Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1: ĐỌC | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm nhỏ, trao đổi những điều mà em biết về hình ảnh y, bác sĩ với các bạn nhỏ: - GV mời 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động và khen ngợi HS. - GV tổ chức cho HS liên hệ với nội dung khởi động, đọc tên và phán đoán nội dung bài học. - GV giới thiệu bài mới, Gv ghi tên bài đọc mói “Bác sĩ của nhân dân”. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV đọc mẫu cho HS nghe: giọng đọc thông thả, rõ ràng, rành mạch; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ việc làm, cống hiến của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, lòng biết ơn và những việc làm bày tỏ sự tri ân dành cho ông. - Gv hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: Hình ảnh quen thuộc,/ thân thương của ông trong chiếc áo choàng trắng/ với ống nghe,/ ân cần thăm hỏi từng bệnh nhân,/ túc trực bên giường những người bệnh nặng.../ còn mãi trong tâm trí đồng nghiệp. // Từ năm 2009,/ tên của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch được đặt cho giải thưởng nhằm vinh danh những y/ bác sĩ trẻ tích cực học tập,/ không ngừng rèn luyện và cống hiến cho ngành Y tế nước nhà.// - GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. - GV mời 1 – 2 HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS giải thích nghĩa của một số từ khó: + Phòng: nghĩa trong bài là chuẩn bị trước để có biện pháp tránh, ngăn ngừa bệnh tật. + Chữa trị: chữa bệnh, điều trị nói chung. + Lao phổi: một trong những bệnh truyền nhiễm gây tử vong hàng đầu thế giới. - GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi: + Câu 1. Đoạn đầu tiên của bài đọc cho biết bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là người như thế nào? + Câu 2. Tìm những chi tiết cho thấy bác sĩ Phạm Ngọc Thạch hết lòng với công việc. + Câu 3. Những hình ảnh nào của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch còn mãi trong tâm trí đồng nghiệp? + Câu 4. Theo em, vì sao mọi người gọi Phạm Ngọc Thạch là “Bác sĩ của nhân dân”? + Câu 5. Việc lấy tên của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đặt cho giải thưởng nhằm vinh danh những y, bác sĩ trẻ nói lên điều gì? - GV mời 1 – 2 HS chia sẻ đáp án, những HS còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Câu 1: Đoạn đầu tiên của bài đọc cho biết bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là tấm tiêu biểu cho các thế hệ thầy thuốc Việt Nam. + Câu 2: Những chi tiết cho thấy bác sĩ Phạm Ngọc Thạch hết lòng với công việc là khi người bệnh cần, ông có mặt để khám và chữa trị, tự tiếp máu của mình cho bệnh nhân,... + Câu 3: Những hình ảnh của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch còn mãi trong tâm trí đồng nghiệp: hình ảnh bác sĩ trong chiếc áo choàng trắng, ống nghe, thăm hỏi, túc trực bên người bị bệnh nặng. + Câu 4: GV khuyến khích HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng của mình. + Câu 5: Việc lấy tên của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đặt cho giải thưởng nhằm vinh danh những y, bác sĩ trẻ nói lên sự tri ân đối với người đã có nhiều cống hiến cho ngành Y tế và là lời khuyên cho các y, bác sĩ trẻ học tập tấm gương hết lòng vì người bệnh, vì sự nghiệp bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của mọi người. Hoạt động 3: Luyện đọc lại và học thuộc lòng. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật. - Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS nhắc lại cách hiểu về nội dung và ý nghĩa bài đọc. - GV đọc cho HS nghe từ đoạn “ Sinh thời” đến “tâm trí đồng nghiệp” và xác định giọng đọc đoạn này: giọng đọc thông thả, rõ ràng, rành mạch; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ việc làm của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch và sự đánh giá của mọi người về ông: Sinh thời,/ ông có công rất lớn/ trong việc tìm ra cách phòng và chữa bệnh lao phổi. Dù ở đâu,/ bất cứ lúc nào người bệnh cần / ông đều có mặt/ để thăm khám và chữa trị kịp thời. // Không ít lần,/ ông đã tự tiếp máu của mình/ cho người bệnh.// Hình ảnh quen thuộc,/ thân thương của ông trong chiếc áo choàng trắng với ống nghe,/ ân cần thăm hỏi từng bệnh nhân,/ túc trực bên giường những người bệnh nặng../ còn mãi trong tâm trị đồng nghiệp // - GV tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp. - GV mời HS khá, giỏi đọc cả bài. - GV nhận xét, đánh giá về hoạt động của lớp. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài “ Bác sĩ của nhân dân” hiểu nội dung, ý nghĩa bài học. + Chia sẻ với người thân về bài học. + Đọc trước Tiết 3: Nghe kể câu chuyện về lòng nhân ái. |
- HS hoạt động nhóm.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS chuẩn bị vào bài mới.
- HS nghe GV đọc mẫu.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS luyện đọc.
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS giải thích từ khó.
- HS đọc thầm lại bài.
- HS chia sẻ đáp án.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS nhắc lại bài.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- HS luyện đọc. - HS đọc bài. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
TIẾT 2: NGHE - KỂ CHUYỆN VỀ LÒNG NHÂN ÁI | |
Hoạt động 1: Nghe GV kể chuyện “Sự tích hồ Ba Bể” a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
|
|
------------------ Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác