Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Vận dụng được những hiểu biết về văn bản, đoạn văn và một số từ Hán Việt thông dụng vào đọc, viết, nói và nghe.
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực mở rộng chủ ngữ trong nói và viết.
- Kĩ năng nhận biết, hiểu nghĩa từ Hán Việt, phân biệt từ Hán Việt và từ thuần Việt.
- Kĩ năng đặt nhan đề phù hợp cho văn bản.
- Kĩ năng phân tích đoạn văn.
- Kĩ năng viết một đoạn văn với câu chủ đề nhất định.
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV dung kĩ thuật KWL để gợi mở vấn đề:
K – Điều đã biết (Liệt kê điều em đã biết về từ Hán Việt và đoạn văn) | W – Điều muốn biết (Những điều em muốn biết về cácch giải thích nghĩa từ Hán Việt và cách viết đoạn văn) | L – Điều học được (Điều em học được khi viết đoạn văn nêu cảm nhận về một bài thơ trong chủ đề trước) |
…………………………… …………………………… ……………………………
|
………………………….. ……………………………. ……………………………. |
……………………………. ……………………………. ……………………………. |
- HS thực hiện và chia sẻ.
- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về từ Hán Việt, các tri thức về văn bản và đoạn văn.
Hoạt động 1: Xác định khái niệm từ Hán Việt
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ Bài tập 1 - GV hướng dẫn HS đọc phần Kiến thức ngữ văn và nêu khái niệm từ Hán Việt. Hãy lấy 2-3 ví dụ về từ Hán Việt mà em biết. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ + Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. - GV lưu ý: Các yếu tố cấu tạo từ Hán Việt thường không có khả năng dùng như một từ đơn để tạo câu như các yếu tố thuần Việt cùng nghĩa. Ví dụ, không thể tách tiếng hà khỏi từ sơn hà để nói "Việt Nam có rất nhiều hà" mà chỉ có thể nói "Việt Nam có rất nhiều sông". Đây là một trong những dấu hiệu phân biệt từ Hán Việt với từ thuần Việt và với những từ gốc Hán đã được mượn từ trước khi hình thành lớp từ Hán Việt và được Việt hóa ở mức độ cao, như: áo, quần, buồm, buồng. | I. Tri thức tiếng việt
Từ Hán Việt: là những từ mà tiếng Việt mượn từ tiếng Hán (tiếng Trung Quốc) được đọc theo cách đọc Hán Việt. Ví dụ: sơn hà, quốc gia, vĩ đại, nhân ái,...
|
Hoạt động 2: Tìm và giải thích nghĩa từ Hán Việt trong câu
---------------- Còn tiếp -------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác