Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1 – 2: ĐỌC | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Tổ chức thực hiện * Giới thiệu tên chủ điểm - GV giới thiệu tên chủ điểm: Việt Nam quê hương em. - GV yêu cầu HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ về tên chủ điểm. - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Ý nghĩa tên chủ điểm – Việt Nam quê hương em: + Khuyên thiếu nhi biết bảo vệ và góp phần gìn giữ cảnh vậ, phong tục, truyền thống tốt đẹp. + Tự hào và yêu quý quê hương, đất nước, con người Việt Nam. * Giới thiệu bài học - GV giới thiệu cho HS nghe tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ về tên chủ điểm “Việt Nam quê hương em”. - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm hỏi đáp về 1 – 2 món bánh thường có vào dịp Tết ở quê em hoặc nơi em ở: - GV mời 1 – 2 HS chia sẻ, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. - GV tổ chức cho HS xem tranh, ảnh đã chuẩn bị từ trước để liên hệ với nội dung khởi động. - GV tổ chức cho HS đọc tên và phán đoán nội dung bài đọc. - GV giới thiệu bài mới, GV ghi tên bài đọc mới “Sự tích bánh chưng, bánh giầy”. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV đọc mẫu cho HS nghe: phân biệt giọng nhân vật, giọng người dẫn chuyện thong thả, vui tươi, giọng thần ôn tồn, hiền từ, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm của hai loại bánh, hoạt động, trạng thái và cả xúc của các nhân vật. - GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: + Từ khó: bánh giầy nô nức. + Một số câu dài: Con hãy lấy gạo nếp/ làm bánh hình tròn và hình vuông/ để tượng hình Trời và Đất// Chàng chọn gạo nếp thật ngon/ làm bánh vuông để tượng hình Đất,/ lấy lá xanh bọc ở ngoài/ và đặt nhân ở trong ruột bánh.// Kể từ đó,/ mỗi khi đến tết Nguyên đản,/ người dân đều làm bánh chung và bánh giầy/ để dâng cúng Trời Đất,/ tổ tiên.//... - GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành bốn đoạn để luyện đọc và tìm ý: + Đoạn 1: Từ đầu đến “sẽ truyền ngôi cho” + Đoạn 2: Tiếp theo đến “cha mẹ sinh thành” + Đoạn 3: Tiếp theo đến “gọi là bánh giầy” + Đoạn 4: Còn lại * Lưu ý: Tùy thuộc vào khả năng HS mà GV có thể tách hoặc ghép các đoạn để thuận tiện cho việc hướng dẫn các em luyện đọc. - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: + Của ngon vật lạ: những thứ ngon và quý hiếm. + Sinh thành: sinh ra và nuôi nấng, dạy dỗ thành người. - GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi trong SHS: + Câu 1. Hùng Vương thứ sáu làm cách nào để chọn người nối ngôi? + Câu 2. Theo em, vì sao các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên vua cha? + Câu 3. Kể lại giấc mơ và những việc Lang Liêu đã làm sau khi tỉnh dậy. + Câu 4. Vì sao vua quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu? + Câu 5. Truyện nhằm giải thích điều gì? - GV mời 1 – 2 HS trả lời, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Câu 1: Hùng Vương thứ sáu chọn người nối ngôi bằng cách ra điều kiện ai tìm được món ăn ngon nhất, có ý nghĩa nhất để cùng Trời Đất, tổ tiên sẽ được truyền ngôi. + Câu 2: Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên vua cha để nhà vua hài lòng và truyền ngôi cho mình. + Câu 3: · Giấc mơ của Lang Liêu: Lang Liêu mơ thấy vị thần hướng dẫn làm hai loại bánh từ gạo nếp, bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, bánh hình vuông tượng trưng cho Đất. Sau đó, lấy lá bọc bên ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình cha mẹ sinh thành. · Việc Lang Liêu làm sau khi tỉnh dậy: Chàng chọn gạo nếp thật ngon làm bánh vuông để tượng hình Đất, lấy lá xanh bọc ở ngoài và đặt nhân ở trong ruột bánh, đem nấu chín và đặt tên là bánh chung. Sau đó chàng lại giã xôi làm bánh tròn, để tượng Trời, gọi là bánh giầy. + Câu 4: HS trả lời theo suy nghĩ riêng, VD: Vua quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu vì hai loại bánh của chàng ngon, lại có ý nghĩa (bánh hình tròn và hình vuông tượng hình Trời và Đất → đề cao tinh thần lao động, đề cao vai trò của nghề nông và thể hiện sự tôn kinh Trời, Đất, tổ tiên). + Câu 5: HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng, GV gợi ý: Truyện nhằm giải thích về nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy; truyền thống làm bánh để dâng củng, tưởng nhớ tổ tiên trong dịp Tết,... Lưu ý: Tuỳ thuộc vào trình độ HS, thời lượng tổ chức hoạt động và nội dung cụ thể của từng bài đọc, GV có thể hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn: + Sau khi HS trả lời câu hỏi 1 → rút ra ý đoạn 1: Cách thức vua Hùng truyền ngôi cho con. + Sau khi HS trả lời câu hỏi 2 → rút ra ý đoạn 2: Các hoàng tử đua nhau tìm của ngon vật lạ để dâng lên vua cha và giấc mơ đặc biệt của Lang Liêu. + Sau khi HS trả lời câu hỏi 3, 4 → rút ra ý đoạn 3, 4: Cách làm, đặc điểm, ý nghĩa của hai loại bánh và kết quả của câu chuyện. + Sau khi HS trả lời câu hỏi 5 → rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật. - Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện
|
- HS lắng nghe GV giới thiệu. - HS nêu cách hiểu tên chủ điểm. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS hoạt động nhóm.
- HS chia sẻ kết quả.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS xe tranh và liên hệ với nội dung bài học. - HS phán đoán nội dung bài học.
- HS chuẩn bị vào bài mới.
- HS nghe GV đọc mẫu.
- HS đọc và luyện đọc từ khó.
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS giải nghĩa một số từ khó.
- HS đọc lại bài.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
|
-------------- Còn tiếp --------------
Với Toán, Văn:
Với các môn còn lại:
LƯU Ý:
=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra