[toc:ul]
Ví dụ: Giải thích nghĩa của từ "lồng” trong hai câu sau:
(1) Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.
(2) Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng.
Trả lời:
(1) Lồng: Hoạt động của con vật đang đứng im bỗng nhảy dựng lên rất khó kìm giữ -> Động từ
(2) Lồng: Chỉ đồ vật làm bằng tre, kim loại dùng để nhốt vật nuôi -> Danh từ.
=>Các từ “lồng” trên phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau không liên quan đến nhau.
Ghi nhớ: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
Để hiểu được nghĩa của từ “lồng” ở ví dụ 1 là nhờ vào ngữ cảnh cụ thể.
Ví dụ: Câu “đem cá về kho!” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa? Em hãy thêm vào câu này một vài từ để câu trở thành đơn nghĩa.
Trả lời:
Thêm từ để câu trở thành đơn nghĩa :
Ghi nhớ: Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.
a. Tìm các nghĩa khác nhau của danh từ cổ và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó.
b. Tìm từ đồng âm với danh từ cổ và cho biết nghĩa của từ đó.
a) Các nghĩa khác nhanh của danh từ cổ:
=> Mối liên quan: Đều là bộ phận dùng để nối các phần của người, vật…
b. Từ đồng âm với danh từ “cổ”: cổ đại, cổ đông, cổ kính, cổ phần…
Giải nghĩa:
Bàn (danh từ) - bàn (động từ)
Sâu (danh từ) - sâu (tính từ)
Năm (danh từ) - năm (số từ)
Anh chàng trong truyện dưới đây đã sử dụng biện pháp gì để không trả lại cái vạc cho người hàng xóm? Nếu em là viên quan xử kiện, em sẽ làm thế nào để phân rõ phải trái?
Ngày xưa có anh chàng mượn của hàng xóm một cái vạc đồng. Ít lâu sau, anh ta trả cho người hàng xóm hai con cò, nói là vạc đã bị mất nên đền hai con cò này. Người hàng xóm đi kiện. Quan gọi hai người đến xử. Người hàng xóm thưa: "Bẩm quan, con cho hắn mượn vạc, hắn không trả." Anh chàng nói: "Bẩm quan, con đã đền cho anh ta cò."
- Nhưng vạc của con là vạc thật.
- Dễ cò của tôi là cò giả đấy phỏng? - Anh ta trả lời.
- Bẩm quan, vạc của con là vạc đồng.
- Dễ cò của tôi là cò nhà đấy phỏng?