Soạn mới giáo án Ngữ Văn 6 Cánh diều bài 6: Thực hành tiếng Việt

Soạn mới Giáo án Ngữ Văn 6 cánh diều bài Thực hành tiếng Việt bài 6: Thực hành tiếng Việt. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS xác định được từ ghép và từ láy.

- Phân tích và chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của các từ ghép và thành ngữ (là sự sáng tạo của nhà văn Tô Hoài)

- Biết cách xác định chủ ngữ là cụm danh từ (chủ ngữ mở rộng).

- Phân tích cụm danh từ là chủ ngữ mở rộng: xác định được thành tố trung tâm, các thành tố phụ và nêu được tác dụng của việc mở rộng.

- Biết mở rộng chủ ngữ bằng cụm từ trong thực hành viết một đoạn văn.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

- Năng lực mở rộng chủ ngữ trong nói và viết.

  1. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực xác định từ, xác định cụm danh từ, mở rộng chủ ngữ bằng cụm từ.

  1. Phẩm chất:

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.  

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
  4. c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

GV đặt câu hỏi:  Hãy nhắc lại khái niệm từ đơn, từ ghép và từ láy mà em đã được học?

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Gv dẫn dắt: Bài học hôm nay chúng ta cùng ôn tập về từ, thành ngữ, cụm danh từ.

- HS nhắc lại khái niệm.

 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Phân loại từ phức, phân tích các từ, thành ngữ

  1. Mục tiêu: Nắm được cách xác định từ đơn, từ ghép, từ láy.
  2. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

Bài tập 1

- GV hướng dẫn HS xếp các từ phức đã cho vào hai nhóm: từ ghép, từ láy

Bài tập 2

GV hướng dẫn HS hình dung ngoại hình của nhân vật Dế Mèn qua các mẫm bóng, hủn hoẳn.

Bài tập 3:

- Chỉ ra điểm khác nhau giữa các thành ngừ đà có (chết thẳng cẳng, vái cả hai tay) và các thành ngữ được Tô Hoài sáng tạo (chết ngay đuôi, vái cả sáu tay). Sự khác nhau là ở chỗ tác già đã thay các từ thẳng cẳng bằng ngay đuôi, và hai bằng sáu.

- Xác định các thành ngừ phù hợp đế nói về loài dế: Các thành ngữ phù hợp là các thành ngữ được Tô Hoài sáng tạo (vì loài dế có đuôi và có đến sáu chi).

 

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thực hiện nhiệm vụ

+ Dự kiến sản phẩm:

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

- GV củng cố kiến thức: Từ tiếng việt có thể do một tiếng hoặc nhiều tiếng tạo thành.

Bài tập 1:

- Từ ghép: mẫm bóng, lợi hại.

- Từ láy: hủn hoẳn, phành phạch, giòn giã.

 

Bài tập 2:

Qua các từ mẫm bóng, hủn hoẳn, em hình dung về ngoại hình của nhân vật Dế Mèn: bóng bẩy, đầy đặn, mập mạp, khỏe khoắn, cơ thể cường tráng,…

Bài tập 3:

- Sự khác nhau giữa thành ngữ sáng tạo của Tô Hoài với những thành ngữ có sẵn: gắn với những đặc điểm của loài dế khiến thành ngữ phù hợp để miêu tả Dế Mèn.

- Theo em, thành ngữ của Tô Hoài phù hợp hơn.

 

 

Hoạt động 2: Nhắc lại các tri thức cơ bản về chủ ngữ

  1. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm cơ bản về chủ ngữ.
  2. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS chỉ rõ thành phần chủ ngữ của hai ví dụ sau và so sánh ý nghĩa, đặc điểm của hai chủ ngữ đó?

Ví dụ:

+ (1)  Hai cáỉ răng đen nhánh lúc nào củng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liém máy làm việc.

+ (2) Cái răng lúc nào củng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

- GV đặt tiếp câu hỏi: Em hãy cho biết chủ ngữ là gì? mở rộng chủ ngữ là gì?

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thực hiện nhiệm vụ

+ Dự kiến sản phẩm:

Chủ ngữ câu (1): Hai cái răng đen nhánh

Chủ ngữ câu (2): Cái răng

à chủ ngữ câu (1) rõ ràng hơn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

- GV củng cố kiến thức:

Tri thức tiếng việt

- Chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, chỉ sự vật, hiện tượng có hoạt động, trạng thái, đặc điểm nêu ở vị ngữ.

- Chủ ngữ thường được biểu hiện bằng danh từ (cụm danh từ), đại từ và trả lời cho các câu hỏi Ai?, Con gì?, Cái gì?

- Mở rộng chủ ngữ là thêm cho thành tố trung tâm làm chù ngữ các thành tố phụ nhằm làm cho ý nghĩa của câu được đầy đủ, phù hợp với ngữ cảnh hơn, với mục đích nói (viết) hơn.

 

 

Hoạt động 3: Xác định, phân tích chủ ngữ là cụm danh từ

  1. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm và cách xây dựng cụm danh từ.
  2. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

------------- Còn tiếp ----------------

Soạn mới giáo án Ngữ Văn 6 Cánh diều bài 6: Thực hành tiếng Việt

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án văn 6 cánh diều mới, soạn giáo án ngữ văn 6 mới Cánh diều bài thực hành tiếng Việt, giáo án soạn mới ngữ văn 6 cánh diều

Soạn mới giáo án ngữ văn 6 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay