Soạn mới giáo án Tiếng việt 4 CTST chủ đề 6 bài 8: Về lại Gò Công

Soạn mới Giáo án tiếng Việt 4 CTST bài Về lại Gò Công. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 8: VỀ LẠI GÒ CÔNG

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Hỏi – đáp được về cảnh vật trong các bức ảnh; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, tranh minh hoạ và hoạt động khởi động.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp của cửa biển Gò Công và rừng đước, rừng tràm. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Tình cảm và niềm tự hào của tác giả dành cho vùng đất và người dân nơi cửa biển Gò Công, tỉnh Cà Mau.

- Mở rộng vốn từ theo chủ đề Quê hương.

- Viết được hướng dẫn làm hoặc sử dụng một sản phẩm.

- Sáng tác được 4 – 6 dòng thơ hoặc viết được 2 – 3 câu văn về một cảnh đẹp.

  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, biết bảo vệ và góp phần gìn giữ cảnh vật, phong tục, truyền thống tốt đẹp.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh SHS phóng to.
  • Tranh, ảnh hoặc video clip về Gò Công, rừng đước, rừng tràm,... hình ảnh về cảnh đẹp quê hương, đất nước (nếu có).
  • Bảng phụ ghi đoạn 2.
  • Tranh, ảnh hoặc video clip làm một số sản phẩm đơn giản như khung tranh bằng que kem, chậu hoa tái chế, lọ cắm bút bằng que kem,... (nếu có).
  • Thẻ từ, thẻ câu để thực hiện các BT luyện từ và câu.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng tương tác.
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Tiếng Việt 4.
  • Bài văn về cảnh đẹp đất nước phù hợp với chủ điểm “Việt Nam quê hương em” và Nhật kí đọc sách.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1: ĐỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi: Hỏi đáp về cảnh vật trong các bức tranh dưới đây:

- GV tổ chức cho HS xem tranh, liên hệ nội dung khởi động, phán đoán nội dung bài đọc.

- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ, các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.

- GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới

“Về lại Gò Công”.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Tổ chức thực hiện

- GV đọc mẫu cho HS nghe: giọng đọc toàn bài trong sáng, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ tả cảnh hoặc bộc lộc suy nghĩ, tình cảm của tác giả.

- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu tả vẻ đẹp của cảnh:

+ Từ khó: thăm thẳm, lượn sóng, quyến rũ, quấn quýt...

+ Một số câu tả vẻ đẹp của cảnh:

Tôi đón nắng rực rỡ và bầu trời trong xanh/ quyển rũ mênh mông // Tôi đi miền man/ trong ảnh bình minh,/ trong sự hoà quyện kì diệu của thiên nhiên.//

Kì diệu và lạ lùng sức sống rừng đước,/ từng chùm rễ từ giữa thân thẳng tắp/ và mạnh mẽ/ cắm sâu xuống lòng đất/ để dựng thân cây đứng vững vàng.//;

Ôi xứ sở của những con người sống có khi phách,/ hiện ngang,/ hào sảng,/ bản lĩnh đội trời đạp đất thời mở cõi/ như thể hiện qua sự sống mãnh liệt của rừng đước,/ rừng tràm//

- GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành ba đoạn để luyện đọc và tìm ý:

 + Đoạn 1: Từ đầu đến “của thiên nhiên”.

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “rừng bạt ngàn”.

+ Đoạn 3: Còn lại.

* Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép để thuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện tập.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó.

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc.

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức cho HS giải thích nghĩa của một số từ khó:

+ Miên man: hết cái này sang cái khác, tiếp liền nhau không dứt.

- GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm đôi để trả lời từng câu hỏi trong SHS:

+ Câu 1. Cửa biển Gò Công hiện ra như thế nào trước mắt tác giả?

+ Câu 2. Gió và nắng trong buổi bình minh đem đến cho tác giả những cảm nhận gì?

+ Câu 3. Tìm những chi tiết nói về sức sống của rừng được.

+ Câu 4. Tác giả nghĩ tới điều gì khi ngắm những rừng được, rừng tràm? Vì sao?

- GV mời  1 – 2 HS chia sẻ kết quả, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Câu 1: Cửa biển Gò Công hiện ra trước mắt tác giả với hình ảnh liền rừng là biển, một màu xanh thăm thẳm tiếp nối tưởng chừng như vô tận.

+ Câu 2: Gió và nắng trong buổi bình minh đem đến cho tác giả cảm nhận gió thổi từ muốn phía, rừng tràm hoà điệu thổi sáo vi vu, nắng rực rỡ và bầu trời trong xanh quyển rũ mênh mông, tác giả như đang đi trong ảnh bình minh, trong sự hoà quyện kì điệu của thiên nhiên.

+ Câu 3: Những chi tiết nói về sức sống của rừng được: từng chùm rễ từ giữa thân thẳng tắp và mạnh mẽ cắm sâu xuống lòng đất để dựng thân cây đứng vững vàng, những cây được đan xen bám chặt vào nhau, cây này tiếp nối cây khác, quan quýt bản chặt vào nhau tạo thành rừng bạt ngàn.

+ Câu 4: Khi ngắm những rừng được, rừng trùm, tác giả nghĩ tới sự khi phách, hiện ngang, hào sảng, bản lĩnh đội trời đạp đất thời mở cõi của những con người nơi đây. Vì sức sống của họ như được thể hiện qua sức sống mãnh liệt của rừng được, rừng trùm.

* Lưu ý: Tuỳ thuộc vào trình độ HS, thời lượng tổ chức hoạt động và nội dung cụ thể của từng bài đọc, GV có thể hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn:

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 1, 2 → rút ra ý đoạn 1: Vẻ đẹp diệu kì của thiên nhiên vùng của biển Gò Công.

+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 3 → rút ra ý đoạn 2: Vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của rừng được.

+ Sau khi trả lời câu hỏi 4 → rút ra ý đoạn 3: Khí phách hiên ngang, hào sảng, bản lĩnh của những con người sống ở cửa biển Gò Công.

→ Rút ra nội dung, ý nghĩa bài học.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại và học thuộc lòng.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật.

- Luyện đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Tổ chức thực hiện:

GV tổ chức cho HS nhắc lại cách hiểu về nội dung và ý nghĩa bài đọc.

-GV đọc lại cho HS đọc lại đoạn 2 và xác định giọng đọc đoạn này: giọng trong sáng, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ tả rừng dước hoặc suy nghĩ, tình cảm của tác giả về rừng đước.

Rừng được như thành luỹ/ bao bọc hơn bốn trăm hộ dân trước cửa biển Gò Công.// Kì diệu và lạ lùng sức sống rừng được,/ từng chùm rễ từ giữa thân thẳng tắp/ và mạnh mẽ/ cắm sâu xuống lòng đất/ để dựng thân cây đứng vững vàng.//Quả được cũng thẳng ngay/ như mũi tên theo gió rung/ cắm xuống bùn đất/ khi xa khi gần,/ rồi cây được lại mọc lên.// Cây này tiếp nối cây khác,/ tất cả quấn quýt/ bám chặt vào nhau tạo thành rừng bạt ngàn. //

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn 2.

- GV mời HS khá, giỏi đọc cả bài.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.

C. VẬN DỤNG

- GV mời 1 – 2 HS xác định yêu cầu của hoạt động: Sáng tác 4 – 6 dòng thơ hoặc viết 2 – 3 câu văn về một cảnh đẹp mà em thích vào sổ tay.

- GV tổ chức cho HS làm bài vào VBT.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ trong nhóm nhỏ, có thể trang trí đơn giản và trưng bày sản phẩm ở Góc sáng tạo/ Góc sản phẩm/ Góc Tiếng Việt.

- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). GV tổ chức cho HS bình chọn Tác phẩm ấn tượng nhất.

- GV nhận xét, đánh giá về hoạt động của lớp, tổng kết bài học và chủ điểm.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Trở lại Gò Công, hiểu nội dung, ý nghĩa bài học.

+ Chia sẻ với người thân về bài học.

+ Đọc trước Tiết 2: Viết hướng dẫn làm hoặc sử dụng một sản phẩm

 

 

 

 

HS hoạt động nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

HS xem tranh và thực hiện theo hướng dẫn của GV.

HS chia sẻ kết quả.

HS lắng nghe, tiếp thu.

HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

HS nghe GV đọc bài.

 

 

 

HS luyện đọc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HS giải nghĩa từ khó.

 

 

HS đọc bài và trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

HS chia sẻ kết quả.

 

HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HS nhắc lại nội dung bài.

 

 

HS đọc bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

HS hoạt động nhóm.

 

HS đọc bài.

HS lắng nghe, tiếp thu.

 

HS xác định yêu cầu hoạt động.

 

HS làm bài vào VBT.

HS hoạt động nhóm.

 

 

HS chia sẻ kết quả.

 

 

HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

HS lắng nghe, tiếp thu.

 

HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

TIẾT 2: MỞ RỘNG VỐN TỪ QUÊ HƯƠNG

Hoạt động 1: Tìm từ ngữ thuộc chủ đề “Quê hương”.

a. Mục tiêuThông qua hoạt động, HS:

- HS nắm được khái niệm từ thuộc chủ đề quê hương.

- HS vận dụng kiến thức vào bài tập cũng như những câu hỏi có liên quan đến bài học.

b. Tổ chức thực hiện:

 

 

 

------------------- Còn tiếp -------------------

Soạn mới giáo án Tiếng việt 4 CTST chủ đề 6 bài 8: Về lại Gò Công

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN POWERPOINT:

  • Khi đặt: nhận giáo án kì I + 1/2 kì 2
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

Với Toán, Văn:

  • Word: 300k/kì - 350k/cả năm
  • Powerpoint: 400k/kì - 450k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 550k/kì - 650k/cả năm

Với các môn còn lại:

  • Word: 200k/kì - 250k/cả năm
  • Powerpoint: 250k/kì - 300k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 400k/kì - 450k/cả năm

LƯU Ý:

  • Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - thì phí:
    • Word 5 môn GVCN: 800k/cả năm
    • Powerpoint 5 môn GVCN: 1000k/cả năm
    • Word +Powerpoint 5 môn GVCN: 1600k/cả năm

=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm: giáo án tiếng việt 4 CTST mới, soạn giáo án Tiếng việt 4 mới CTST bài Về lại Gò Công, giáo án soạn mới tiếng việt 4 chân trời

Soạn mới giáo án Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay