Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi trao đổi với bạn bè về tên gọi của mỗi loài hoa trong các bức ảnh: - GV mời 1- 2 HS chia sẻ kết quả, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, gợi ý cho HS: + Hoa loa kèn – bông hoa có hình dạng giống hoa loa kèn. + Hoa chuông: bong hoa có hình dạng như cái chuông nhỏ. + Hoa bướm: bông hoa có cánh mỏng manh tựa như cánh bướm. ð Tên các loài hoa được đặt theo đặc điểm nổi bật, riêng biệt. - GV tổ chức cho HS xem tranh, liên hệ nội dung khởi động với nội dung tranh, HS đọc tên và phán đoán nội dung bài học: - GV giới thiệu bài mới, GV ghi tên bài học mới: “Hoa cúc áo”. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV đọc mẫu cho HS nghe: giọng kể thong thả, trong trẻo, giọng cụ giáo cóc trầm tĩnh, sâu lắng, giọng anh dế chậm rãi vui tươi,... nhấn giọng ở câu cảm và những từ ngữ chỉ đặc điểm của hoa cúc áo, tâm lí của các nhân vật trong bài,... - GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó và cách ngắt nghỉ, luyện đọc một số câu miêu tả, câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: + Từ khó: lộng lẫy, ngát hương, ngó nghiêng, loay hoay,... + Một số câu miêu tả, thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: Chao,/ cô cúc áo như đã hoả thân thành người khác,/ phô bày tất cả vẻ lộng lẫy của mình/ qua những bông hoa vàng rực ngát hương./ Vài chị cào cào áo xanh vảy đỏ/ là người xóm bên/ đi ngang qua cũng dừng lại ngó nghiêng.//; Loay hoay mãi/ anh chàng mới đảm đọc cho cụ nghe bài thơ mới làm/ có nhan đề “Nàng từ đâu tới”:// - GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành ba đoạn để luyện đọc và tìm ý: + Đoạn 1: Từ đầu đến “hương sắc mới”. + Đoạn 2: Tiếp theo đến “sướng ngẩn người”. + Đoạn 3: Còn lại. * Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để thuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS giải thích nghĩa của một số từ khó (ngoài SHS): + Tinh tường: có khả năng nhận biết nhanh nhạy và rõ ràng đến từng chi tiết nhỏ. + Ngó nghiêng: nghiêng đầu bên nọ, bên kia để quan sát. - GV tổ chức cho HS thầm đọc lại và thảo luận nhóm để trả lời từng câu hỏi trong SHS: + Câu 1. Ai là người mới tới định cư ở xóm Bờ Giậu? + Câu 2. Mùa xuân đến, cô hoa cúc áo thay đổi như thế nào? + Câu 3. Thái độ của mỗi cư dân xóm Bộ Giậu thế nào trước sự thay đổi của cô cúc áo? + Câu 4. Cuộc trò chuyện của anh dễ còm và cụ giáo cóc có gì đặc biệt? + Câu 5. Em học được điều gì ở tác giả về cách sử dụng biện pháp nhân hoá? - GV mời 1 – 2 nhóm HS chia sẻ kết quả, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Câu 1: Cô hoa cúc áo là người mới đến định cư ở xóm Bờ Giậu. + Câu 2: Mùa xuân đến, cô hoa cúc áo phô bày tất cả vẻ lộng lẫy của mình qua những bông hoa vàng rực, ngát hương. + Câu 3: Thái độ của mỗi cư dân xóm Bờ Giậu trước sự thay đổi của cô hoa cúc áo: · Cụ giáo cóc: thức dậy trong mùi hương nồng nàn, ngạc nhiên. · Anh để còm: đúng ngày nhìn (mê mẩn). · Bác giun đất: gật gù thán phục. · Chị cào cào: ngó nghiêng (tò mò). + Câu 4: Cuộc trò chuyện giữa anh để còm và cụ giáo cóc đặc biệt ở chỗ: Thái độ ban đầu của anh để còm còn rụt rè nhưng cuối cùng đám dũng cảm đọc cho cụ giáo các nghe bài thơ viết về cô hoa cúc áo. Điểm độc đáo còn thể hiện qua bài thơ mà anh để đã tự sáng tác (đưa được hộ khẩu vào thơ). + Câu 5: HS trả lời theo suy nghĩ riêng, GV có thể gợi ý, VD: Học được cách dùng từ ngữ chỉ người để gọi các con vật khiến cho bài văn trở nên sinh động, gần gũi, giàu cảm xúc,... * Lưu ý: Tùy thuộc và trình độ HS cũng như thời lượng họat động, GV có thể hướng dẫn HS tìm ý theo từng đoạn: + Sau khi HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3 ð Rút ra ý đoạn 1: Thái độ của cư dân xóm Bờ Giậu trước sự thay đổi của cô cúc áo. + Sau khi HS trả lời câu hỏi 4: ð Rút ra ý đoạn 2: Cuộc trò chuyện thú vị giữa anh đế còm và cụ giáo cóc. ð Rút ra ý đoạn 3: Anh dế còm thay đổi nhờ vào cô hoa cúc áo. +Sau khi HS trả lời câu hỏi 5 ð Rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật. - Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại cách hiểu về nội dung bài đọc. - GV đọc lại đoạn từ “Cụ giáo thức dậy” đến “hương sắc mới” và xác định gọng đọc đoạn này: giọng thong thả, trong trẻo, vui tươi, nhấn giọng ở câu cảm và những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của hoa cúc áo, hành động, cảm xúc của các nhân vật: Cụ giáo cóc thức dậy/ trong mùi hương nồng nàn // Nghe tiếng lao xao,/ cụ chống gậy,/ thận trọng dò từng bước ra cửa.// Chao/ cô cúc áo như đã hoá thân thành người khác, phô bày tất cả vẻ lộng lẫy của mình qua những bông hoa vàng rực ngát hương // Bên cạnh,/ anh để còm đúng ngày nhìn.// Bác giun đất gật gù thán phục.// Vài chị cào cào áo xanh vậy đó/ là người xóm bên đi ngang qua cũng dừng lại ngó nghiêng // Xóm Bờ Giậu từ lâu thiu thiu ngủ,/ nay bỗng bừng tỉnh trong hương sắc mới - GV tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm và trước lớp, các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV mời HS khá, giỏi đọc cả bài, GV có thể tổ chức cho HS thi đọc bài bài thơ do anh dế còm sáng tác. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của nhóm. * CỦNG CỐ
|
- HS hoạt động nhóm.
- HS chia sẻ kết quả.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS nghe GV đọc mẫu.
- HS đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS đọc trong nhóm.
- HS giải thích nghĩa của từ.
- HS đọc bài.
- HS chia sẻ kết quả.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS nhắc lại nội dung bài.
- HS nghe GV đọc bài.
- HS hoạt động nhóm.
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
|
---------------- Còn tiếp -----------------
Với Toán, Văn:
Với các môn còn lại:
LƯU Ý:
=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra