Tải giáo án Vật lí 12 cánh diều 2024 (file word) mới nhất. Giáo án word, font chữ Time New Roman, tải về chỉnh sửa được. Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận chuẩn theo mẫu công văn 5512 mới sẽ giúp giáo viên dễ dàng triển khai các hoạt động giảng dạy. Mời thầy cô tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực vật lí:
+ Dụng cụ thí nghiệm: thanh nam châm và kim nam châm.
+ Dụng cụ thí nghiệm tạo từ phổ: thanh nam châm, mạt sắt, hộp mica có thành và đáy bằng nhựa trong.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh tàu đệm từ cho HS quan sát.
Tàu đệm từ tại trạm thử nghiệm Emsland ở Đức
Tàu đệm từ ở Thượng Hải
- GV giới thiệu: Ta đã biết vùng không gian xung quanh nam châm (hoặc dây dẫn mang dòng điện) có từ trường. Từ trường do nam châm điện tạo ra có nhiều ứng dụng. Ở tàu đệm từ, từ trường do các nam châm điện ở đường ray và thân tàu làm cho tàu chuyển động với tốc độ cao mà không tiếp xúc với đường ray như tàu hỏa hoặc tàu điện thông thường.
- GV nêu câu hỏi: Bằng các giác quan, ta không thể nhận biết được từ trường. Vậy làm thế nào để hình dung ra từ trường?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm đôi, dự đoán, đưa ra các câu hỏi và câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.
Gợi ý đáp án:
+ Để hình dung ra từ trường, ta có thể dùng các công cụ đo lường như cảm biến từ trường, máy đo từ trường, nam châm thử,…
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- Sau khi HS trao đổi, phát biểu ý kiến, GV nhận xét vào nội dung bài học: Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 1: Từ trường.
Hoạt động 1. Tìm hiểu về khái niệm từ trường
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về tính chất từ của nam châm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt vấn đề: Ở môn Khoa học tự nhiên, các em đã được biết về nam châm và nam châm điện, chúng được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm đôi và trả lời các câu hỏi sau: + Nam châm vĩnh cửu được làm từ vật liệu gì? + Nam châm điện có cấu tạo như thế nào? - GV yêu cầu HS đọc nội dung Bạn có biết (SGK – tr52) để tìm hiểu về nam châm điện. - GV chiếu hình ảnh nam châm cho HS quan sát. - GV giới thiệu: Trên một nam châm, có những miền hút vụn sắt mạnh nhất: đó là các cực từ của nam châm. Nam châm có hai cực từ phân biệt: cực từ bắc (N) (màu đỏ) và cực từ nam (S) (màu xanh). - GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã được học về tính hút/đẩy giữa các nam châm. - Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và kết luận về nội dung tính chất từ của nam châm. - GV chia lớp thành 6 – 8 nhóm. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và thực hiện nội dung Câu hỏi 1 (SGK – tr53) Đề xuất và thực hiện phương án thí nghiệm để chứng tỏ: Khi ở gần nhau, một đoạn dây dẫn có dòng điện và một nam châm tác dụng lực lên nhau. - GV yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra và báo cáo kết quả. - Sau khi HS báo cáo kết quả thí nghiệm, GV kết luận về sự hút và đẩy giữa đoạn dây dẫn có dòng điện và nam châm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK sau đó trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận: *Trả lời Câu hỏi 1 (SGK – tr53) Phương án thí nghiệm: + Dụng cụ: dây dẫn điện, nam châm, nguồn điện. + Các bước tiến hành: Bước 1: Đặt đoạn dây song song với nam châm. Bước 2: Cho dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn. Bước 3: Quan sát hiện tượng xảy ra. → Ta thấy dòng điện bị hút hoặc đẩy với nam châm, chứng tỏ rằng có lực tương tác giữa đoạn dây dẫn và nam châm. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về nội dung Tính chất từ của nam châm. - GV chuyển sang nội dung Định nghĩa từ trường. |
I. KHÁI NIỆM TỪ TRƯỜNG 1. Tính chất từ của nam châm - Nam châm vĩnh cửu được làm bằng một số chất (hoặc hợp chất của chúng) như sắt, cobalt, nickel,… - Nam châm điện đơn giản nhất là một cuộn dây có dòng điện. Để tăng từ trường của nam châm điện, lõi của cuộn dây được làm bằng vật liệu từ, ví dụ như sắt pha silicon (silic). - Nam châm có hai cực: cực từ bắc, kí hiệu N (North) có màu đỏ, cực từ nam, kí hiệu S (South) có màu xanh. - Khi đưa hai cực của hai nam châm được đưa lại gần nhau sẽ đẩy nhau khi chúng cùng tên và sẽ hút nhau khi chúng khác tên. Lực hút hoặc đẩy này được gọi là lực từ.
|
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về từ trường Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt vấn đề: Lực điện tương tác giữa các điện tích thông qua điện trường. Lực từ cũng tác dụng thông qua một trường được gọi là từ trường (trường từ). - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, GV phát cho mỗi nhóm một kim nam châm và nam châm vĩnh cửu và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ sau: Em hãy nhận xét về hiện tượng xảy ra trong trường hợp: Ban đầu, đặt kim nam châm trên bàn, sau đó đưa nam châm vĩnh cửu lại gần kim nam châm. - Sau khi HS nhận xét về hiện tượng xảy ra, GV giới thiệu về định nghĩa từ trường. - GV giới thiệu thêm: Đặc trưng của từ trường gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hay dòng điện đặt trong nó. Mặt khác, ta đã biết dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích. Vì vậy có thể suy ra từ trường của dòng điện chính là từ trường của các điện tích chuyển động tạo thành dòng điện đó. - Để củng cố kiến thức vừa học, GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời nội dung Luyện tập 1 (SGK – tr53) Treo một thanh nam châm như Hình 1.2. Dùng một thanh nam châm khác, không chạm vào thanh nam châm ở dây treo, làm thế nào để thanh nam châm ở dây treo có thể quay xung quanh trục trùng với dây treo? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK sau đó trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận: *Trả lời Luyện tập 1 (SGK – tr53) Ta có thể đưa thanh nam châm khác lại gần thanh nam châm được treo, sao cho hai cực cùng dấu ở gần nhau, để tạo ra lực đẩy từ đó thanh nam châm ở dây treo có thể quay xung quanh trục trùng với dây treo. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về nội dung Định nghĩa từ trường. - GV chuyển sang nội dung Đường sức từ. |
2. Định nghĩa từ trường - Từ trường là trường lực gây ra bởi dòng điện hoặc nam châm, là dạng vật chất tồn tại xung quanh dòng điện hoặc nam châm mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của lực từ tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm khác đặt trong nó. - Để phát hiện sự tồn tại của từ trường trong một khoảng không gian nào đó, người ta sử dụng kim nam châm nhỏ. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về đường sức từ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1. Tiến hành thí nghiệm tạo từ phổ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt vấn đề: Từ trường không nhìn thấy được nhưng có thể được biểu diễn bằng các đường sức từ. - GV chia lớp thành 6 – 8 nhóm. - GV phát dụng cụ thí nghiệm, yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn trong SGK, quan sát và rút ra nhận xét về sự sắp xếp mạt sắt trong từ trường của thanh nam châm. + Dụng cụ: Thanh nam châm, mạt sắt, hộp mica có thành và đáy bằng nhựa trong. + Các bước tiến hành: Rải đều mạt dắt lên mặt trên của đáy hộp. Đặt hộp lên một thanh nam châm rồi gõ nhẹ vào thành hộp. Quan sát sự sắp xếp mạt sắt ở đáy hộp. + Kết quả: - GV yêu cầu HS quan sát, mô tả lại sự sắp xếp mạt sắt và trả lời nội dung Câu hỏi 2 (SGK – tr54) Vì sao mạt sắt trong thí nghiệm Hình 1.5 lại được sắp xếp thành hình dạng nhất định? - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về hình dạng của từ phổ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, tiến hành thí nghiệm, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận: *Trả lời Câu hỏi 2 (SGK – tr54) Do từ trường của nam châm hút mạt sắt nên mạt sắt được xếp thành hình dạng nhất định. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về nội dung Thí nghiệm. - GV chuyển sang nội dung Khái niệm. |
II. ĐƯỜNG SỨC TỪ 1. Thí nghiệm - Trong từ trường của thanh nam châm, mạt sắt được sắp xếp theo các đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm, dày nhất ở cực từ của nam châm. Càng ra xa nam châm, những đường này càng thưa dần. - Hình ảnh các đường mạt sắt xung quanh nam châm được gọi là từ phổ.
|
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu định nghĩa đường sức từ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu về định nghĩa đường sức từ và quy ước về chiều của đường sức từ. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời nội dung Luyện tập 2 (SGK – tr54) Ở Hình 1.6, mũi tên chỉ hướng bắc của từ trường Trái Đất. Hãy xác định cực từ của kim nam châm. - Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và kết luận về bài làm của HS. - GV tiếp tục chiếu hình ảnh hình dạng và chiều đường sức từ của một thanh nam châm (hình 1.7) và hình ảnh từ phổ và đường sức từ của một ống dây điện (hình 1.8) cho HS quan sát và giới thiệu về hình dạng các đường sức từ trong hình vẽ. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời nội dung Luyện tập 3 (SGK – tr55) Cho một thanh nam châm và một kim nam châm nhỏ. Vẽ đường sức từ xung quanh thanh nam châm này. - Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và tổng kết nội dung khái niệm đường sức từ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận: *Trả lời Luyện tập 2 (SGK – tr54) *Trả lời Luyện tập 3 (SGK – tr55) - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về nội dung Đường sức từ. - GV chuyển sang nội dung Ví dụ. |
2. Định nghĩa - Đường sức từ là những đường vẽ trong không gian có từ trường, sao cho tiếp tuyến với nó tại mỗi điểm có phương trùng với phương của kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó. - Người ta quy ước, chiều của đường sức từ tại một điểm là chiều từ cực từ nam đến cực từ bắc của kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó. |
Hoạt động 3. Tìm hiểu đường sức từ của một số hình dạng đặc biệt
- HS hiểu được các hình dạng và chiều của đường sức từ trong các ví dụ SGK.
- HS hoàn thành phiếu học tập số 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1. Dòng điện thẳng là gì? Câu 2. Kết quả thí nghiệm cho thấy đường sức từ của dòng điện thẳng dài có hình dạng như thế nào? Câu 3. Chiều đường sức từ của dòng điện thẳng được xác định như thế nào? Câu 4. Xác định chiều của đại lượng còn thiếu trong các hình vẽ sau đây: |
- HS hoàn thành phiếu học tập số 2.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1. Dòng điện tròn là gì? Câu 2. Các đường sức từ của dòng điện tròn có chiều như thế nào? Câu 3. Phát biểu quy tắc nắm tay phải đối với dòng điện tròn? Câu 4. Hãy xác định chiều dòng điện trong hình vẽ sau: |
- HS hoàn thành phiếu học tập số 3.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Câu 1. Từ trường đều là gì? Câu 2. Từ trường đều tồn tại ở đâu? Câu 3. Xác định hướng của từ trường trong trường hợp sau: |
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
|||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 6 nhóm. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và thực hiện các nhiệm vụ sau: Nhóm 1,4: Tìm hiểu về đường sức từ của dòng điện. + HS hoàn thành phiếu học tập số 1. Nhóm 2, 5: Tìm hiểu về đường sức từ của dòng điện tròn. + HS hoàn thành phiếu học tập số 2. Nhóm 3,6: Tìm hiểu về đường sức từ của từ trường đều. + HS hoàn thành phiếu học tập số 3. - GV tổ chức cho từng nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - GV chiếu hình ảnh và tổng kết lại từ phổ và hình dạng các đường sức từ trong các trường hợp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời nội dung thảo luận *Trả lời Phiếu học tập số 1, 2, 3 (Đính kèm phía dưới Hoạt động). - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về nội dung Ví dụ. - GV chuyển sang nội dung Luyện tập. |
II. ĐƯỜNG SỨC TỪ 3. Ví dụ *Đường sức từ của dòng điện thẳng - Dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng rất dài được gọi là dòng điện thẳng. - Đường sức từ của dòng điện thẳng rất dài với cường độ I: + Có dạng những đường tròn nằm trong những mặt phẳng vuông góc với dòng điện có tâm là giao điểm giữa dòng điện và mặt phẳng đó. + Có chiều được xác định bằng quy tắc nắm tay phải: Để bàn tay phải sao cho ngón cái nằm dọc dây dẫn và chỉ theo chiều dòng điện, khi đó các ngón tay kia khum lại chỉ chiều của đường sức từ. *Đường sức từ của dòng điện tròn - Dòng điện chạy trong dây dẫn hình tròn được gọi là dòng điện tròn. - Người ta quy ước mặt nam của dòng điện tròn là mặt khi nhìn vào mặt đó, ta thấy dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ, còn mặt bắc thì ngược lại. Dùng quy ước này, ta có: Các đường sức từ của dòng điện tròn có chiều đi vào mặt nam và đi ra mặt bắc của dòng điện tròn ấy. - Đối với dòng điện tròn, quy tắc nắm tay phải được phát biểu như sau: Khum bàn tay phải theo vòng dây của dòng điện tròn sao cho chiều từ cổ tay đến các ngón tay trùng với chiều dòng điện; khi đó ngón cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ. *Đường sức từ của từ trường đều - Từ trường đều là từ trường mà các đường sức từ của nó là những đường thẳng song song và cách đều nhau. |
|||||
*Trả lời Phiếu học tập số 1
*Trả lời Phiếu học tập số 2
*Trả lời Phiếu học tập số 3
|
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm:
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
Câu 1: Đường sức từ có dạng là những đường thẳng song song và cách đều nhau xuất hiện ở
Câu 2: Trên một nam châm, chỗ nào có khả năng hút vụn sắt mạnh nhất?
Câu 3: Đặc trưng của từ trường là gì?
Câu 4: Người ta quy ước chiều của đường sức từ là
Câu 5: Nam châm vĩnh cửu không được làm từ vật liệu nào sau đây?
Câu 6: Các đường sức từ là những đường vẽ trong không gian có từ trường sao cho
Câu 7: Dòng điện và nam châm tương tác với nhau vì chúng có
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế của bản thân về để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS lần lượt đưa ra đáp án cho các bài tập:
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
C |
A |
D |
A |
B |
B |
B |
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có).
Bước 4:
- GV đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập và chuyển sang nội dung vận dụng.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân và theo nhóm, hoàn thành nội dung Vận dụng (SGK – tr57)
Hãy xác định cực từ của thanh nam châm ở Hình 1.16.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ theo GV đã hướng dẫn.
- GV theo dõi, động viên, hỗ trợ HS trong quá trình thực hiện.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS nộp sản phẩm cho GV vào tiết học tiếp theo.
Gợi ý trả lời:
- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.
- GV tổng kết nội dung chính và hướng dẫn HS tự đánh giá sau bài học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Xem lại kiến thức đã học ở bài 1.
- Hoàn thành các bài tập trong Sách bài tập Vật lí 12.
- Xem trước nội dung Bài 2: Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện cảm ứng từ.
.....
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giáo án Vật lí 12 cánh diều 2024 (file word), Soạn giáo án mới nhất Vật lí 12 cánh diều 2024 (file word). tải giáo án sách mới lớp 12 năm học 2023-2024