Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(3 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1: ĐỌC | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành * Giới thiệu bài học - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức để thi tìm từ ngữ tả không gian trong bức ảnh. Gợi ý: mênh mông, bao la, rộng lớn, thênh thang,… - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài đọc SHS tr.92 và yêu cầu HS đọc tên, phán đoán nội dung bài học. - GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài đọc: Bài 4 – Thảo nguyên bao la. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc một số câu dài. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc thong thả, nhẹ nhàng; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm của sự vật, hoạt động trên thảo nguyên. - GV hướng dẫn HS luyện đọc: + Từ khó: thoai thoải, rỉa cát, loang loáng, I-xức-kun, trơ trụi, xình xịch, giật thót. + Cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: Thảo nguyên chạy dài/ từ các dãy núi xuống tận chân trời/ thành những triền đất thoai thoải,/ rồi nhường chỗ cho những rỉa cát loang loáng/ bao quanh hồ I-xức-kun xa tít.// Xa xa,/ lác đác có những mái lều mới được dựng lên;// những người chăn súc vật/ đã ra các đồng cỏ mùa xuân.// - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, luyện đọc theo 2 đoạn: + Đoạn 1: từ đầu đến “quanh quẩn bên cạnh đường”. + Đoạn 2: còn lại. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV mời đại diện 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: + I-xức-kun: hồ nước nằm ở phía đông Ca-dắc-xtan thuộc vùng Trung Á. + Rỉa cát: dải cát. + Thoai thoải: khoảng đất rộng, hơi dốc, thấp dần xuống. + Xốn xang: cảm thấy rạo rực, không yên. - GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, thảo luận và trả lời lần lượt các câu hỏi 1 – 5 SHS tr.93. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 1: Hình ảnh “thảo nguyên chạy dài từ các dãy núi xuống tận chân trời” nói lên điều gì? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Hình ảnh “thảo nguyên chạy dài từ các dãy núi xuống tận chân trời” cho thấy thảo nguyên bao la, rộng lớn. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 2: Những hình ảnh nào ở đoạn 2 báo hiệu mùa xuân đã về trên thảo nguyên? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Những hình ảnh ở đoạn 2 báo hiệu mùa xuân đã về trên thảo nguyên là: mặt đất đã sạch hết tuyết, tiếng máy kéo xình xịch trên cánh đồng, những mái lều mới dựng lên, những người chăn súc vật đã ra các đồng cỏ,… + GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 1: Khung cảnh thảo nguyên vào mùa xuân. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 3: Tìm từ ngữ, hình ảnh miêu tả: bầy thiên nga, hồ I-xức-kun. + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Từ ngữ, hình ảnh miêu tả: · Bầy thiên nga: trắng, lượn vòng trên mặt hồ, lượn đi lượn lại, cất tiếng kêu rộn rã thảng thốt, bay vút lên cao, vun vút chao xuống nước,… · Hồ I-xức-kun: xanh biếc, những đợt sóng xanh bạc đầu,… + GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 2: Hình ảnh bầy thiên nga trên hồ I-xức-kun. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 4: Em ấn tượng về những từ ngữ gợi tả âm thanh nào trong bài? Vì sao? + GV hướng dẫn HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng. (VD: ấn tượng với từ “xình xịch” → tả âm thanh của tiếng máy kéo vì nó gợi lên không khí lao động, làm cho thảo nguyên bớt đi vẻ tĩnh lặng,…) + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 5: Em chọn tên nào sau đây để đặt cho bài đọc? Vì sao? · Thiên nga trở về · Thiên nga mùa xuân · Mùa xuân trên thảo nguyên · Mùa xuân đã về + GV hướng dẫn HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng nhưng phải giải thích được lí do. (VD: Chọn nhan đề “Mùa xuân trên thảo nguyên” vì nó bao quát được toàn bộ nội dung bài đọc,…) + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nội dung và ý nghĩa của bài đọc. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Nội dung bài đọc: Vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống trên thảo nguyên bao la. + Ý nghĩa của bài đọc: Ca ngợi vẻ đẹp, sức sống của thảo nguyên vào mùa xuân. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc và một số từ ngữ cần nhấn giọng. - Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. b. Cách tiến hành - GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc Thảo nguyên bao la. - GV đọc lại đoạn từ “Những đợt sóng xanh bạc đầu” đến hết và hướng dẫn HS xác định giọng đọc của đoạn này: Giọng đọc nhẹ nhàng, tha thiết; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm cảnh vật. Những đợt sóng xanh bạc đầu/ như thể nắm tay nhau/ chạy từng hàng lên bờ cát vàng.// Mặt trời đang khuất dần sau rặng núi,/ và những khoảng nước phía xa như nhuộm hồng.// Bầy thiên nga đang lượn đi/ lượn lại,/ cất tiếng kêu rộn rã/ thảng thốt.// Chúng bay vút lên cao,/ dang rộng đôi cánh/ vun vút chao xuống nước/ làm loang ra những vòng rộng sủi bọt.// - GV yêu cầu HS luyện đọc đoạn từ “Những đợt sóng xanh bạc đầu” đến hết. - GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc trước lớp đoạn từ “Những đợt sóng xanh bạc đầu” đến hết. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Thảo nguyên bao la, hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc. + Chia sẻ với người thân về bài đọc. + Đọc trước Tiết 2: Luyện từ và câu SHS tr.93. |
- HS tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát tranh minh họa bài đọc.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác đọc thầm theo. - HS đọc bài. Các HS khác đọc thầm theo. - HS lắng nghe.
- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.
- HS đọc thầm. - HS làm việc nhóm đôi.
- HS đọc câu hỏi 1.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi 2.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi 3.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi 4.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe. - HS đọc câu hỏi 5.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời. - HS lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe GV đọc bài và hướng dẫn.
- HS luyện đọc.
- HS đọc trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS tập trung lắng nghe.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
TIẾT 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, thực hiện yêu cầu sau: Liệt kê các loại dấu câu trong tiếng Việt. (Gợi ý: dấu chấm, dấu phẩy, dấu hỏi, dấu chấm than, dấu ba chấm, dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu chấm phẩy,…) - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS. - GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học: Tiết 2 – Luyện tập về dấu câu. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
|
- HS thảo luận nhóm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.
|
---------------- Còn tiếp ----------------
Với Toán, Văn:
Với các môn còn lại:
LƯU Ý:
=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra