Soạn mới giáo án Tiếng việt 4 CTST chủ đề 3 bài 4: Trống đồng Đông Sơn

Soạn mới Giáo án tiếng Việt 4 CTST bài Trống đồng Đông Sơn. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 3: NHỮNG NGƯỜI TÀI TRÍ

BÀI 4: TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Quan sát ảnh minh họa trong bài đọc và trả lời được câu hỏi về bức ảnh đó; phỏng đoán được nội dung bài đọc dựa vào tên bài, hoạt động khởi động và ảnh minh họa.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, nhấn giọng ở các từ ngữ, hình ảnh tả trống đồng và thể hiện tình cảm của tác giả; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Trống đồng Đông Sơn đa dạng về phong cách trang trí và sắp xếp hoa văn. Nổi bật trên hoa văn trống đồng là hình ảnh con người và thiên nhiên mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Trống đồng Đông Sơn vừa thể hiện vẻ tài hoa trong nghệ thuật trang trí, chạm khắc vừa chứa đựng bao khát vọng, ước mơ của ông cha ta.
  • Biết cách sử dụng từ điển tiếng Việt.
  • Viết được giấy mời.
  • Ghi vào sổ tay 2 – 3 thông tin và đặc điểm nổi bật của trống đồng Đông Sơn.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

  1. Phẩm chất
  • Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
  • Tự hào về sự thông minh, tài trí của con người.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh SHS phóng to.
  • Tranh ảnh về một hiện vật có giá trị văn hóa (nếu có).
  • Bảng phụ ghi đoạn từ “Nổi bật trên hoa văn trống đồng” đến hết.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT, VBT Tiếng Việt 4.
  • Từ điển tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1: ĐỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

* Giới thiệu bài học

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, quan sát ảnh minh họa và trả lời câu hỏi trong phần khởi động SHS tr.93.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.

(Gợi ý: Ảnh chụp trống đồng; Mặt trống hình tròn, thân trống hình trụ, màu đồng, mặt và thân trống được trang trí hoa văn tinh xảo).

- GV yêu cầu HS đọc tên, phán đoán nội dung bài học.

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài đọc: Bài 4 – Trống đồng Đông Sơn.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc một số câu tả họa tiết trên trống đồng.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc trang trọng, đầy chất tự hào; nhấn giọng các từ ngữ đánh giá hoặc tả trống đồng,…

- GV hướng dẫn HS luyện đọc:

+ Từ khó: sắp xếp, xung quanh, sâu sắc, muông thú.

+ Cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu tả họa tiết trên trống đồng:

·        Bên cạnh và xung quanh/ những con người đầy ý thức làm chủ ấy/ là những cánh cò bay lả bay la,/ những chim Lạc,/ chim Hồng,/ những đàn cá lội tung tăng,…//

·        Đó đây,/ hình tượng ghép đôi muông thú,/ nam nữ/ còn nói lên sự khát khao cuộc sống ấm no,/ yên vui của người dân.//

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, luyện đọc theo 2 đoạn:

+ Đoạn 1: từ đầu đến “hươu nai có gạc”.

+ Đoạn 2: còn lại.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV mời đại diện 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó.

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc.

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó:

+ Văn hóa Đông Sơn: nền văn hóa của một thời kì lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở những di vật tìm được ở Đông Sơn, Thanh Hóa.

+ Hoa văn: hình trang trí trên đồ vật.

+ Chim Lạc, chim Hồng: Hai loài chim được coi là biểu tượng của dân tộc ta.

+ Chính đáng: đúng đắn, phù hợp.

+ Vũ công: người nhảy mía trong các tiết mục biểu diễn.

+ Muông thú: chim và thú.

- GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, thảo luận và trả lời lần lượt các câu hỏi 1 – 4 SHS tr.94.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 1: Những chi tiết nào cho thấy trống đồng Đông Sơn đa dạng?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Những chi tiết cho thấy trống đồng Đông Sơn đa dạng: trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 2: Giới thiệu cách sắp xếp hoa văn trên mặt trống đồng Đông Sơn.

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Cách sắp xếp hoa văn trên mặt trống đồng Đông Sơn: giữa mặt trống bao giờ cũng có hình ngôi sao nhiều cánh tỏa ra xung quanh, hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc,…

+ GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 1: Trống đồng Đông Sơn phong phú và đa dạng.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 3: Những hình ảnh về con người và thiên nhiên trên trống đồng nói lên điều gì?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Những hình ảnh con người và thiên nhiên trên trống đồng thể hiện ước mơ một cuộc sống ấm no, yên vui.

+ GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 2: Con người và thiên nhiên trên hoa văn trống đồng rất sinh động và chứa đựng ước mơ, khát vọng về cuộc sống ấm no, yên vui của người dân.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 4: Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam vì: trống đồng phong phú, đa dạng, phản ánh bản sắc văn hóa và ước mơ, khát vọng của con người Việt Nam từ ngàn xưa.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Nội dung bài đọc: Trống đồng Đông Sơn đa dạng về phong cách trang trí và sắp xếp hoa văn. Nổi bật trên hoa văn trống đồng là hình ảnh con người và thiên nhiên mang nhiều ý nghĩa khác nhau.

+ Ý nghĩa bài đọc: Trống đồng Đông Sơn vừa thể hiện vẻ tài hoa trong nghệ thuật trang trí, chạm khắc vừa chứa đựng bao khát vọng, ước mơ của ông cha ta.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc và một số từ ngữ cần nhấn giọng.

- Luyện đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Cách tiến hành

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc Trống đồng Đông Sơn.

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm đôi.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS tập trung lắng nghe.

 

 

- HS thực hiện yêu cầu.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.

 

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo nhóm.

 

 

 

- HS lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS đọc bài. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm.

- HS làm việc nhóm đôi.

 

- HS đọc câu hỏi 1.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS đọc câu hỏi 2.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS đọc câu hỏi 3.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS đọc câu hỏi 4.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS trả lời.

 

----------------- Còn tiếp -----------------

 
Soạn mới giáo án Tiếng việt 4 CTST chủ đề 3 bài 4: Trống đồng Đông Sơn

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án tiếng việt 4 CTST mới, soạn giáo án Tiếng việt 4 mới CTST bài Trống đồng Đông Sơn, giáo án soạn mới tiếng việt 4 chân trời

Soạn mới giáo án Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay