Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1-2: ĐỌC | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành * Giới thiệu bài học - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, trao đổi bài thơ, bài hát về Bác Hồ. - GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. - GV cho HS xem một video clip ngắn về Bác Hồ, liên hệ nội dung khởi động với nội dung video, yêu cầu HS đọc tên, phán đoán nội dung bài học. - GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài đọc: Bài 3 – Sáng tháng Năm. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ĐỌC: SÁNG THÁNG NĂM Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc một số dòng thơ. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc trong sáng, bồi hồi xúc động; nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc dành cho Bác Hồ. - GV hướng dẫn HS luyện đọc: + Từ khó: xanh mướt, lồng lộng, mênh mông. + Cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số dòng thơ: Vui sao/ một sáng tháng Năm/ Đường về Việt Bắc/ lên thăm Bác Hồ/ Suối dài/ xanh mướt nương ngô/ Bốn phương lồng lộng/ Thủ đô gió ngàn…// - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (3 HS/nhóm), luyện đọc theo 3 đoạn: + Đoạn 1: khổ thơ đầu. + Đoạn 2: khổ thơ 2. + Đoạn 3: khổ thơ cuối. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV mời đại diện 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: + Thủ đô gió ngàn: chỉ rừng núi Việt Bắc – nơi Bác Hồ và Chính phủ làm việc trong kháng chiến chống thực dân Pháp. + Bồ: đồ đựng đan bằng tre, nứa. + Khách văn: khách là nhà thơ, nhà văn. - GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, thảo luận và trả lời lần lượt các câu hỏi 1 – 4 SHS tr.90. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 1: Tìm câu thơ thể hiện cảm xúc của tác giả khi lên thăm Bác Hồ. + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Câu thơ thể hiện cảm xúc của tác giả khi lên thăm Bác Hồ: Vui sao một sáng tháng Năm Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 2: Con đường về Việt Bắc hiện lên qua những hình ảnh nào? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Con đường về Việt Bắc hiện lên qua những hình ảnh: suối dài, nương ngô xanh mướt, bốn phương lồng lộng gió. + GV hướng dẫn HS rút ra ý khổ thơ 1: Niềm vui của nhà thơ và quang cảnh nhà sàn của Bác. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 3: Khổ thơ thứ hai cho chúng ta biết những gì về nơi Bác Hồ ở và làm việc? Qua đó, em hiểu thêm gì về Bác? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Khổ thơ thứ hai cho chúng ta biết nơi ở và làm việc của Bác Hồ rất đơn sơ, gần gũi với thiên nhiên. Qua đó, em hiểu Bác Hồ là người sống rất giản dị và giàu tình thương. + GV hướng dẫn HS rút ra ý khổ thơ 2: Nơi ở và làm việc của Bác Hồ rất đơn sơ nhưng gần gũi và ấm áp. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 4: Hai dòng thơ cuối bài khẳng định điều gì? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Hai dòng thơ cuối bài khẳng định Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại đối với nhân dân Việt Nam. + GV hướng dẫn HS rút ra ý khổ thơ 3: Tình yêu và lòng kính trọng của nhà thơ dành cho Bác. + GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nội dung, ý nghĩa của bài đọc. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Nội dung bài đọc: Niềm vui của nhà thơ khi được lên thăm Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc. Chứng kiến những hành động, cử chỉ ân cần và cuộc sống giản dị của Bác, nhà thơ càng yêu thương, kính trọng Bác nhiều hơn. + Ý nghĩa bài đọc: Niềm vui và niềm xúc động, tình yêu thương và lòng kính trọng của nhà thơ đối với Bác Hồ. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc, nhịp thơ và một số từ ngữ cần nhấn giọng. - Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. b. Cách tiến hành - GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc Sáng tháng Năm. - GV đọc lại khổ thơ 2 và hướng dẫn HS xác định giọng đọc của khổ thơ này: Giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, nhấn giọng ở những từ ngữ tả hoạt động, lời nói của Bác Hồ, từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái của chim bồ câu,… Bác kêu con đến bên bàn/ Bác ngồi/ Bác viết/ nhà sàn đơn sơ// Con bồ câu trắng/ ngây thơ/ Nó đi tìm thóc/ quanh bồ công văn// Lát rồi,/ chim nhé,/ chim ăn/ Bác Hồ còn bận/ khách văn đến nhà.// - GV yêu cầu HS luyện đọc khổ thơ 2. - GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc trước lớp khổ thơ 2. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động. ĐỌC MỞ RỘNG: SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH CHỦ ĐIỂM NHỮNG NGƯỜI TÀI TRÍ Hoạt động 1: Tìm đọc truyện a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ: - Tìm được truyện phù hợp với chủ đề. - Nắm được nội dung truyện để chia sẻ trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS đọc trước ở nhà (hoặc ở thư viện lớp, thư viện trường,…) một truyện phù hợp với chủ điểm “Những người tài trí”. - GV yêu cầu HS chuẩn bị truyện để mang tới lớp chia sẻ. Hoạt động 2: Viết Nhật kí đọc sách a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ: - Tóm tắt được nội dung truyện đã đọc. - Biết cách trang trí Nhật kí đọc sách đơn giản theo chủ điểm hoặc nội dung truyện. b. Tổ chức thực hiện
|
- HS làm việc nhóm đôi.
- HS trả lời.
- HS theo dõi video về Bác Hồ.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác đọc thầm theo. - HS đọc bài. Các HS khác đọc thầm theo. - HS lắng nghe.
- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.
- HS đọc thầm. - HS làm việc nhóm đôi.
- HS đọc câu hỏi 1.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi 2.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi 3.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi 4.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời. - HS lắng nghe GV đọc bài và hướng dẫn.
- HS luyện đọc. - HS đọc trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS chuẩn bị theo yêu cầu.
|
------------------- Còn tiếp -----------------
Với Toán, Văn:
Với các môn còn lại:
LƯU Ý:
=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra