Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Trình bày được các nội dung cơ bản đã học trong sách Ngữ văn 6, chủ yếu là tập hai, gồm các kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe, các đơn bị kiến thức tiếng việt, văn học.
- Nắm được yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập giúp em tự đánh giá kết quả học tập cuối kì.
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản có cùng chủ đề.
- Có ý thức học tập, hoàn thành các bài tập
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của HS - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV dẫn dắt: Bài học hôm nay chúng ta cùng ôn tập, chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối học kì 2. | - HS tự bộc lộ
|
TIẾT 1
Hoạt động 1: Ôn luyện về đọc hiểu và viết
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 7 nhóm nhỏ theo thứ tự từ 1à 7, mỗi nhóm thực hiện 1 bài tập Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | HS hoàn thiện các bài tập vào vở
|
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Câu 1: Thống kê tên các thể loại, kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn 6, tập 1.
- Văn bản văn học
+ Truyện (Truyền thuyết và Cổ tích):
+ Thơ lục bát:
+ Kí (Hồi kí và Du kí)
- Văn bản nghị luận:
+ Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ.
+ Vẻ đẹp của một bài ca dao.
+ Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước.
- Văn bản thông tin
+ Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập.
+ Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ.
+ Giờ Trái Đất.
Câu 2: Nêu nội dung chính của các văn bản đọc hiểu trong sách Ngữ văn 6, tập 1 theo bảng sau:
Loại | Tên văn bản | Nội dung chính |
Văn bản văn học | Thánh Gióng.
- Thạch Sanh.
- Sự tích Hồ Gươm.
- À ơi tay mẹ.
- Về thăm mẹ.
- Trong lòng mẹ.
- Đồng Tháp Mười mùa nước nổi.
- Thời thơ ấu của Hon-đa. | - Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. - Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta. - Truyện Sự tích hồ Gươm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc. - À ơi tay mẹ là bài thơ bày tỏ tình cảm của người mẹ với đứa con nhỏ bé của mình. Qua hình ảnh đôi bàn tay và những lời ru, bài thơ đã khắc họa thành công một người mẹ Việt Nam điển hình: vất vả, chắt chiu, yêu thương, hi sinh...đến quên mình. - Về thăm mẹ là bài thơ thể hiện tình cảm của người con xa nhà trong một lần về thăm mẹ mình. Mặc dù mẹ không ở nhà nhưng hình ảnh mẹ hiễn hữu trong từng sự vật thân thuộc xung quanh. Mỗi cảnh, mỗi vật đều biểu hiện sự vất vả, sự tần tảo, hi sinh và đặc biệt là tình thương yêu của mẹ dành cho con. - Đoạn trích Trong lòng mẹ đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh. - Qua văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, tác giả đã kể về trải nghiệm của bản thân khi được đến vùng đất Đồng Tháp Mười. Đó là một chuyến thú vị, tác giả đã được tìm hiểu nhiều hơn về cảnh vật, thiên nhiên, di tích, ẩm thực và cả con người nơi đây. - Đoạn kí Thời thơ ấu của Hon-đa kể về tuổi thơ sớm nhận ra hứng thú của Hon-đa với máy móc, kĩ thuật. Đồng thời, tác phẩm cũng nêu lên ước mộng của tác giả, một trong những yếu tố liên quan đến sự nghiệp của ông sau này. |
Văn bản nghị luận | Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ. - Vẻ đẹp của một bài ca dao. - Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước. | - Qua Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ, Nguyễn Đăng Mạnh đã chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn nhạy cảm, khao khát tình yêu thường và đồng cảm với phụ nữ, trẻ em, người lao động và người dân nghèo. Sự đồng cảm và tình yêu đặc biệt ấy xuất phát từ chính hoàn cảnh xuất thân và môi trường sống của ông. - Qua Vẻ đẹp của một bài ca dao, Hoàng Tiến Tựu đã nêu lên ý kiến của mình về vẻ đẹp cũng như bố cục của một bài ca dao. Qua đó thể hiện khả năng lập luận xuất sắc của tác giả. - Qua văn bản Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước, Bùi Mạnh Nhị đã chứng minh rằng Thánh Gióng là một tác phẩm thành công, tiêu biểu viết về lòng yêu nước của dân tộc. |
Văn bản thông tin | - Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập. - Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ. - Giờ Trái Đất. | - Văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập đã cung cấp đầy đủ thông tin về sự kiện ra đời bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ cung cấp thông tin về trận chiến lịch sử dân tộc ta. - Giờ Trái Đất đã cung cấp đầy đủ thông tin về nguyên nhân, sự hình thành và phát triển của chiến dịch này. |
Câu 3: Những điểm cần chú ý về cách đọc truyện (truyền thuyết, cổ tích), thơ (lục bát) và kí (hồi kí, du kí)
Cần chú ý về hình thức và nội dung khi tìm hiểu các văn bản trên.
Câu 4: Trong sách Ngữ văn 6, tập 1 có những nội dung nào gần gũi và có tác dụng với đời sống hiện nay và với chính bản thân mình. Hãy nêu lên một văn bản và làm sáng tỏ điều đó.
HS tự làm
Câu 5: Thống kê tên các kiểu văn bản và yêu cầu luyệt viết các kiểu văn bản đó trong sách Ngữ văn 6, tập 1 theo mẫu sau:
- Viết được bài hoặc đoạn văn kể về một kỉ niệm của bản thân.
- Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích.
- Tập làm thơ lục bát.
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ.
- Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự việc.
Câu 6: Nêu các bước tiến hành một văn bản, chỉ ra nhiệm vụ của mỗi bước:
----------------------- Còn tiếp -------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác