Soạn mới giáo án Ngữ Văn 6 Cánh diều bài 7: Thực hành tiếng Việt

Soạn mới Giáo án Ngữ Văn 6 cánh diều bài thực hành tiếng Việt bài 7: thực hành tiếng việt. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Phân biệt được hai cách viết hoa (viết hoa tên riêng và viết hoa tu từ).

- Nhận biết từ láy và phân tích, chỉ ra tác dụng miêu tả, biểu cảm của chúng trong văn bản.

- Nhận biết và chi ra tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

- Năng lực mở rộng chủ ngữ trong nói và viết.

  1. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực xác định cách viết hoa, xác định từ láy, nhận biết biện pháp tu từ hoán dụ.

  1. Phẩm chất:

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.  

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
  4. c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh – Ai thắng?

GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, hãy tìm các từ láy trong bài thơ Lượm. Đội nào tìm nhanh và đúng nhất sẽ giành chiến thắng.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Gv dẫn dắt: Từ láy  cũng như biện pháp tu từ hoán dụ có giá trị biểu cảm, làm tăng thêm sức gọi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về cách viết hoa, từ láy, biện pháp tu từ hoán dụ.

- HS tham gia trò chơi

 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm và phân biệt cách viết hoa trong hai bài thơ

  1. Mục tiêu: Nắm được cách phân biệt cách viết hoa trong hai bài thơ.
  2. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

Bài tập 1

- GV yêu cầu HS xếp các từ được viết hoa trong hai bài thơ Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ) và Lượm (Tố Hữu) vào hai nhóm: viết hoa tên riêng và viết hoa tu từ.

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thực hiện nhiệm vụ

+ Dự kiến sản phẩm:

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

- GV củng cố kiến thức: Từ tiếng việt có thể do một tiếng hoặc nhiều tiếng tạo thành.

Bài tập 1:

a) Viết hoa tên riêng

Đêm nay Bác không ngủ: Hồ Chí Minh.

+ Lượm: Hàng Bè, Mang Cá, Hà Nội, Lượm.

b) Viết hoa tu từ (Viết hoa để thể hiện sự kính trọng đặc biệt): Bác, Người Cha.

 

 

Hoạt động 2: Xác định và phân tích từ láy

  1. Mục tiêu: Biết xác định từ láy và chỉ ra ý nghĩa, tác dụng từ láy trong văn bản.
  2. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

NV1: Bài 2

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: tìm các từ láy trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ)

- GV hướng dẫn HS phân tích tác dụng miêu tả, biểu cảm của một từ láy.

- GV hướng dẫn HS cách phân biệt từ ghép và từ láy trong một số trường hợp:

NV2: Bài 3

- GV hướng dẫn HS hình dung ra chú bé Lượm qua các từ láy khổ 2 của bài thơ Lượm.

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

Bài tập 2:

- Các từ láy: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng, mơ màng, lồng lộng, thổn thức, bồn chồn, bề bộn, đinh ninh, phăng phắc, nằng nặc, mênh mông

- Phân tích tác dụng của một số từ:

+  Bề bộn: Thể hiện sự ngổn ngang, lo lắng không yên cho sức khỏe của Bác.

+ Bồn chồn:diễn tả chân thực tâm trạng không yên lòng, thấp thỏm, lo lắng của anh đội viên về sức khỏe của Bác. Tâm trạng đó cho thấy tình yêu thương sâu sắc của anh đội viên đối với vị lãnh tụ kính yêu của mình.

 

Bài tập 3:

Các từ láy giúp em hình dung dáng hình của Lượm: nhỏ nhắn, tinh nghịch, hồn nhiên, nhanh nhẹn.

 

 

 

Hoạt động 3: Xác định khái niệm hoán dụ

  1. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm và cách xây dựng cụm danh từ.
  2. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS quan sát hai câu thơ sau:

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

- GV yêu cầu HS xác định hóa dụ trong hai dòng thơ trên: “Áo chàm” là loại trang phục mà đồng bào dân tộc ở vùng Việt Bắc thường mặc. Vì vậy, hình ảnh áo chàm gợi sự liên tưởng tới những người dân bịn rịn, lưu luyến khi tiễn cán bộ về xuôi.

- GV hướng dẫn HS: từ ví dụ phân tích trên, hãy rút ra định nghĩa về phép tu từ hoán dụ . Tác dụng của BPTT hoán dụ trong văn bản.

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

 

Hoán dụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Khái niệm:Là gọi sự vật, hiện tượng A bằng tên sự vật, hiện tượng. Dựa trên mối quan hệ gần gũi giữa A và B.

- Tác dụng: tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

 

 

 

Hoạt động 4: Tìm và phân tích hoán dụ

  1. Mục tiêu: HS tìm và phâ tích được biện pháp tu từ hoán dụ
  2. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

--------------- Còn tiếp -------------------

Soạn mới giáo án Ngữ Văn 6 Cánh diều bài 7: Thực hành tiếng Việt

PHÍ GIÁO ÁN:

Toán, Văn mỗi môn:

  • Word phí 300k/kì, 350k/cả năm
  • Powerpoint 400k/kì, 450k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 500k - 550k/cả năm

Các môn còn lại mỗi môn:

  • Word phí 300k/kì, 350k/cả năm
  • Powerpoint 300k/kì, 400k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 400k - 450k/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí


Từ khóa tìm kiếm: giáo án văn 6 cánh diều mới, soạn giáo án ngữ văn 6 mới Cánh diều bài thực hành tiếng việt, giáo án soạn mới ngữ văn 6 cánh diều

Soạn mới giáo án ngữ văn 6 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay