Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
phòng đoán vẻ nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoa.
Năng lực chung:
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1, 2: ĐỌC | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi giải câu đố: a. Sinh ra từ mặt trời hồng Cho cây xanh lá, cho bừng sắc hoa. Là gì? b. Mênh mông không sắc, không hình Gợn trên sóng nước, rung rinh lúa vàng. Là gì? - GV tổ chức cho HS xem tranh, liên hệ nội dung khởi động với nội dung tranh.
- GV tổ chức cho HS phán đoán nội dung bài đọc.
- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ, các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp và chốt đáp án: a. Nắng. b. Gió - GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới “ Gió vườn”. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ĐỌC: GIÓ VƯỜN Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV đọc mẫu cho HS nghe: giọng trong sáng, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ tên, trạng thái, hoạt động của các sự vật,... - GV tổ chức hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số dòng thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: + Từ khó: · Làn khói · Tinh sương + Một số dòng thơ miêu tả hoạt động, trạng thái của nhân vật “gió”: Gió vườn/ không mải chơi xa/ Nhắc chị cửa sổ/ mở ra suốt ngày// Gió đi/ lắc lắc cành cây/ Giục bác cổ thụ/ kể ngày xa xưa.// - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, đọc thành tiếng bài trong nhóm và trước lớp. Có thể chia bài đoc thành hai đoạn để luyện đọc và tìm ý: + Đoạn 1: Từ đầu đến “Trời xanh”. + Đoạn 2: Còn lại. - GV mời 1 – 2 HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS giải thích nghĩa của một số từ khó: + Thổi: nghĩa trong bài là lan tỏa việc tốt, việc có ích. + Trời rộng bốn phương: khắp muôn nơi. + Tinh sương: khoảng thời gian mới chuyển từ đem sang ngày, còn nhìn thấy sao và sương mù. + Rạng đông: trước lúc mặt trời mọc, bầu trời ở phía đông hửng sáng. - GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi trong SHS: + Câu 1: Gió thân thiết với mỗi sự vật dưới đây như thế nào? + Câu 2: Những việc làm nào cho thấy gió rất chăm chỉ? + Câu 3: Gió yêu nhất buổi nào trong ngày? Vì sao? + Câu 4: Theo em, vì sao nói gió "Làm bao việc nhỏ để thành lớn khôn.”? + Câu 5: Hai dòng thơ cuối bài muốn nói lên điều gì? - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Câu 1: Gió thân thiết với mỗi sự vật: · Cửa sổ, nhắc chị cửa sổ mở ra để gió vào chơi. · Cổ thụ: nghe bác cổ thụ kể chuyện ngày xưa. · Đàn bướm: đưa hương thơm của hoa đến cho bướm. + Câu 2: Những việc làm nào cho thấy gió rất chăm chỉ: giúp bà thổi bếp nấu cơm, thức sớm đem mưa đến tưới vườn cho ông. + Câu 3: Gió yêu nhất buổi sớm mai vì đó là thời khắc vạn vật thức dậy bắt đầu một ngày mới, cảnh vật đẹp: nắng hồng, trời xanh, chim hót. + Câu 4: Nói gió "Làm bao việc nhỏ để thành lớn khôn” vì qua làm việc, dù là những việc làm nhỏ, gió học được nhiều điều mới, rút được nhiều kinh nghiệm, tích lũy dần để ngày càng lớn khôn và làm được nhiều việc có ích hơn. + Câu 5: Hai dòng thơ cuối bài muốn nói: gió từ một khu vườn nhỏ, đi khắp nơi sẽ gặp nhiều bạn mới, chúng ta đi nhiều nơi, gặp nhiều người sẽ học hỏi thêm được nhiều điều tốt và có thêm nhiều niềm vui. * Tùy vào trình độ HS, GV có thể hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn: · Sau khi trả lời câu hỏi 1, 2, 3: ð Rút ra được ý đoạn 1: Những việc làm tốt và sở thích của gió vườn. · Sau khi HS trả lời câu hỏi 4, 5: ð Rút ra ý đoạn 2:Nhờ chăm chỉ, hiền lành, biết làm việc tốt, gió vườn lớn khôn và có bạn bè ở muôn nơi. ð Rút ra nội dung, ý nghĩa của bài đọc. Hoạt động 3: Luyện đọc lại và học thuộc lòng. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật. - Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS nhắc lại cách hiểu về nội dung và ý nghĩa bài đọc, một số từ ngữ cần nhấn giọng. - GV đọc lại cho HS nghe đoạn thơ từ “Gió vẽ lên mái nhà tranh” đến hết và xác định giọng đọc đoạn này: giọng đọc trong sáng, vui tươi, trong treo, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ màu sắc, hoạt động, trạng thái của người, vật: Gió/ vẽ lên mái tranh nhà/ Một làn khói bếp/ giúp bà nấu cơm.// Gió thức từ sớm tinh sương Gió đem mưa đến/ tưới vườn cho ông,// Gió yêu nhất/ buổi rạng đông/ Con chim dậy hót.// Nắng hồng.// Trời xanh.// Gió vườn/ chăm chỉ hiền lành/ Làm bao việc nhỏ/ để thành lớn khôn.// Gió đi/ từ một góc vườn/ Thổi ra trời rộng/ bốn phương bạn bè.// - GV tổ chức cho HS luyện đọc thuộc lòng trong nhóm, trước lớp 10 dòng thơ yêu thích, các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. C. Vận dụng - GV tổ chức cho HS đọc yêu cầu của hoạt động: Nói 2 – 3 câu về một hiện tượng thiên nhiên, trong đó có từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc hoặc âm thanh. - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi. - GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp, các HS khác lắng nghe, nhận xét vầ bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. ĐỌC MỞ RỘNG: SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ SÁCH – CHỦ ĐIỂM “MẢNH GHÉP YÊU THƯƠNG”. Hoạt động 1: Tìm đọc bài văn a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS: - Tìm được bài văn phù hợp với chủ đề. - Nắm được nội dung bài văn để chia sẻ trước lớp. b. Tổ chức thực hiện: - GV hướng dẫn HS đọc ở nhà (thư viện lớp, thư viện trường,...) một bài văn phù hợp với chủ điểm “Mảnh ghép yêu thương” trước buổi học khoảng 1 tuần. + Tình cảm với người thân. + Tình cảm với quê hương, đất nước. + Tình cảm bạn bè, trường học - GV hướng dẫn HS đọc báo giấy hoặc tìm kiếm trên internet bản tin viết về tấm gương: + Tình cảm với người thân. + Tình cảm với quê hương, đất nước. + Tình cảm bạn bè, trường học - GV hướng dẫn HS chuẩn bị sách, báo có bài văn để mang đến lớp chia sẻ. Hoạt động 2: Viết Nhật kí đọc sách a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS: - Xây dựng được ý tưởng của Nhật kí đọc sách. - Biết cách viết Nhật kí đọc sách. b. Tổ chức thực hiện: |
- HS hoạt động nhóm.
- HS thực hiện theo hướng dẫn. - HS thực hiện theo hướng dẫn. - HS chia sẻ kết quả.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS luyện đọc.
- HS hoạt động nhóm.
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS giải thích từ khó.
- HS đọc bài.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS nhắc lại bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS luyện đọc.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS xác định yêu cầu.
- HS hoạt động nhóm.
- HS chia sẻ kết quả. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- HS thực hiện theo hướng dẫn. |
----------------- Còn tiếp -----------------
Với Toán, Văn:
Với các môn còn lại:
LƯU Ý:
=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra