Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
khai trường”, nhạc và lời: Vũ Trọng Tường: nêu được phỏng đoán của bản thân về nội
dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Những thay đổi của thiên nhiên và hoạt động của các bạn HS khiến bức tranh mùa thu thêm đẹp, thắp sáng lung linh những ước mơ. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Với trẻ em, mùa thu bao giờ cũng đẹp, cũng là mùa gieo ước mơ và hi vọng.
Năng lực chung:
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1: ĐỌC | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV cho HS nghe audio, video clip hoặc đọc lời hai câu đầu tiên của bài hát “Mùa thu ngày khai trường” và chia sẻ trong nhóm suy nghĩ, cảm xúc sau khi nghe hoặc đọc đoạn lời bài hát. - GV mời 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp. - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi xem tranh, liên hệ nội dung khởi động với nội dung tranh. - GV tổ chức cho HS đọc tên và phán đoán nội dung bài học. - Gv giới thiệu cho HS về bài mới, GV ghi tên bài học mới: Bài 8: Mùa thu. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV đọc mẫu cho HS: giọng đọc trong sáng, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ tả cảnh hoặc chỉ hoạt động của HS. - GV hướng dẫn HS đọc bài và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: + Từ khó: xao động, quấn quýt,... + Một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: · Tiếng đám sẻ non/ tíu tít nhảy nhót/ nhặt những hạt thóc/ còn vương lại trên mảnh sân vuông.// · Tia nắng ban mai/ nghịch ngợm xuyên qua kẽ lá,/ soi vào chiếc tổ xinh xắn/ làm cho chú chim non/ bừng tỉnh giấc,/ bay vút lên trời/ rồi cắt tiếng hót líu lo.// - GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành ba đoạn để luyện đọc và tìm ý: + Đoạn 1: Từ đầu đến “giữa mùa thu”. + Đoạn 2: Tiếp theo đến “cất tiếng hót líu lo”. + Đoạn 3: còn lại. * Lưu ý: Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để thuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS đọc một số từ khó: + xao động: lay động, không yên. + trong thanh: trong lành và thanh khiết. - GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bào đọc và thảo luận nhóm đôi để trả lời từng câu hỏi trong SHS: + Câu 1: Trong đoạn văn thứ nhất, tác giả tả khu vườn mùa thu bằng những hình ảnh và âm thanh nào? + Câu 2: Tìm từ ngữ tả vẻ đẹp của vầng trăng. + Câu 3: Vì sao con đường làng vào mùa thu bỗng “như quen, như lạ”? + Câu 4: Cách tả hoa, lá mùa thu có gì đặc biệt? + Câu 5: Em thích điều gì về mùa thu được tả trong bài? - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Câu 1: Trong đoạn văn thứ nhất, tác giả tả khu vườn mùa thu bằng những hình ảnh và âm thanh: Lá vàng xao động, trái bưởi tròn căng, tiếng đám sẻ non tíu tít nhảy nhót nhặt những hạt thóc còn vương lại. + Câu 2: Tìm từ ngữ tả vẻ đẹp của vầng trăng: nhẹ tênh, mỏng manh, bồng bềnh, tròn vành vạnh. + Câu 3: Con đường làng vào mùa thu bỗng “như quen, như lạ” bởi đây là con đường quen thuộc, hàng ngày tác giả vẫn đi nhưng hôm nay, con đường ấy trở nên lạ hơn, đẹp hơn bởi sự thay đổi của tiết trời và cảnh vật mùa thu. + Câu 4: Cách tả hoa, lá mùa thu có rạng rỡ, rộn ràng, hợp với tâm trạng con người; cúc dại nở ung hai bên đường, dịu dàng lung linh như từng tia nắng nhỏ; đảm cỏ may tím biếc đến nôn nao; hoa quấn quýt từng bước chân theo các bạn HS vào tận lớp học. + Câu 5: Gv khuyến khích HS trả lời theo cảm nhận của bản thân mình. * Lưu ý: GV có thể hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn: · Sau khi HS trả lời câu hỏi 1, 2: ð Rút ra ý đoạn 1: Vẻ đẹp của khu vườn và vầng trăng vào mùa thu. · Sau khi HS trả lời câu hỏi 3: ð Rút ra ý đoạn 2: Vẻ đẹp của con đường làng vào mùa thu. · Sau khi HS trả lời câu hỏi 4: ð Rút ra ý đoạn 3: Vẻ đẹp của hoa lá mùa thu như hòa cùng ước mơ của các bạn học sinh trong những ngày đầu năm mới. · Học sinh trả lời câu 5. ð Rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật. - Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện: - GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại cách hiểu về nội dung, ý nghĩa của bài đọc Mùa thu. - GV đọc lại đoạn 2 và hướng dẫn HS xác định giọng của hai đoạn này: giọng đọc trong sáng, nhấn giọng vào những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái của người, vật: Mùa thu,/ vạt hoa cúc dại/ cũng nở bung hai bên đường.// Những bông hoa cúc xinh xinh/ dịu dàng,/ lung linh như từng tia nắng nhỏ.// Thảm cỏ may/ thì tím biếc đến nôn nao.// Hoa cỏ may. Quấn quýt từng bước chân,/ theo tận vào lớp học. Tiếng đọc bài ngân nga/ vang ra ngoài cửa lớp,/ khiến chú chim/ đang nghiêng chiếc đầu nhỏ xinh/ tìm sâu trong kẽ lá/ cũng lích trích hót theo.// Giọt nắng sớm mai/ đậu trên trang vở mới,/ bừng sáng lung linh những ước mơ.// - GV tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn 3. - GV mời 1 – 2 HS khá, giỏi đọc cả bài, các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Mùa thu, hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc. + Chia sẻ với người thân về bài đọc. + Đọc trước Tiết 2: Mở rộng vốn từ Đoàn kết. |
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS chia sẻ kết quả. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài.
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc bài.
- HS thảo luận nhóm.
- HS trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thực hện theo hướng dẫn của GV.
- HS hoạt động nhóm. - HS đọc bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
TIẾT 2: MỞ RỘNG VỐN TỪ ĐOÀN KẾT | |
Hoạt động 1: Tìm hiểu nghĩa của từ đoàn kết. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - HS nắm được khái niệm từ đoàn kết. - HS vận dụng kiến thức vào bài tập cũng như những câu hỏi có liên quan đến bài học. b. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS xác định yêu cầu của BT: Dòng nào sau đây nêu đúng nghĩa của từ đoàn kết? + Làm cho các phần rời nhau nối liền, gắn liền lại với nhau. + Gắn bó với nhau về tình nghĩa, coi nhau như người thân. + Kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung. + Chính thức công nhận là một thành viên của một tổ chức, đoàn thể.
|
- HS xác định yêu cầu BT.
|
------------------- Còn tiếp ----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác