Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
(3 tiết)
Sau bài này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1: ĐỌC | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV trình chiếu cho HS quan sát tranh minh họa SGK tr.15 - GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm (4 – 6 HS/ nhóm) và yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi: Nói về 1 cuộc thi viết, vẽ,... dành cho thiếu nhi mà em biết - GV hướng dẫn HS trình bày theo gợi ý: + Tên cuộc thi (Viết về cuốn sách em yêu, Nét vẽ xanh, Viết thư UPU,...) + Đơn vị tổ chức (lớp, trường, địa phương,...) + Mục đích tổ chức (phát hiện, khuyến khích và bồi dưỡng tài năng cho thiếu nhi)... - GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong chia sẻ trước lớp về cuộc thi viết, vẽ,... dành cho thiếu nhi mà em biết. - GV giới thiệu cho HS về bài mới, GV ghi tên bài đọc mới: Bài 2 – Đóa hoa đồng thoại. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV đọc mẫu cho HS nghe: đọc giọng thong thả, rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ tên, mục đích, ý nghĩa,... của cuộc thi. - GV hướng dẫn HS luyện đọc một số câu dài: · Cuộc thi sáng tác truyện “Đóa hoa đồng thoại”/ dành riêng một hạng mục/ cho học sinh các trường tiểu học trên toàn quốc/ tham gia. · Ban tổ chức khẳng định/ đây là dịp để khuyến khích và phát hiện tài năng sáng tác truyện đồng thoại/ của các em nhỏ. · Đây cũng là dịp/ để kết nối trái tim của người dân Nhật Bản/ và Việt Nam,/ góp phần nuôi dưỡng tam hồn trẻ em hai nước. - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, luyện đọc theo 3 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến “trẻ em hai nước”. + Đoạn 2: Tiếp theo đến “khuyến đọc của Việt Nam”. + Đoạn 3: Còn lại. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.
- GV mời đại diện 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài. Các HS khác lăng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: + Đóa hoa đồng thoại: cuộc thi viết truyện Eneos &Mogu “Đóa hoa đồng thoại” do JXEV, More Production Việt Nam, báo điện tử Tổ quốc, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức định kì, trong đó có một hạng mục dành cho HS tiểu học. + Khuyến học: khuyến khích học tập. +Khuyến đọc: Khuyến khích việc đoc. - GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi để trả lời từng câu hỏi trong SHS. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 1: Ban Tổ chức cuộc thi “Đóa hoa đồng thoại” mong muốn điều gì khi dành riêng một hạng mục cho học sinh tiểu học? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Ban Tổ chức cuộc thi “Đóa hoa đồng thoại” dành riêng một hạng mục cho HS tiểu học với mong muốn đây là dịp để khuyến khích và phát hiện tài năng sáng tác truyện đồng thoại của các em nhỏ. - GV mời đại diện 1 bạn HS đọc câu hỏi 2: Tìm những chi tiết cho thấy Ban Tổ chức rất đề cao các tác phẩm đoạt giải? + GV mời đại diện 1 – 2 bạn HS trả lời câu hỏi, các HS còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Những chi tiết cho thấy Ban Tổ chức rất đề cao các tác phẩm đoạt giải: Sau khi chọn ra các tác phẩm đoạt giải, Ban Tổ chức cho dịch sang tiếng Nhật, biên tập, vẽ minh họa, in ấn và phát hành rộng rãi dưới dạng tuyển tập song ngữ Việt Nhật. - GV mời đại diện 1 bạn HS đọc câu hỏi 3: Thí sinh đoạt giải đặc biệt nhận được những vinh dự gì? + GV mời đại diện 1 – 2 bạn HS trả lời câu hỏi, các HS còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Những chi tiết cho thấy Ban Tổ chức rất đề cao các tác phẩm đoạt giải: Thí sinh đoạt giải Đặc biệt được tham gia lễ trao giải tại Nhật Bản và được khắc tên lên cúp “Đóa hoa hồng thoại” – phần thưởng vinh danh các tác giả xuất sắc”. - GV mời đại diện 1 bạn HS đọc câu hỏi 4: Em mong muốn có thêm cuộc thi nào được tổ chức dành cho thiếu nhi? Vì sao? + GV mời đại diện 1 – 2 bạn HS trả lời câu hỏi, các HS còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và gợi ý cho HS một số đáp án: · Cuộc thi kể chuyện. · Cuộc thi làm thơ Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật. - Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại cách hiểu về nội dung bài đọc Đóa hoa đồng thoại. - GV đọc lại đoạn 2, 3 và hướng dẫn HS xác định giọng của hai đoạn này: + Đoạn 2: giọng đọc thong thả, rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ những việc làm của Ban Tổ chức. + Đoạn 3: thể hiện cảm xúc tự hào. Các tác phẩm đoạt giải/ được dịch sang tiếng Nhật,/ biên tập,/ vẽ minh họa,/ in ấn,/ và phát hành rộng rãi/ dưới dạng tuyển tập song ngữ Việt – Nhật.// Toàn bộ lợi nhuận từ việc bán sách/ được trao tặng cho các quỹ khuyến học,/ khuyến đọc của Việt Nam.// Hằng năm,/ thí sinh đoạt giải Đặc biệt/ được tham gia lễ trao giải tại Nhật Bản/ và được khắc tên trên cúp “Đóa hoa đồng thoại”/ - phần thưởng vinh danh các tác giả xuất sắc.// - GV tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn 2, 3. - GV mời đại diện 1- 2 bạn HS khá, giỏi đọc cả bài. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. * CỦNG CỐ
|
------------------ Còn tiếp -------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác