Giáo án chuyên đề Địa lí 12 chân trời sáng tạo 2024 (file word)

Tải giáo án chuyên đề Địa lí 12 chân trời sáng tạo 2024 (file word) mới nhất. Giáo án chuyên đề biên soạn chi tiết cẩn thận bám sát nội dung các chuyên đề bài học trong sách chuyên đề học tập chương trình lớp 12. Tài liệu biên soạn dưới dạng File word, font chữ Time New Roman, tải về chỉnh sửa được. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUYỂN ĐỀ 3: PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

(10 tiết)

  1. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ
  2. Kiến thức

Sau chuyên đề này, HS sẽ:

  • Trình bày được khái niệm, đặc điểm, quá trình hình thành và phát triển làng nghề.
  • Phân tích được vai trò của làng nghề, thực trạng và định hướng phát triển làng nghề.
  • Tác động của làng nghề đến kinh tế, xã hội và tài nguyên, môi trường.
  • Liên hệ thực tế ở địa phương.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác:khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học:biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo:biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực tìm hiểu địa lí:Khai thác Hình 3.1 – 3.17, Bảng 3.1 – 3.2, thông tin trong Chuyên đề 3 để tìm hiểu khái quát về làng nghề; thực trạng phát triển làng nghề; vai trò và tác động của làng nghề đến phát triển kinh tế, xã hội, tài nguyên, môi trường; định hướng phát triển làng nghề.
  • Năng lực nhận thức và tư duy địa lí: Trình bày được khái niệm, đặc điểm, quá trình hình thành và phát triển làng nghề; phân tích được vai trò của làng nghề, thực trạng và định hướng phát triển làng nghề; tác động của làng nghề đến kinh tế, xã hội và tài nguyên, môi trường.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:Liên hệ thực tế ở địa phương; chọn một làng nghề ở địa phương em sinh sống hoặc một làng nghề trong Bản đồ làng nghề Việt Nam và tìm hiểu về tiềm năng phát triển du lịch của làng nghề đã chọn.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: đọc, sưu tầm thông tin, hình ảnh, tư liệu về vấn đề thiên tai và biện pháp phòng chống.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV, Chuyên đề học tập Địa lí 11 – Chân trời sáng tạo.
  • Hình ảnh, tư liệu sưu tầm về chuyên đề Phát triển làng nghề.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Chuyên đề học tập Địa lí 11 – Chân trời sáng tạo.
  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Phát triển làng nghề.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GVtrình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về làng nghề và yêu cầu HS gọi tên làng nghề tương ứng với hình.
  4. Sản phẩm: Tên các làng nghề ứng với hình ảnh minh họa.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp quan sát một số hình ảnh về làng nghề ở Việt Nam.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát và gọi tên làng nghề tương ứng với từng hình ảnh.

- GV lần lượt trình chiếu từng hình ảnh:

 

Hình 1………………………………

 

Hình 2………………………………

 

Hình 3………………………………

 

Hình 4………………………………

 

Hình 5………………………………

 

Hình 6………………………………

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết của bản thân và gọi tên làng nghề tương ứng với hình ảnh.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện lần lượt HS gọi tên làng nghề tương ứng với mỗi hình ảnh.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

Hình 1: Làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp).

Hình 2: Làng lụa Vạn Phúc (Hà Nội).

Hình 3: Làng gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận).

Hình 4: Làng chiếu Định Yên (Đồng Tháp).

Hình 5: Làng mắm Phú Quốc (Kiên Giang).

Hình 6: Làng hoa giấy Thanh Tiên (Huế).

- GV cho HS quan sát video giới thiệu về một trong các làng nghề HS vừa gọi tên:

Làng chiếu Định Yên (Đồng Tháp): https://www.youtube.com/watch?v=qEetkOuATkk

- GV dẫn dắt HS vào bài chuyên đề: Ở nước ta, sự phát triển các làng nghề có vai trò quan trọng trong công việc xây dựng nông thôn mới; thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn; đồng thời góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Vậy, các làng nghề của nước ta được hình thành và phát triển như thế nào và tác động ra sao đến nền kinh tế - xã hội đất nước? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong Chuyên đề ngày hôm nay – Chuyên đề 3: Phát triển làng nghề.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG 1. KHÁI QUÁT

Hoạt động 1.1. Khái niệm

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được khái niệm làng nghề và làng nghề truyền thống.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 3.1, mục Ô cửa tri thức, thông tin mục I.1 SGK tr.35 và trả lời câu hỏi: Trình bày khái niệm làng nghề và làng nghề truyền thống.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời củaHS về khái niệm làng nghề, làng nghề truyền thống và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt:

+ Tại các vùng nông thôn ở nước ta, từ hàng nghìn năm trước đây, nhiều ngành, nghề thủ công đã ra đời nhằm tận dụng thời gian rảnh rỗi lúc nông nhàn. Nghề phụ từ chỗ chỉ phục vụ nhu cầu riêng đã trở thành hàng hóa dễ trao đổi, mang lại lơiu ích kinh tế lớn; từ một số nhà làm nghề, đã tỏa ra khắp làng.

+ Sự phát triền này đã làm xuất hiện một hình thức sản xuất có vai trò rất quan trọng ở nông thôn, đó là làng nghề.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 3.1, thông tin mục I.1 SGK tr.35 và trả lời câu hỏi: Trình bày khái niệm làng nghề và làng nghề truyền thống.

 

- GV cung cấp một số hình ảnh, video về làng nghề và làng nghề truyền thống (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1.1).

- GV hướng dẫn HS đọc mục Ô cửa tri thức SGK tr.35 để tìm hiểu về tiêu chí công nhận làng nghề.

- GV hướng dẫn HS sưu tầm thêm thông tin trên sách, báo, internet và thực hiện nhiệm vụ: Giới thiệu ngắn gọn về một làng nghề hoặc làng nghề truyền thống mà em yêu thích. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả, hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện 2 HS lần lượt trình bày khái niệm làng nghề và làng nghề truyền thống.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS giới thiệu ngắn gọn về một làng nghề hoặc làng nghề truyền thống mà em yêu thích (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1.1).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về khái niệm làng nghề, làng nghề truyền thống.  

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Khái quát

1. Khái niệm

- Làng nghề: là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn.

- Làng nghề truyền thống: làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời với sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.

 

HÌNH ẢNH, VIDEO VỀ LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

 

Làng trống Đọi Tam (Hà Nam)

 

Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp (Bình Dương)

 

Làng gốm Phù Lãng (Bắc Ninh)

 

Làng sản xuất muối Tuyết Diêm (Phú Yên)

 

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám

(Hà Giang)

 

Làng tương bần Yên Nhân (Hưng Yên)

Video làng nghề truyền thống làm nhang Thủy Xuân (Thừa Thiên Huế):

https://www.youtube.com/watch?v=EX9dzmiIWPw

Video làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp):

https://www.youtube.com/watch?v=hx-J2V8I8zg

 

Trả lời câu hỏi mở rộng:

     Làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp) khởi nguyên là Làng hoa Tân Quy Đông, một làng nghề truyền thống hơn trăm năm tuổi, nằm bên bờ sông Tiền quanh năm lộng gió, màu mỡ phù sa, ngập tràn ánh nắng, và được mệnh danh là xứ sở của các loài hoa kiểng.

     Lịch sử làng hoa Sa Đéc đã hình thành từ những năm đầu thế kỷ XX, ở vùng Tân Quy Đông chỉ có vài hộ trồng hoa để trang trí dịp tết. Thấy hoa hợp đất nở đẹp, dần dần số hộ trồng hoa đã tăng lên và mục đích kinh doanh được xác định. Về sau lan rộng ra các vùng như rạch Sa Nhiên, phường An Hòa, xã Tân Khánh Đông, và phường 3 thuộc TP Sa Đéc. Đến nay, tổng diện tích trồng hoa là hơn 510 ha, với trên 2.300 hộ dân, 2.000 loài hoa kiểng khác nhau, trở thành một trong những vựa hoa kiểng lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền Nam.

     Ngày nay, đặc điểm làng hoa Sa Đéc vẫn giữ nét khác biệt với hình ảnh các luống hoa thẳng tắp trên ruộng đất, bởi hoa ở đây được trồng trên các giàn cao, phía dưới là mặt nước xâm xấp được dẫn từ các con rạch chảy vào. Người dân cứ thế lội chân, mùa nước nổi thì dùng xuồng, len lỏi giữa các luống hoa mà ra công chăm sóc.

    Vườn hoa Sa Đéc trồng nhiều loài hoa đẹp như: cúc mâm xôi, cúc tiger, cúc đồng tiền, dạ yến thảo, cát tường, vạn thọ, hoa mười giờ, hoa dừa, đại phú, chiều tím, liễu hồng, xác pháo... Đặc biệt có khoảng 50 giống hoa hồng xuất khẩu như: hồng Grada màu tím sen, hồng Cleopatre màu hồng phấn, hồng Korokit màu gạch tôm, hồng Masseille màu trắng, hồng Elizabet phơn phớt, hồng Confidence màu vàng hột gà, hồng Nhung đỏ thắm mượt mà...

 

Làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp)

 

Festival Hoa - kiểng Sa Đéc

 

Làng hoa Sa Đéc - trên bến dưới thuyền

 

Trải nghiệm làm nông dân

 

Hoạt động 1.2. Đặc điểm

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được đặc điểm của làng nghề ở nước ta.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (4 – 6 HS/nhóm), khai thác Hình 3.2, thông tin mục I.2 SGK tr.36 và hoàn thành Phiếu học tập số 1:Trình bày đặc điểm của làng nghề ở nước ta. Cho ví dụ minh họa.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1của các nhóm về đặc điểm của làng nghề ở nước ta và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm).

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm, cụ thể như sau:

Khai thác Hình 3.2, thông tin mục I.2 SGK tr.36 và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

ĐẶC ĐIỂM CỦA LÀNG NGHỀ Ở NƯỚC TA

1. Đặc điểm

Nội dung

Biểu hiện

 

 

 

 

2. Ví dụ minh họa

………………………………………………………………

………………………………………………………………

………………………………………………………………

- GV cung cấp cho HS một số tư liệu về đặc điểm của làng nghề ở nước ta (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1.2).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 trình bày đặc điểm của làng nghề ở nước ta theo Phiếu học tập số 1.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1.

- GV kết luận về các đặc điểm của làng nghề ở nước ta.

2. Đặc điểm

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 1.2. 

HÌNH ẢNH, VIDEO VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LÀNG NGHỀ Ở NƯỚC TA

 

 

Làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông) – điểm du lịch hấp dẫn giữa lòng Hà Nội

 

 

Làng hương Thủy Xuân (Thừa Thiên Huế) - đậm bản sắc truyền thống

 

 

Nghệ nhân gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội) là lao động tại địa phương

https://www.youtube.com/watch?v=wkRLe3rZyEA

https://www.youtube.com/watch?v=ZTB4VpA-r3s

https://www.youtube.com/watch?v=wkEHh9d_SxM

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

ĐẶC ĐIỂM CỦA LÀNG NGHỀ Ở NƯỚC TA

1. Đặc điểm

Nội dung

Biểu hiện

Thứ nhất, sự phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch và xây dựng nông thôn mới.

Phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch và xây dựng nông thôn mới tác động lẫnh nhau.

Góp phần nâng cấp, hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa làng nghề, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Thứ hai, các làng nghề mới được phát triển theo hướng đảm bảo giá trị văn hóa truyền thống, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững.

- Khôi phục, bảo tồn, lưu giữ nét văn hóa truyền thống trong sản phẩm, bí quyết nghề nghiệp.

- Chú trọng thiết kế sản phẩm phù hợp với thị trường, nâng cao năng lực sản xuất, bảo vệ cảnh quan và môi trường làng nghề.

Thứ ba, nguồn lao động trong làng nghề thường là lao động thủ công, sống tại địa phương.

Nguồn lao động trong làng nghề bao gồm các nghệ nhân, thợ giỏi.

Đào tạo, truyền nghề, thực hành nghề thủ công truyền thống, lan tỏa giá trị của di sản văn hóa nghề truyền thống trong cộng đồng, sáng tạo các sản phẩm, tác phẩm mới có giá trị.

Thứ tư, quá trình sản xuất trong nhiều làng nghề có sự kết hợp giữa công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại, sản phẩm của làng nghề phong phú, đa dạng.

- Công nghệ truyền thống: tạo nên nét đặc trưng trong sản phẩm làng nghề.

- Công nghệ hiện đại: sử dụng vào công đoạn sản xuất, kết hợp giữa máy móc với sản xuất thủ công trong gốm, sứ, mây tre đan, điêu khắc đá,….

Sản phẩm chất lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Thứ năm, các cơ sở sản xuất trong làng nghề chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ.

Hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong các làng nghề: hộ gia đình (phổ biến nhất), tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp (công ty TNHH, công ty cổ phần,…).

Thứ sáu, các làng nghề thường gắn với khu vực nông thôn. Nhiều làng nghề có nguy cơ mai một, thất truyền.

- Phân bố: vùng nông thôn và các vùng ven đô thị.

- Thách thức: quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; thay đổi nhu cầu thị trường,…đặt ra thách thức trong gìn giữm bảo tồn làng nghề truyền thống. 

2. Ví dụ minh họa

     Ở xã Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) có nghề dát vàng, bạc quỳ rất tinh xảo. Từ 1 chỉ vàng, người thợ có thể dập thành gần 1 000 lá vàng với tổng diện tích hơn 1m2. Do đó, nghề này đòi hỏi cao sự tỉ mỉ, kiên trì, cần mẫn, cẩn thận, tinh tế và những bí quyết truyền thống của người thợ.

 

 

https://www.youtube.com/watch?v=aeEXbV-HS9I

 

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

, , , , , , ,

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Giáo án chuyên đề Địa lí 12 chân trời sáng tạo 2024 (file word)

BỘ GIÁO ÁN WORD BIÊN SOẠN:

  • Đầy đủ các bài học trong chương trình học mới
  • Khung soạn giáo án theo mẫu công văn mới nhất
  • Giáo án thiết kế nhiều hoạt động, bài tập hấp dẫn thú vị 
  • File tải về chuẩn font chữ, không lỗi chính tả giáo viên tùy ý chỉnh sửa thêm

THỜI ĐIỂM GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • 15/07 bàn giao 1/2 học kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 700k - Đặt bây giờ: 500k

Đặc biệt: 

  • Trọn bộ word + PPT: 1300k  - Đặt bây giờ: 1000k
  • Khi đặt, tặng miễn phí các tài liệu hỗ trợ giảng dạy : bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

=> Lưu ý: Đây bây giờ, chỉ gửi trước 50% (450k) đến lúc nhận đủ học kì 1 gửi số còn lại

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án chuyên đề Địa lí 12 chân trời sáng, soạn giáo án sách chuyên đề Địa lí 12 chân trời sáng, giáo án chuyên đề học tập lớp 12 sách mới chương trình 2023-2024

Giáo án lớp 12


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay