Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt.
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
- Năng lực viết, tạo lập văn bản.
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi.
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: Em từng tham gia lễ hội hay hoạt động văn hóa nào được tổ chức gần đây không? Em có kể tóm tắt những hoạt động chính trong lễ hội ấy không? HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận, thuật lại ngắn gọn + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá GV dẫn dắt vài bài: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách viết bài văn tả cảnh sinh hoạt. | - HS chia sẻ và nêu cảm nghĩ của mình. |
Hoạt động 1: Định hướng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV cho HS đọc văn bản tả keo vật của nhà văn Kim Lân và trả lời các câu hỏi sau: + Em định tả lại hoạt động gì? Tả hoạt động khác gì tả người (tả chân dung) và tả cảnh? + Hãy liệt kê và chỉ ra các chi tiết dùng nhiều động từ và tính từ trong đoạn trích Keo vật. + Chỉ ra các diễn biến được miêu tả trong đoạn trích.
- GV yêu cầu HS hãy rút ra nhận xét: Thế nào là tả cảnh sinh hoạt? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Dự kiến sản phẩm: - Tả hoạt động khác tả người (chân dung) và tả cảnh ở chỗ tả người và tả cảnh hầu như tả tĩnh, dùng danh từ, tính từ nhiều hơn; còn t hoạt động là tả động, sẽ phải dùng động từ tính từ nhiều hơn,... - Các chi tiết dùng nhiều động từ, tính từ: Anh vờn tả, đánh hữu, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hóa khôn lường; Ông Cản Ngũ thì xem ra có vẻ lờ ngờ, chậm chạp…. + Các diễn biến chính: · Ông đô già đánh trống · Quắm Đen quay ra đứng giữa sới, ông Cản Ngũ bước xuống · Quắm Đen lăn xả vào ông Cản Ngũ… Ông Cản Ngũ bỗng bước hụt, mất đà. · Ông Cản Ngũ chưa ngã, lật ngược tình thế và giành chiến thắng · Keo vật bị đánh bại. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | I. Tìm hiểu chung 1. Định nghĩa - Tả cảnh sinh hoạt là miêu tả hoạt động của một hay nhiều người trong quá trình lao động, học tập hoặc tham gia các hoạt động văn hóa thể thao du lịch lễ hội,... 2. Yêu cầu - Em định tả lại hoạt động gì? Tả hoạt động khác gì tả người (chân dung) và tả cảnh? - Tả hoạt động phải tập trung miêu tả các hành động, trạng thái của nhân vật thể hiện bằng các động từ, tính từ. Liên hệ với các chi tiết miêu tả hành động, trạng thái của nhân vật trong đoạn trích trên. - Tả hoạt động cần nêu được các diễn biến của một hoạt động. Tham khảo các diễn biến của keo vật được miêu tả trong đoạn trích trên.
|
Hoạt động 2: Thực hành
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS quan sát sách và trả lời: Để viết một bài văn tả cảnh sinh hoạt được tốt, chúng ta cần làm theo mấy bước? - GV có thể cho HS xem lại một trận đấu bóng đá gần đây trong vòng loại Worldcup. - GV hướng dẫn HS thực hiện theo yêu cầu từng bước để làm đề văn trong SGK + Trong bước chuẩn bị: GV yêu cầu HS đọc kĩ yêu cầu của đề, tìm hiểu về bóng đá qua một số câu hỏi sau: Đâu không phải thông tin về bóng đá? A. Tên gọi khác: Túc cầu. B. Được mệnh danh là "môn thể thao hoàng gia". C. Ngoại trừ thủ môn, các cầu thủ khác đều không được cố ý dùng tay hoặc cánh tay để chơi bóng (trừ trường hợp ném biên). D. Thường mỗi đội sẽ có 11 cầu thủ trên sân.
Chọn phương án chứa các động từ, tính từ phù hợp khi miêu tả trận bóng đá? A. Cơ thủ, lỗ, gậy, bi-a, cầm cơ, lực, siết cán. B. Bóng, chắn, phát bóng, đập, đệm, lưới. C. Sút, ném biên, cầu thủ, thủ môn, cổ động viên. D. Ném, tung, nhảy, chạy, vận động viên, cổ động viên.
+ Tìm ý và lập dàn ý: GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi theo SGK. - Tìm ý, dựa vào phần chuẩn bị ở trên, em hãy đặt và trả lời các câu hỏi. - Từ đó, GV hướng dẫn HS lập dàn ý theo bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | 2. Thực hành Bài tập: Tả lại một trận bóng đá mà em đã chứng kiến. - Chuẩn bị: Tìm hiểu yêu cầu tả lại trận bóng đá. - Tìm ý và lập dàn ý: · Tìm ý bằng cách đặt ra và trả lời các câu hỏi · Lập dàn ý bằng cách dựa vào các ý đã tìm được, sắp xếp lại theo 3 phần lớn của bài văn.
|
Hoạt động 3: Thực hành viết bài
----------------- Còn tiếp ----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác