Soạn mới giáo án Tiếng việt 4 CTST chủ đề 7 bài 1: Cậu bé gặt gió

Soạn mới Giáo án tiếng Việt 4 CTST bài Cậu bé gặt gió. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHỦ ĐỀ 7: THẾ GIỚI QUANH TA

BÀI 1: CẬU BÉ GẶT GIÓ

(4 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Sắp xếp và xác định được ý nghĩa của câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, tranh minh họa và hoạt động khởi động.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Bằng sự chăm chỉ học tập và nỗ lực vượt qua khó khăn, Uy-li-am Cam-goam-ba đã thực hiện được ước mơ chế tạo chiếc cối xay gió, giúp ích cho gia đình và quê hương của cậu. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Chăm chỉ học tập, nỗ lực không ngừng không chỉ giúp bản thân đạt được ước mơ mà còn đem lại những điều tốt đẹp cho những người xung quanh.
  • Nhận diện và biết cách sử dụng dấu ngoặc kép.
  • Nhận diện được bài văn miêu tả con vật; viết được câu tả hình dáng hoặc hoạt động, thói quen của con vật, trong câu có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa.
  • Kể lại được câu chuyện “Cậu bé gặt gió” và bày tỏ được suy nghĩ, cảm xúc về nhân vật trong truyện.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

  1. Phẩm chất
  • Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
  • Biết trân trọng, gìn giữ những thành quả tốt đẹp do con người tạo dựng nên.
  • Có ý thức học hỏi, trau dồi tri thức và kĩ năng cho bản thân.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.
  • Tranh, ảnh chụp cối xay gió (nếu có).
  • Bảng phụ ghi đoạn từ “Để làm được chiếc cối xay gió” đến hết.
  • Thẻ từ, thẻ câu để tổ chức cho HS chơi trò chơi.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT, VBT Tiếng Việt 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

          TIẾT 1-2: ĐỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

* Giới thiệu tên chủ điểm

- GV giới thiệu tên chủ điểm: Thế giới quanh ta.

- GV yêu cầu HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ về tên chủ điểm.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Ý nghĩa tên chủ điểm – Thế giới quanh ta: Thế giới quanh ta có biết bao điều đẹp đẽ, kì lạ, đem đến cho chúng ta rất nhiều bài học bổ ích.

* Giới thiệu bài học

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ:

+ Sắp xếp các từ đã cho thành câu tục ngữ.

+ Chia sẻ trong nhóm ý nghĩa của câu tục ngữ.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS giới thiệu trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài đọc SHS tr.79-80 và yêu cầu HS đọc tên, phán đoán nội dung bài học.

  

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài đọc:  Bài 1 – Cậu bé gặt gió.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc một số câu dài.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc thong thả; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ địa danh, tên nhân vật; hạ thấp giọng ở cuối câu.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc:

+ Từ khó: Uy-li-am Cam-goam-ba, Gie-phơ-ri, sung sướng.

+ Cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài:

Sống ở một nước châu Phi nghèo/ và không có điện,/ gia đình Uy-li-am Cam-goam-ba cũng như người dân trong vùng rất cơ cực.//

Kể từ khi nhìn thấy những cánh quạt khổng lồ/ trên bề mặt thảo nguyên/ trong một cuốn sách khoa học,/ Uy-li-am tin chắc rằng/ cối xay gió sẽ giúp gia đình cậu thoát khỏi nghèo đói.//

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (3 HS/nhóm), luyện đọc theo 3 đoạn:

+ Đoạn 1: từ đầu đến “đọc những cuốn sách khoa học”.

+ Đoạn 2: tiếp theo đến “dẫn nước từ giếng ra ruộng”.

+ Đoạn 3: còn lại.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV mời đại diện 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó.

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc.

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó:

+ Thảo nguyên: vùng đất rộng, bằng phẳng, thực vật chủ yếu là cỏ.

+ Cối xay gió: một loại máy có các cánh quạt lớn, hoạt động nhờ vào sức gió.

+ Phế liệu: sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng.

+ Diễn giả: người nói về một vấn đề nào đó trước nhiều người.

+ Gặt (nghĩa trong bài): thu về một nơi, một chỗ.

+ Ngoại lệ: nằm ngoài cái chung, không theo quy định, quy luật.

+ Cảm hứng: say mê, thích thú, phấn khởi,… khi làm một việc gì đó.

- GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, thảo luận và trả lời lần lượt các câu hỏi 1 – 5 SHS tr.81.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 1: Uy-li-am nghĩ và làm gì khi nhìn thấy những hình ảnh trong cuốn sách khoa học?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Khi nhìn thấy những hình ảnh trong cuốn sách khoa học, Uy-li-am tin rằng cối xay gió sẽ giúp gia đình cậu thoát khỏi nghèo đói. Cậu đi học đều đặn, đến thư viện thường xuyên để đọc những cuốn sách khoa học

+ GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 1: Uy-li-am Cam-goam-ba nhận ra tác dụng của cối xay gió và cố gắng đọc sách khoa học để tìm hiểu cách chế tạo ra nó.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 2: Nhờ đâu Uy-li-am dựng lên được chiếc cối xay gió?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Nhờ lòng quyết tâm và sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, Uy-li-am đã dựng lên được chiếc cối xay gió.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 3: Vì sao mọi người hò reo sung sướng khi cối xay gió hoạt động?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Mọi người hò reo sung sướng khi cối xay gió hoạt động vì nó phát ra điện, làm chạy máy bơm, dẫn nước từ giếng ra ruộng.

+ GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 2: Nhờ lòng quyết tâm và sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, Uy-li-am Cam-goam-ba đã chế tạo thành công chiếc cối xay gió thô sơ, mang lại niềm vui cho mọi người.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 4: Theo em, việc chế tạo thành công chiếc cối xay gió đã mở ra những gì cho tương lai của Uy-li-am và người dân trong vùng?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Việc chế tạo thành công cối xay gió đã giúp Uy-li-am nhận được học bổng để tiếp tục đi học. Đây là cơ sở để sau này, cậu trở thành một diễn giả nổi tiếng, có đủ khả năng để quay về giúp đỡ người dân trong vùng.

+ GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 3: Việc chế tạo thành công cối xay gió đã giúp Uy-li-am Cam-goam-ba nhận được học bổng để tiếp tục đi học, để sau này trở thành một diễn giả truyền cảm hứng nổi tiếng.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 5: Vì sao bài đọc có tên “Cậu bé gặt gió”?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Bài đọc có tên “Cậu bé gặt gió” vì Uy-li-am đã chế tạo được chiếc máy hoạt động dựa vào sức gió; cách đặt tên còn nhằm thu hút sự chú ý của người đọc.

+ GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Nội dung bài đọc: Bằng sự chăm chỉ học tập và nỗ lực vượt qua khó khăn, Uy-li-am Cam-goam-ba đã thực hiện được ước mơ chế tạo chiếc cối xay gió, giúp ích cho gia đình và quê hương của cậu.

+ Ý nghĩa bài đọc: Chăm chỉ học tập, nỗ lực không ngừng không chỉ giúp bản thân đạt được ước mơ mà còn đem lại những điều tốt đẹp cho những người xung quanh.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc.

- Xác định được giọng đọc của nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng.

- Luyện đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Cách tiến hành

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

- HS suy nghĩ tên chủ điểm.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm đôi.

 

 

 

- HS trả lời.

+ Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

+ Càng đi và trải nghiệm nhiều, ta càng học hỏi thêm được nhiều điều bổ ích.

 

- HS quan sát tranh minh họa bài đọc.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.

 

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo nhóm.

 

 

 

- HS lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS đọc bài. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm.

- HS làm việc nhóm đôi.

 

- HS đọc câu hỏi 1.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS đọc câu hỏi 2.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS đọc câu hỏi 3.

 

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS đọc câu hỏi 4.

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS đọc câu hỏi 5.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

--------------- Còn tiếp ------------------

Soạn mới giáo án Tiếng việt 4 CTST chủ đề 7 bài 1: Cậu bé gặt gió

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án tiếng việt 4 CTST mới, soạn giáo án Tiếng việt 4 mới CTST bài Cậu bé gặt gió, giáo án soạn mới tiếng việt 4 chân trời

Soạn mới giáo án Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay