Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1: ĐỌC | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi, sắp xếp các bông hoa vào ô để được cụm từ “Phố cổ Hội An”, nói được 1 – 2 câu về phố cổ Hội An. - GV mời 1 – 2 nhóm chia sẻ đáp án, các nhóm HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV tổ chức cho HS xem tranh, liên hệ nội dung khởi động với nội dung tranh, đọc tên và phán đoán nội dung bài học. - GV giới thiệu bài học mới, GV ghi tên bài đọc mới “Mùa hoa phố Hội”. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV đọc mẫu cho HS nghe: giọng đọc trong sáng, chậm rãi, nhẹ nhàng, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ màu sắc, vẻ đẹp của cảnh vật. - GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: + Từ khó: chăm trồng, diệu vợi, sử quân tử, duyên thầm, nôn nao,... + Một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: Tôi thường dạo bước trên phố/ và thử nhớ xem/ có bao nhiêu mảng màu được tạo nên từ lá và hoa/ trên các khung cửa.// Có ô cửa chủ nhân treo mấy chậu hoa ngũ sắc/ hay các giỏ hoa dạ yến thảo.// Có nhà làm giàn hoa sử quân tử.// Có cả nhà phủ kin những chùm hoa giấy bung nở đủ màu...//; Tất cả đã hun đúc nên cho phổ Hội một nét duyên thầm,/ khiển bước chân du khách dù còn đang ở Hội An/ đã nôn nao nhờ.//;... - GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành ba đoạn để luyện đọc và tìm ý: + Đoạn 1: Từ đầu đến “yêu quý nhất”. + Đoạn 2: Tiếp theo đến “bung nở đủ màu” + Đoạn 3: Tiếp theo đến “các góc phố hiền từ”. * Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để thuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS giải thích nghĩa của một số từ khó: + Thâm: có màu đen hoặc ngả màu đen. + Hanh hao: khô và hơi lạnh. + Sử quân tử: cây thân leo, thuộc họ bàng, quả làm thuốc. + Diệu vợi: xa xôi, cách trở, nghĩa trong bài: xa xôi và đầy nhung nhớ. - GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm đôi để trả lười câu hỏi trong SHS: + Câu 1. Mỗi ô cửa, mỗi hiên nhà, mỗi góc phố ở phố Hội có gì đặc biệt? + Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng "hoa lá đem lại nét sinh động cho không gian phố cổ"? + Câu 3. Hoa là ở phố Hội đẹp như thế nào? · Ngày nắng · Ngày mưa + Câu 4. Theo em, vì sao du khách còn đang ở Hội An đã nôn nao nhớ” - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Câu 1: Điểm đặc biệt của mỗi ô cửa, mỗi hiện nhà, mỗi góc phố ở phố Hội là người dân phố Hội đã chắt chiu và chăm trồng lên đầy những loại cây hoa mà họ yêu quý nhất + Câu 2: Tác giả cho rằng “hoa là đem lại nét sinh động cho không gian phố cổ" vì hoa là ở phố cổ Hội An đa dạng, nhiều màu sắc, tô điểm thêm cho nhà cửa đã được xây cắt từ lâu đời,... + Câu 3: Hoa là ở phổ Hội đẹp Vào ngày nắng, bỏng các giàn hoa đổ nghiêng trên nền tưởng màu vàng nghệ. Vào ngày mưa, là ngời xanh trên các góc phố hiển tử. +Câu 4: Du khách “còn đang ở Hội An đã nôn nao nhớ" vì yêu quý Hội An, vì họ đã bị thu hút bởi nét duyên thần, bởi vẻ đẹp của hoa là phố Hội, khiến họ lưu luyến không muốn rời xa. Lưu ý: Tùy thuộc vào trình độ HS, thời lượng tổ chức hoạt động và nội dung cụ thể của từng bài đọc. GV có thể hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn: + Sau khi HS trả lời câu hỏi 1 ð rút ra ý đoạn 1: Giới thiệu vẻ đẹp của phổ cổ Hội An vào buổi sớm mai. Sau khi HS trả lời câu hỏi 2: ð rút ra ý đoạn 2: Vẻ đẹp nhẹ nhàng, đủ màu sắc của hoa là phố Hội. + Sau khi HS trả lời câu hỏi 3: ð rút ra ý đoạn 3: Về độc đảo của hoa là phổ Hội vào ngày nắng và ngày mưa, + Sau khi HS trả lời câu hỏi 4: ð rút ra ý đoạn 4: Tình cảm yêu quý cảnh vật, con người phố cổ ð rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc. Hoạt động 3: Luyện đọc lại và học thuộc lòng. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật. - Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS nhắc lại cách hiểu về nội dung và ý nghĩa bài đọc. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng. - GV đọc lại cho HS nghe tù đầu đến “diệu vợi” và xác định giọng đọc đoạn này: giọng đọc ấm áp, trìu mếm, nhấn giọng ở từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của cảnh: Nhè nhẹ rót vào tội/ bản nhạc buổi ban mai hồng/ trên từng tia nắng.// Xoè bàn tay/ và đếm từng ngụm nắng trên tay,/ tôi nhận ra nắng xuyên qua những mùa hoa dọc dài trên phố.// Mỗi ô cửa,/ mỗi hiên nhà,/ mỗi góc phố,/ người phổ Hội đã chắt chiu và chăm trồng những loại cây hoa mà họ yêu quý nhất. // Trên nền tường vàng hay mái ngói thâm nâu,/ hoa lá đem lại nét sinh động cho không gian phố cổ.// Giữa hương hoa,/ mùi nắng ngọt và vị hanh hao của gió biển, một Hội An cứ thể thấm vào tôi,/ thẳm sâu và diệu vợi.// - GV tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ đầu đến “diệu vợi”. - GV tổ chức cho HS khá, giỏi đọc bài. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. * CỦNG CỐ
|
- HS hoạt động nhóm.
- HS chia sẻ đáp án.
- HS xem tranh, liên hệ nội dung khởi động. - HS chuẩn bị vào bài mới.
- HS nghe GV đọc mẫu.
- HS đọc và luyện đọc từ khó.
- HS đọc bài.
- HS giải thích từ khó.
- HS đọc thầm lại bài.
- HS chia sẻ kết quả.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS nhắc lại ý nghãi bài đọc.
- HS nghe GV đọc lại bài.
- HS hoạt động nhóm.
- HS đọc bài. - HS lắng nghe, tiếp thu.
|
------------------ Còn tiếp --------------------
Với Toán, Văn:
Với các môn còn lại:
LƯU Ý:
=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra