Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1: ĐỌC | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV chức cho HS hoạt động nhóm đôi nói với bạn về nơi ở và những người hàng xóm (có thể sử dụng hình ảnh đã chuẩn bị trước). - GV tổ chức cho HS phỏng đoán nội dung bài đọc dựa vào tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa. - GV giới thiệu cho HS về bài mới, GV ghi tên bài mới: “Thân thương xứ Vàm”. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện. - GV đọc mẫu cho HS nghe: giọng trầm, tha thiết, tình cảm; nhấn giọng ở từ ngữ tả vẻ đẹp thanh bình, tả việc làm thể hiện sự san sẻ, nhường nhịn đầy tình thương mến của người dân ở xứ Vàm,... - GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu thể hiện tính cách đặc trưng của người dân xứ Vàm: + Từ khó: ôn hòa, hoa lau, hoa sậy, cười xòa. + Một số câu thể hiện tính cách: Người nào/ lỡ có lấn sang bên kia tí đỉnh/ thì cũng cười xòa,/ có nhiêu đâu,/ dân ruộng với nhau.//; Ở Vàm Cái Đôi/ hay gắn chứ “ruộng” phía sau mỗi tên gọi.// Ví như/ “rau ruộng”,/ “cá ruộng”,/ “đám cưới ruộng”,...//; Người dân xứ Vàm/ cho dù đi đâu cũng nhớ phiên chợ hiền lành/ góc bến tàu cũ,/ nhớ ngọn gió chướng non/ làm thảng thốt con đường trắng hoa lau,/ hoa sậy.//;... - GV hướng dẫn HS chia đoạn để luyện đọc và tìm hiểu bài. Bài đọc có thể chia thành hai đoạn để luyện đọc và tìm ý: + Đoạn 1: Từ đầu đến “sự chân tình”. + Đoạn 2: Còn lại. * Tùy thuộc vào năng lực HS, Gv có thể tách hoặc ghép các đoạn để cho HS luyện đọc. - GV mời 1 – 2 bạn đọc, các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS giải thích nghĩa một số từ khó: + ôn hòa: từ tốn, nhẹ nhàng, không gay gắt. + có nhiều đâu: có bao nhiêu đâu, nghĩa trong bài là rất ít, không đáng kể. + ngọn gió chướng non: gió chướng đầu mùa. - GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi trong SHS: + Câu 1: Chợ Vàm Cái Đôi họp khi nào? + Vì sao tác giả nhận xét chợ Vàm Cái Đôi ôn hòa? Tìm đáp án đúng: · Vì chợ nhỏ, nép vào một góc bến tàu. · Vì chợ họp từ khi bình minh chưa lên. · Vì chợ bày bán đủ loại rau, cá, củ, củ, quả. · Vì chợ có những người mua bán rất thân thiện + Câu 3: Em có suy nghĩ gì về cách gọi “rau ruộng”, “cá ruộng”, “đám cưới ruộng”,...? + Khi đi xa, người dân cứ Vàm nhớ những hình ảnh nào ở quê mình? Vì sao? + Em ấn tượng nhất về điều gì ở xứ Vàm? Vì sao? - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Câu 1: Chợ Vàm Cái Đôi họp từ khi bình minh chưa lên. + Câu 2: Chọn đáp án: Vì chợ có những người mua bán rất thân thiện. + Câu 3: GV khuyến khích HS trả lời theo ý kiến riêng, có thể gợi ý thêm: cách gọi ấy gợi cảm giác gần gũi, thân quen như cách gọi của những người thân, những người bạn đã quen từ lâu. + Câu 4: Khi đi xa, người dân xứ Vàm nhớ phiên chợ hiền lành góc bến tàu cũ, ngọn gió chướng, con đường trắng hoa lau sậy, dòng sông, tiếng còi tàu rời bến sớm. + Câu 5: HS trả lời theo suy nghĩ, cảm xúc riêng. * Tùy vào trình độ HS, GV có thể hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn: · Sau khi trả lời câu hỏi 1,2,3 ð Rút ra được ý đoạn 1: Vẻ đẹp bình dị đầy thương mến và sự thân tình của người dân ở chợ Vàm Cái Đôi. · Sau khi HS trả lời câu hỏi 4 ð Rút ra ý đoạn 2: Tình cảm yêu thương của người dân xứ Vàm với những điều bình dị, thân thuộc ở quê hương. ð Rút ra nội dung, ý nghĩa của bài đọc. · HS trả lời câu hỏi 5. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật. - Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. b. Cách tiến hành - GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại cách hiểu về nội dung bài đọc. - GV đọc lại cho HS nghe đoạn 2 và xác định giọng đọc của đoạn này: giọng chậm rãi, thể hiện tình cảm tha thiết, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ vẻ đẹp thanh bình của cảnh vật, từ ngữ thể hiện tình cảm, và suy nghĩ của người viết về cuộc sống của người dân xứ Vàm: Người dân xứ Vàm cho dù đi đâu cũng nhớ phiên chợ hiền lành góc bến tàu cũ,/ nhớ ngọn gió chướng non làm thoảng thốt con đường trắng hoa lau,/ hoa sậy.// Nhớ về Vàm là nhớ sự bình yên của dòng sông nối liền xứ sở,/ những con đường hai bên bờ lau sậy mịt mùng.// Nhớ về Vàm là nhớ về những buổi sáng mai/ người ta thức dậy bằng tiếng còi tàu rời bến sớm nhất/ rúc lên vang lừng cả thị trấn.// - GV tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn 2. - GV mời HS khá, giỏi đọc cả ài, các HS khác nhận xét (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. C. Vận dụng - GV tổ chức cho HS xác định yêu cầu của hoạt động: Hỏi – đáp về những địa điểm quen thuộc ở quê em hoặc nơi em sống. - GV tổ chức cho HS đóng vai để hỏi – đáp trước lớp. - GV mời 1 – 2 nhóm HS thực hành hỏi – đáp trước lớp, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và tổng kết bài học. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Thân thương xứ Vàm, hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc. + Chia sẻ với người thân về bài đọc. + Đọc trước Tiết 2: Tính từ |
- HS hoạt động nhóm.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc từ khó.
- HS luyện đọc.
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS giải thích từ khó.
- HS đọc bài.
- HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS nhắc lại.
- HS đọc bà.
- HS luyện đọc.
- HS đọc bài. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS xác định yêu cầu BT. - HS thực hiện theo hướng dẫn. - HS thực hiện theo hướng dẫn.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
|
TIẾT 2: TÍNH TỪ | |
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm về tính từ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - HS nắm được khái niệm về tính từ từ. - Vận dụng kiến thức vào những BT có liên quan. b. Tổ chức thực hiện
|
- HS xác định yêu cầu BT. |
------------------ Còn tiếp -------------------
Với Toán, Văn:
Với các môn còn lại:
LƯU Ý:
=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra