Tải giáo án chuyên đề Lịch sử 12 kết nối tri thức 2024 (file word) mới nhất. Giáo án chuyên đề biên soạn chi tiết cẩn thận bám sát nội dung các chuyên đề bài học trong sách chuyên đề học tập chương trình lớp 12. Tài liệu biên soạn dưới dạng File word, font chữ Time New Roman, tải về chỉnh sửa được. Mời thầy cô tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau chuyên đề này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tô chức cho HS cả lớp quan sát hình ảnh và xem video về Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình).
|
|
Phương đình Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) |
https://www.youtube.com/watch?v=ZbQptuWXRy4
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Xem và quan sát hình ảnh về Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình), em có nhận xét gì kiến trúc nơi đây?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, xem video, vận dụng một số kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong nhận xét về kiến trúc của Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình).
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Hoàn thành năm 1899, phương đình – công trình mặt tiền Nhà thờ chính toà Phát Diệm gợi lên hình ảnh về những mái đình, mái chùa truyền thống hơn là một nhà thờ Công giáo điển hình.
+ Công trình kiến trúc cao 25m, rộng 17m, dài 24m gồm ba tầng được xây dựng bằng đá phiến, lớn nhất là tầng dưới cùng được xây dựng bằng đá xanh. Trên 4 đỉnh tháp có 4 pho tượng bốn vị Thánh Sử, mà từ đường nét, tư thế đến đường mây nếp áo khiến ta dễ lầm với các pho tượng trong các đền chùa Việt Nam. Các vòm cửa bằng đá được lắp ghép đến trình độ tinh xảo. Giữa phương đình đặt một sập làm bằng đá nguyên khối, phía ngoài và bên trong là những bức phù điêu được khắc chạm trên đá hình ảnh chúa Giê-su và các vị thánh với những đường nét thanh thoát. Tầng thứ hai của phương đình treo một trống lớn. Tầng ba treo một quả chuông cao 1,4m, đường kính 1,1m, nặng gần 2 000 kg, quả chuông lớn ở phương đình được đúc năm 1890. Một tiếng chuông vang xa được ví như cả ba tỉnh (Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa) nghe thấy. Mái của nhà thờ Phát Diệm không cao vút kiểu ngọn tháp như những nhà thờ theo lối phương Tây mà là mái cong cổ kính như mái đình, mái chùa.
+ Kiểu kiến trúc độc đáo thể hiện sự kết hợp của văn hóa phương Đông và phương Tây, giữa Công giáo với các tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống ở Việt Nam.
- GV dẫn dắt HS vào bài chuyên đề: Vậy tín ngưỡng, tôn giáo là gì? Ở Việt Nam có những tín ngưỡng, tôn giáo nào? Các tín ngưỡng, tôn giáo này có những nét chính gì và biểu hiện như thế nào trong đời sống văn hóa – xã hội? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong chuyên đề này – Chuyên đề 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập * Tín ngưỡng: - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục I SGK tr.7 và trả lời câu hỏi: Hãy giải thích khái niệm tín ngưỡng. - GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về tín ngưỡng phổ biến ở Việt Nam (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1). - GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Cho biết ở Việt Nam có những tín ngưỡng phổ biến nào? * Tôn giáo: - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục I SGK tr.7 và trả lời câu hỏi: Hãy giải thích khái niệm tôn giáo. - GV cung cấp thêm cho HS tư liệu về tôn giáo: “Tôn giáo là thế giới bao gồm các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách siêu thực (hay hư ảo) với con người, nhằm lí giải những vấn đề trên trần thế cũng như những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Tôn giáo được biểu hiện đa dạng tùy thuộc vào những thời kì lịch sử, hoàn cảnh địa lí – văn hóa khác nhau của từng cộng đồng xã hội hay tôn giáo khác nhau”. (Đặng Nghiệm Vạn. Lí luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2012, tr.82). - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục Em có biết SGK tr.7 để tìm hiểu về sự không đồng nhất giữa tôn giáo, tín ngưỡng và mê tín, dị đoan. - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, kết hợp sưu tầm tư liệu trên sách, báo, internet và trả lời câu hỏi: Nêu sự khác nhau giữa tín ngưỡng và mê tín dị đoan. - GV mở rộng kiến thức, hướng dẫn HS tìm hiểu về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong Hiến pháp. Ở Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được ghi nhận ngay từ Hiến pháp đầu tiên năm 1946 và được khẳng định lại trong Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992, 2013. Điều 24 Hiến pháp năm 2013 quy định như sau:
- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trao đôi và trả lời câu hỏi: Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thể hiện điều gì? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS giải thích khái niệm tín ngưỡng. - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu một số tín ngưỡng phổ biến ở Việt Nam: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và Quốc tổ Hùng Vương, tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ Thành Hoàng, tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc,…. - GV mời đại diện 1 – 2 HS giải thích khái niệm giải thích khái niệm tôn giáo. - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu sự khác nhau giữa tín ngưỡng và mê tín dị đoan (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1). - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu ý nghĩa của Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: + Hiến pháp 2013 sử dụng cụm từ “mọi người” khi nói đối tượng có quyền tự do tín ngưỡng thể hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ là một quyền cơ bản của công dân như các Hiến pháp trước đây ghi nhận, mà nó còn là một trong những quyền cơ bản của con người. + Quyền tin theo một tín ngưỡng nào đó không lệ thuộc vào người đó có quyền công dân hay không, đây là một hiện tượng thuộc về tư tưởng, tâm linh. + Việc ghi nhận quyền tự do tín ngưỡng tạo môi trường pháp lý cho các tổ chức, cá nhân hoạt động tôn giáo. Do đây là quyền cơ bản của con người nên việc hạn chế đối với hoạt động tín ngưỡng phải được cụ thể hóa bằng quy định của pháp luật. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo. - GV chuyển sang nội dung mới. |
I. Khái lược về tín ngưỡng và tôn giáo - Tín ngưỡng: là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân, cộng đồng. - Tôn giáo: là niềm tin của con người tồn tại ới hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lí, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
|
||||||||||||||||||||||||||
TƯ LIỆU VỀ MỘT SỐ TÍN NGƯỠNG PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM
|
Hoạt động II.1. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và Quốc tổ Hùng Vương
- Chia sẻ việc thực hành, trải nghiệm thờ cúng tổ tiên (ở gia đình) hoặc tổ họ (ở dòng họ hoặc địa phương em): thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, các nghi thức chính, ý nghĩa,…
- Thông qua thực hành, trải nghiệm thực tế, kết hợp khai thác thông tin và tư liệu trong mục, hãy trình bày nguồn gốc, biểu hiện thực hành và giá trị nhân văn của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ Quốc tổ Hùng Vương.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: Ở Việt Nam, có nhiều loại hình tín ngưỡng khác nhau. Tùy từng góc độ tiếp cận, có thể chia làm các loại hình tín ngưỡng chính như: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Thành hoàng, thờ anh hùng dân tộc, thờ tổ nghề, thờ cúng Thổ thần,… - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Chia sẻ việc thực hành, trải nghiệm thờ cúng tổ tiên (ở gia đình) hoặc tổ họ (ở dòng họ hoặc địa phương em): thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, các nghi thức chính, ý nghĩa,… - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau: + Nhóm 1, 3: Tìm hiểu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. + Nhóm 2, 4: Tìm hiểu về tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương. * Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên - GV giải thích cho HS khái niệm cơ bản: + “Tổ tiên”: những người có cùng huyết thống nhưng đã mất như cụ kỵ, ông bà, cha mẹ, … những người có công sinh thành và nuôi dưỡng, những người anh, em đã mất có ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của thế hệ những người đang sống. + “Thờ cúng”: là yếu tố mang tính thực hành lễ nghi, là sự thực hành một loạt động tác (khấn, vái, quỳ, lạy…) của người gia trưởng tộc trưởng là các hậu sinh, hậu thế. Đó là chuỗi hoạt động dưới dạng hành lễ và được các gia tộc, cộng đồng, quốc gia quy định bởi quan niệm, phong tục, tập quán của mỗi loại nhóm chủ thể cộng đồng, dân tộc trong các thời kỳ. - GV nêu nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 1, 3 như sau: Khai thác Hình 3 – 4, thông tin mục II.1 SGK tr.7, 8 và hoàn thành Phiếu học tập số 1:
- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên (Đính kèm phía dưới Hoạt động II.1). - GV hướng dẫn HS đọc mục Kết nối với Internet SGK tr.8 để tìm hiểu về chương trình “Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt” (thực hiện năm 2021), thuộc Đề án “Hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo” của Đài tiếng Việt Nam (VOV). * Quốc tổ Hùng Vương - GV dẫn dắt: + Ngoài phạm vi gia đình, dòng họ, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn mở rộng trong làng xã (thờ tổ làng, tổ nghề) và cả nước (thờ Quốc tổ Hùng Vương). + Trong tâm thức người Việt Nam, các vua Hùng được coi là biểu tượng, vị tổ dựng nước của dân tộc. - GV nêu nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 2, 4 như sau: Khai thác Hình 5, mục Em có biết, Tư liệu, Bảng 1, thông tin mục II.1 SGK tr.8, 9 và hoàn thành Phiếu học tập số 2:
- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương (Đính kèm phía dưới Hoạt động II.1). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp, trả lời câu hỏi, hoàn thành Phiếu học tập số 1, Phiếu học tập số 2. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ việc thực hành, trải nghiệm thờ cúng tổ tiên (ở gia đình) hoặc tổ họ (ở dòng họ hoặc địa phương em). - GV mời đại diện 2 nhóm lần lượt trình bày về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và Quốc tổ Hùng Vương theo Phiếu học tập số 2 và số 3. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về: + Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục văn hóa truyền thống, có vai trò vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam hiện nay. Trong bối cảnh mở cửa hội nhập, việc bảo lưu và phát huy tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã và đang là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. + Tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là biểu tượng của sự đoàn kết dân tộc, là điểm hội tụ tâm linh của người Việt, những giá trị của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đang được cộng đồng người Việt gìn giữ, bảo vệ, trao truyền và phát huy trong đời sống. - GV chuyển sang nội dung mới. |
II. Một số tín ngưỡng ở Việt Nam 1. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và Quốc tổ Hùng Vương Kết quả Phiếu học tập số 1, Phiếu học tập số 2 đính kèm phía dưới Hoạt động II.1. |
||||||||||||||||||||
TƯ LIỆU VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN
https://www.youtube.com/watch?v=OPa1geszeas
TƯ LIỆU VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
|
.....
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 kết nối tri, soạn giáo án sách chuyên đề Lịch sử 12 kết nối tri,, giáo án chuyên đề học tập lớp 12 sách mới chương trình 2023-2024