Soạn mới giáo án Ngữ Văn 6 Cánh diều bài 9: Thực hành tiếng Việt

Soạn mới Giáo án Ngữ Văn 6 cánh diều bài Thực hành tiếng Việt bài 9: Thực hành tiếng Việt. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của trạng ngữ, vận dụng được những hiểu biết về trạng ngữ vào đọc, viết, nói và nghe.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

- Năng lực mở rộng chủ ngữ trong nói và viết.

  1. Năng lực riêng biệt:

- Kĩ năng xác định trạng ngữ, phân biệt trạng ngữ với các thành phần khác của câu.

- Kĩ năng phân tích trạng ngữ,

- Kĩ năng tạo lập trạng ngữ trong viết văn bản.

  1. Phẩm chất:

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.  

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
  4. c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

- GV dung kĩ thuật KWL để gợi mở vấn đề:

K – Điều đã biết

(Liệt kê điều em đã biết về trạg ngữ ở Tiểu học)

W – Điều muốn biết

(Những điều em muốn biết về cách sử dụng, công dụng của trạng ngữ)

L – Điều học được

(Điều em học được khi sử dụng trạng ngữ trong câu, văn bản)

 

……………………………

……………………………

……………………………

 

 

…………………………..

…………………………….

…………………………….

 

…………………………….

…………………………….

…………………………….

 

- HS thực hiện và chia sẻ.

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về trạng ngữ.

 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhắc lại các kiến thức cơ bản về trạng ngữ

  1. Mục tiêu: Nắm được kiến thức cơ bản về trạng ngữ.
  2. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, trả lời câu hỏi:

+ Nhớ lại khái niệm trạng ngữ đã học ở Tiểu học

+ Đặt một câu ví dụ về trạng ngữ

- GV yêu cầu HS đọc phần Kiến thức ngữ văn để nắm rõ hơn về khái niệm trạng ngữ

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thực hiện nhiệm vụ

+ Dự kiến sản phẩm:

- HS nêu cách hiểu về trạng ngữ

- HS lấy ví dụ có trạng ngữ trong câu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

 

I. Tri thức tiếng việt

Trạng ngữ

- Là thành phần phụ trong câu, chỉ bối cảnh (thời gian, vị trí, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, tính chất,...) của sự việc nêu trong câu (thực chất là bối cảnh của sự việc nêu ở vị ngữ).

 

- Trả lời cho các câu hỏi Khi nào?, Ở đâu?, Vì sao?, Để làm gì?, Bằng gì?, Như thế nào?...

 

- Mặc dù không phải là thành phần bắt buộc trong cấu trúc của câu trò quan trọng về ý nghĩa và có chức năng liên kết các câu, các đoạn trong văn bản.

 

 

Hoạt động 2: Xác định và phân tích trạng ngữ

  1. Mục tiêu: Tìm và phân tích trạng ngữ
  2. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn HS làm các bài tập

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu và làm bài tập 1

- Xác định trạng ngữ, phân biệt trạng ngữ với chủ ngữ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài tập 2

- GV hướng dẫn HS tìm ba trạng ngữ chỉ thời gian trong truyện Bức

Tranh của em gái tôi và chỉ ra vai trò liên kết câu của một trong các trạng ngữ đó.

- GV hướng dẫn HS cách xác định tác dụng của trạng ngữ: Tác dụng của một trạng ngữ chỉ thời gian đối với việc liên kết các câu trong một đoạn văn:

+ Trạng ngữ chỉ thời gian tạo bối cảnh thời gian chung cho các sự việc nêu ở các câu trong đoạn.

+ Mỗi trạng ngữ chỉ thời gian đánh dấu một bối cảnh thời gian chung cho các sự việc nêu trong một đoạn văn nên nó có tác dụng đánh dấu sự chuyển đổi giữa các mốc thời gian trong văn bản.

 

Bài tập 3:

GV hướng dẫn HS phân tích ảnh hưởng của việc lược bỏ trạng ngữ đến ý nghĩa của câu và rút ra nhận xét về vai trò của trạng ngữ đối với ý nghĩa của câu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài tập 4

 GV hướng dẫn HS so sánh vị trí của trạng ngữ và giải thích sự lựa chọn của tác giả

 

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

- GV củng cố kiến thức:

II. Thực hành

Bài tập 1:

– Cụm từ “ngày hôm nay” ở câu b là trạng ngữ.

– Căn cứ để xác định cụm từ “ngày hôm nay” ở câu b là trạng ngữ:

+ Về vai trò củ pháp, khác với chủ ngữ ("ngày hôm nay” ở câu a) là thành phân

chính (có tính bắt buộc), trạng ngữ là thành phần phụ không bắt buộc trong câu: có thể lược bỏ trạng ngữ “ngày hôm nay” ở câu b mà không ảnh hưởng đến tính trọn vẹn của câu

+ Về ý nghĩa, cụm từ “ngày hôm nay” ở câu b) chỉ thời gian diễn ra sự việc nêu ở vị ngữ. Đây là ý nghĩa đặc trưng của trạng ngữ.

- Về hình thức, cụm từ “ngày hôm nay” ở câu b) trả lời cho câu hỏi Khi nào? (là câu hỏi đặc trưng của trạng ngữ).

Ngoài ra, khi đứng đầu câu hoặc trước vị ngữ, trạng ngữ thường được tách biệt bởi dấu phẩy (còn chủ ngữ nói chung không có đặc điểm này).

Bài tập 2:

- Ba trạng ngữ chỉ thời gian: một hôm, hôm đó, kể từ hôm đó.

- Tác dụng:

+ Trạng ngữ một hôm nêu bối cảnh thời gian chung của câu chứa nó và các câu còn lại trong đoạn (các sự việc nêu ở những câu trong đoạn đều xảy ra vào một hôm). Nhờ đó, các câu trong đoạn được gắn kết với nhau về ý nghĩa.

+ Trạng ngữ kể từ hôm đó đánh dấu một mốc thời gian mới gắn với sự chuyển đổi về tâm lí của người anh trong câu chuyện.

 

 

Bài tập 3:

+ Ở câu a), việc lược bỏ trạng ngữ (Làng quê toàn màu vàng.) sẽ khiến câu thu được mang một ý nghĩa không phù hợp, không chân thực (vì đặc điểm toàn màu vàng chỉ phù hợp về nghĩa với làng quê vào mùa đông, giữa ngày mùa (chứ không phù hợp về nghĩa với làng quê vào các mùa khác).

+ Ở câu b), việc lược bỏ trạng ngữ (trong tranh) sẽ khiến cậu không diễn đạt được ý nghĩa: chú bé đang ngôi nhìn ra ngoài cửa số là nhân vật ở trong tranh chứ không phải người ở ngoài đời sống hiện thực.

+ Ở câu c), sau khi lược bỏ trạng ngữ, câu thu được (Má đạp xe đi về...) sẽ không thể hiện được nỗi vất vả của người mẹ (trong suy nghĩ của người con – nhân vật Thủy).

- Nhận xét về vai trò của trạng ngữ đối với ý nghĩa của câu :

Tuy là thành phần phụ không bắt buộc (về cú pháp) nhưng trạng ngữ có vai trò quan trọng ý nghĩa. Điều này thể hiện ở chỗ trong nhiều trường hợp, việc lược bỏ trạng ngữ sẽ khiến nghĩa của câu không đầy đủ, rõ ràng, không phù hợp với nội dung cần biểu đạt

 

Bài tập 4:

 

– Ở câu a1 trạng ngữ chỉ mục đích (để biết chính xác hơn nữa) được đặt trước cụm chủ vị; còn ở câu a2 trạng ngữ này được đặt sau cụm chủ vị. Sở dĩ cách diễn đạt ở câu a, được lựa chọn vì cách diễn đạt này giúp tạo sự liên kết chặt chẽ giữa câu chứa nó với câu đứng trước và thể hiện được rõ hơn ý nhấn mạnh vào thông tin nêu ở trạng ngữ. Ngoài ra, cách diễn đạt này còn để tránh lặp cấu trúc, khiến chuỗi câu đơn điệu.

– Ở câu b1 trạng ngữ chỉ vị trí (trước đền) được đặt ở đầu câu (ngay sau câu đứng trước). Ở câu b2 trạng ngữ này được chuyển xuống vị trí cuối câu. Sở dĩ tác giả chọn cách diễn đạt ở b, vì cách diễn đạt này giúp tạo sự liên kết chặt chẽ hơn, liền mạch hơn giữa câu chứa nó với câu đứng trước. Nếu đặt trạng ngữ ở cuối câu như cách diễn đạt ở b2 mối liên hệ giữa câu chứa trạng ngữ và câu đứng trước sẽ trở nên rời rạc.

 

 

Hoạt động 3: Thực hành về trạng ngữ

  1. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm về trạng ngữ.
  2. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

----------------- Còn tiếp ---------------------

Soạn mới giáo án Ngữ Văn 6 Cánh diều bài 9: Thực hành tiếng Việt

PHÍ GIÁO ÁN:

Toán, Văn mỗi môn:

  • Word phí 300k/kì, 350k/cả năm
  • Powerpoint 400k/kì, 450k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 500k - 550k/cả năm

Các môn còn lại mỗi môn:

  • Word phí 300k/kì, 350k/cả năm
  • Powerpoint 300k/kì, 400k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 400k - 450k/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí


Từ khóa tìm kiếm: giáo án văn 6 cánh diều mới, soạn giáo án ngữ văn 6 mới Cánh diều bài thực hành tiếng việt, giáo án soạn mới ngữ văn 6 cánh diều

Soạn mới giáo án ngữ văn 6 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay