Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
(4 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||
TIẾT 1-2: ĐỌC | |||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành * Giới thiệu bài học - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Sắp xếp các từ thành câu tục ngữ - GV chốt đáp án câu tục ngữ cần tìm: Ở hiền gặp lành. - GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ về ý nghĩa của câu tục ngữ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài đọc SHS tr.118-119 và yêu cầu HS liên hệ nội dung khởi động với nội dung tranh, đọc tên, phán đoán nội dung bài học. - GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài đọc: Bài 3 – Nàng tiên Ốc. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ĐỌC: NÀNG TIÊN ỐC Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc một số dòng thơ miêu tả vỏ ốc, thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng thong thả, vui tươi; nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả vỏ ốc và những điều kì lạ xảy ra trong nhà bà lão, thái độ của bà lão. - GV hướng dẫn HS luyện đọc: + Từ khó: biêng biếc, tinh tươm. + Cách ngắt nghỉ và một số dòng thơ miêu tả vỏ ốc, thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật. Xưa/ có bà già nghèo/ Chuyên mò cua/ bắt ốc/ Một hôm/ bà bắt được/ Một con ốc/ xinh xinh/ Vỏ nó/ biêng biếc xanh/ Không giống như/ ốc khác/ Bà thương/ không muốn bán/ Bèn/ thả vào trong chum.// - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (3 HS/nhóm), luyện đọc theo 3 đoạn: + Đoạn 1: khổ thơ đầu. + Đoạn 2: khổ thơ thứ hai. + Đoạn 3: khổ thơ cuối. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV mời đại diện 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: + Chum: đồ đựng bằng gốm, loại lớn, miệng tròn, giữa phình ra, thót dần về phía đáy. + Tinh tươm: tươm tất, đâu ra đấy. - GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, thảo luận và trả lời lần lượt các câu hỏi 1 – 4 SHS tr.119. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 1: Bà cụ đã làm gì khi bắt được con ốc? Vì sao? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Khi bắt được con ốc, bà cụ đã thả con ốc vào chum vì con ốc rất đẹp, bà thương nó nên không muốn đem bán. + GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 1: Bà lão bắt được một con ốc đẹp và đem về nhà nuôi. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 2: Từ khi bắt được ốc, những chuyện lạ gì đã xảy ra trong ngôi nhà của bà? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Từ khi bắt được ốc, nhà bà xảy ra những chuyện lạ: sân nhà sạch sẽ, đàn lợn được ăn no, cơm nước nấu sẵn, vườn rau sạch cỏ. + GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 2: Những chuyện lạ xảy ra trong ngôi nhà của bà. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 3: Hành động “đập vỡ vỏ ốc xanh” và “ôm lấy nàng tiên” của bà cụ thể hiện điều gì? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Hành động “đập vỡ vỏ ốc xanh” và “ôm lấy nàng tiên” của bà cụ thể hiện tấm lòng yêu thương của bà dành cho nàng tiên, bà trân trọng những việc làm mà nàng tiên đã dành cho bà và thể hiện mong muốn có người thân, có gia đình của bà cụ. + GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 3: Cuộc gặp gỡ bất ngờ của bà lão và nàng tiên Ốc. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nội dung, ý nghĩa của bài đọc. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Nội dung bài đọc: Bài thơ là câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ giữa bà lão và nàng tiên Ốc. + Ý nghĩa bài đọc: Khuyên chúng ta sống nhân hậu, biết giúp đỡ mọi người. Những người giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu sẽ gặp được nhiều điều tốt đẹp. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 4: Theo em, cách kể chuyện của tác giả có gì thú vị? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Cách kể chuyện của tác giả thú vị vì diễn biến, tình tiết truyện được thể hiện bằng hình ảnh, vần điệu nên dễ nhớ, lôi cuốn. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng. - Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. b. Cách tiến hành - GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc Nàng tiên Ốc. - GV đọc lại đoạn 1, đoạn 2 và hướng dẫn HS xác định giọng đọc các đoạn này: + Giọng đọc thong thả, rõ ràng, vui tươi. + Nhấn giọng ở những từ ngữ tả vẻ đẹp của vỏ ốc, điều kì lạ xảy ra trong nhà. Xưa/ có bà già nghèo/ Chuyên mò cua/ bắt ốc/ Một hôm/ bà bắt được/ Một con ốc/ xinh xinh/ Vỏ nó/ biêng biếc xanh/ Không giống như/ ốc khác/ Bà thương/ không muốn bán/ Bèn/ thả vào trong chum.//
Rồi bà lại/ đi làm/ Đến khi về/ thấy lạ:// Sân nhà/ sao sạch quá/ Đàn lợn/ đã được ăn/ Cơm nước/ nấu tinh tươm/ Vườn rau tươi/ sạch cỏ.// - GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS luyện đọc đoạn 2, đoạn 3. - GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc trước lớp đoạn 2, đoạn 3. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động. ĐỌC MỞ RỘNG: SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH CHỦ ĐIỂM VÒNG TAY THÂN ÁI Hoạt động 1: Tìm đọc một bài thơ hoặc đoạn lời bài hát a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ: - Tìm được bài thơ hoặc đoạn lời bài hát phù hợp với chủ đề. - Nắm được nội dung của bài thơ hoặc đoạn lời bài hát để chia sẻ trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS đọc trước ở nhà (hoặc ở thư viện lớp, thư viện trường,…) một bài thơ hoặc đoạn lời bài hát phù hợp với chủ điểm “Vòng tay thân ái”. - GV có thể giới thiệu cho HS đọc sách, báo giấy hoặc tìm kiếm trên internet bài thơ hoặc đoạn lời bài hát viết về: + Tình cảm, sự gắn bó với thiên nhiên. + Tình cảm với con người. - GV yêu cầu HS chuẩn bị bài thơ hoặc đoạn lời bài hát để mang tới lớp chia sẻ. Hoạt động 2: Viết Nhật kí đọc sách a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ: - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài thơ hoặc đoạn lời bài hát. - Biết cách trang trí Nhật kí đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung bài thơ hoặc đoạn lời bài hát. b. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS viết vào Nhật kí đọc sách những từ ngữ, hình ảnh đẹp và nội dung, ý nghĩa của bài thơ hoặc đoạn lời bài hát. - GV hướng dẫn HS trang trí Nhật kí đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung bài thơ hoặc đoạn lời bài hát. Hoạt động 3: Chia sẻ về bài thơ hoặc đoạn lời bài hát a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:
|
- HS làm việc nhóm đôi.
- HS trả lời.
- HS quan sát tranh minh họa bài đọc.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác đọc thầm theo. - HS đọc bài. Các HS khác đọc thầm theo. - HS lắng nghe.
- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.
- HS đọc thầm. - HS làm việc nhóm đôi.
- HS đọc câu hỏi 1.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi 2.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi 3.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi 4.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe GV đọc bài và hướng dẫn.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS đọc trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị theo yêu cầu.
- HS tập trung lắng nghe.
- HS lắng nghe, thực hiện.
|
--------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác