Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.
Năng lực chung:
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1-2: ĐỌC | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi: Quan sát, trao đổi về màu sắc trong bức tranh của bài đọc. - GV tổ chức cho HS phán đoán nội dung bài đọc. - GV mời 1 – 2 HS chia sẻ, các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. - GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới “ Sắc màu”. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ĐỌC: SẮC MÀU Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV đọc mẫu cho HS nghe: giọng trong sáng, vui tươi, hồn nhiên, hai dòng thơ cuối giọng thiết tha, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ tên và màu sắc, hoạt động của các sự vật,... - GV tổ chức hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số dòng thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: + Từ khó: · Hương sắc · Sẫm tối · Biếc trong + Một số dòng thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: Màu đỏ/ cánh hoa hồng/ Nhuộm/ bừng/ cho đôi má/ Còn màu xanh/ chiếc lá/ Làm mát/ những rặng cây.// Bình minh/ treo trên mây/ Thả nắng vàng/ xuống đất/ Gió/ mang theo hương ngát/ Cho ong/ giỏ mật đầy.// - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, đọc thành tiếng 1 – 2 – 3 khổ hoặc toàn bài trong nhóm và trước lớp. - GV mời 1 – 2 HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS giải thích nghĩa của một số từ khó: + Nhuộm: làm cho chuyển thành màu nào đó bằng cách những hoặc ủ với chất có màu. ở đây ý nói đến màu đỏ của cánh hoa hồng hắt lên làm hồng khuôn mặt bạn nhỏ. - GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo nhóm đôi để trả lời từng câu hỏi trong SHS và rút ra nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Câu 1: Cách bạn nhỏ chọn màu sắc để đưa vào tranh có gì thú vị? Câu 2: Mỗi sự vật trong khổ thơ 2 được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? Cách tả ấy có gì hay? Câu 3: Vì sao bạn nhỏ nói “Riêng đêm như màu mực/ Để thắp sao lên trời...”? Câu 4: Em hiểu khổ thơ cuối bài muốn nói gì? * Học thuộc lòng 3 – 4 khổ thơ em thích. - GV mời 1 – 2 HS chia sẻ kết quả, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Câu 1: Cách bạn nhỏ chọn màu sắc để đưa vào tranh đều là màu của các sự vật trong thiên nhiên: đôi má lấy màu đỏ từ cánh hoa hồng, rặng cây lấy màu xanh từ chiếc lá, hoàng hôn lấy màu tím từ chiế áo, màu nâu lấy từ những cây to lâu năm của đại ngàn. Câu 2: Mỗi sự vật trong khổ thơ 2 được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào: đôi má lấy màu đỏ từ cánh hoa hồng, rặng cây lấy màu xanh từ chiếc lá, hoàng hô lấy màu tím từ chiếc áo, màu nâu lấy từ những cây to lâu năm của đại ngàn. Câu 3: Bạn nhỏ nói “Riêng đêm như màu mực/ Để thắp sao lên trời...” vì những ngôi sao trở nên sáng và lung linh trên nền trời sẫm tối. Câu 4: GV gợi ý HS: Khổ thơ cuối bài ý nói bạn nhỏ rất yêu thương, quan tâm đến mẹ và rất tinh tế khi nhận ra sự thay đổi của mẹ. Bạn cũng hiểu rừng, tóc mẹ bạc do thời gian và những vất vả mẹ đã trải qua. Hoạt động 3: Luyện đọc lại và học thuộc lòng. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật. - Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS nhắc lại cách hiểu về nội dung và ý nghĩa bài đọc. - GV đọc lại cho HS nghe hai khổ thơ cuối và xác định giọng đọc: giọng đọc trong sáng, vui tươi, hồn nhiên, hai dòng thơ cuối giọng thiết tha, tốc độ chậm lại, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ màu sắc, hoạt động, trạng thái của người và vật: Màu nâu này/ biết không/ Từ đại ngàn/ xa thẳm/ Riêng đêm/ như màu mực/ Để/ thắp sao lên trời...// Mắt/ nhìn khắp muôn nơi/ Sắc màu/ không kể hết/ Em/ tô thêm màu trắng/ Trên tóc mẹ/ sương rơi.../ - GV tổ chức cho HS luyện đọc lại trong nhóm, trước lớp 3 – 4 khổ thơ em thích. - GV mời 1 – 2 HS đọc bài, các HS còn lại lắng nghe, nhận xét (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp học.
ĐỌC MỞ RỘNG: SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ SÁCH – CHỦ ĐIỂM “TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ”. Hoạt động 1: Tìm đọc bản tin a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS: - Tìm được bản tin phù hợp với chủ đề. - Nắm được nội dung bản tin để chia sẻ trước lớp. b. Tổ chức thực hiện: - GV hướng dẫn HS đọc ở nhà (thư viện lớp, thư viện trường,...) một bản tin phù hợp với chủ điểm “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ” trước buổi học khoảng 1 tuần. - GV hướng dẫn HS đọc báo giấy hoặc tìm kiếm trên internet bản tin viết về tấm gương: - GV hướng dẫn HS chuẩn bị bảng tin để mang đến lớp chia sẻ. Hoạt động 2: Viết Nhật kí đọc sách a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS: - Xây dựng được ý tưởng của Nhật kí đọc sách. - Biết cách viết Nhật kí đọc sách. b. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS viết vào Nhật kí đọc sách những điều em ghi nhớ sau khi đọc bản tin: - GV tổ chức cho HS trang trí Nhật kí đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung bản tin. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. Hoạt động 3: Chia sẻ về bản tin đã đọc. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS: - Xây dựng được Nhật kí đọc sách. - Chia sẻ trong nhóm và lớp học b. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS đọc bản tin hoặc trao đổi bản tin cho bạn trong nhóm để cùng đọc. - GV mời 1 – 2 HS chia sẻ nhật kí đọc sách của mình, các HS khác lắng nghe, nhận xét và góp ý (nếu có). - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm chia sẻ về suy nghĩ, cảm xúc hoặc những điều em học được từ gương thiếu nhi được nhắc đến trong bản tin. - GV tổ chức cho HS bình chọn một số Nhật kí đọc sách, dán vào Góc sáng tạo/ Góc sản phẩm/ Góc Tiếng Việt. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Sắc màu và Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách – Chủ điểm “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, hiểu nội dung, ý nghĩa bài học. + Chia sẻ với người thân về bài học. + Đọc trước Tiết 3: Luyện tập về động từ. |
- HS hoạt động nhóm.
- HS hoạt động theo hướng dẫn của GV. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, nhận xét.
- HS nghe GV đọc mẫu.
- HS đọc bài.
- HS hoạt động nhóm.
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe, nhận xét.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS đọc bài.
- HS chia sẻ kết quả. - HS đánh giá, nhận xét.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS nghe GV đọc.
- HS hoạt động nhóm.
- HS đọc bài. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện theo hướng dân của GV.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS hoạt động nhóm.
- HS chia sẻ nhật kí. - HS hoạt động nhóm.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện
|
TIẾT 3: LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ | |
Hoạt động 1: Tìm từ chỉ hoạt động a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - HS nắm được khái niệm về động từ. - Vận dụng kiến thức vào bài tập hoặc câu hỏi có liên quan. b. Tổ chức thực hiện - GV mời 1 – 2 HS xác định yêu cầu của BT, đọc đoạn thơ và đoạn vè: Tìm động từ trong đoạn thơ và đoạn vè dưới đây: |
- HS xác định yêu cầu BT.
|
---------------- Còn tiếp -----------------
Với Toán, Văn:
Với các môn còn lại:
LƯU Ý:
=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra