy cho biết trách nhiệm của thanh niên đối với sự phát triển kinh tế trong thông tin sau:
Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra mục tiêu phấn đấu để đến giữa thế kỉ XXI, nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây chính là điều kiện để thanh niên thể hiện tài năng, sáng tạo, sức trẻ, cống hiến cho sự phát triển của đất nước. Khoa học, công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của kinh tế tri thức sẽ tạo ra những cơ hội mới cho thanh niên tiếp cận công nghệ hiện đại và tri thức văn minh của nhân loại trong thời đại mới. Theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng đã chỉ rõ nhiệm vụ đối với công tác thanh niên: tăng cường giáo dục thế hệ trẻ lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, khát vọng vươn lên; nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, với xã hội; xây dựng môi trường, điều kiện học tập, lao động, giải trí, rèn luyện để phát triển lành mạnh, toàn diện, hài hòa cả về trí tuệ, thể chất và giá trị giá trị thẩm mĩ. Tạo động lực cho thanh niên xung kích trong học tập, lao động, sáng tạo, khởi nghiệp, phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học về để trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời một số HS trình bày câu trả lời:
Câu 1.
NỘI DUNG |
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ |
PHÁT TRIỂN KINH TẾ |
Các chỉ tiêu |
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). - Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GPDP/người). - Tổng thu nhập quốc dân (GNI). - Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người). |
- Phản ánh sự tăng trưởng kinh tế. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (cụ thể là chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế). - Tiến bộ xã hội (bao gồm các chỉ số phát triển con người, chỉ số đói nghèo và chỉ số bất bình đẳng xã hội). |
Vai trò |
Một trong những chỉ tiêu của phát triển kinh tế, phản ánh sự thay đổi về mặt lượng |
Phản ánh sự vận động của nền kinh tế cả về mặt chất. |
- Tạo tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. - Tạo điều kiện giải quyết vấn đề việc làm. - Tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, chế độ chính trị, vai trò quản lí của Nhà nước đối với xã hội. - Tạo điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu so với các quốc gia khác. |
Câu 2. Nhận định đúng về các chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế là:
Câu 3.
Câu 4. Ý kiến đúng khi nói về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững là: c. Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
Câu 5. Trách nhiệm của thanh niên đối với sự phát triển kinh tế:
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV chuyển sang hoạt động Vận dụng.
...
.....
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giáo án Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng, Soạn giáo án mới nhất Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng. tải giáo án sách mới lớp 12 năm học 2023-2024