Bài soạn siêu ngắn: Một số thể loại văn học: thơ, truyện - Ngữ văn lớp 11

Bài soạn siêu ngắn: Một số thể loại văn học: thơ, truyện - trang 133 sgk ngữ văn lớp 11 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Câu 1: Loại và thể trong văn học được xác định như thế nào?

Trả lời:

Cơ sở chung để phân chia loại thể văn học là dựa vào phương thức. Loại là phương thức tồn tại chung. Thể là sự hiện thực hóa của loại.

Các tác phẩm văn học phân thành ba loại lớn: trữ tình ; tự sự và kịch. Bên cạnh đó, còn có các thể loại khác như nghị luận.

Câu 2: Hãy nêu đặc trưng của thơ, các kiểu loại thơ và yêu cầu về đọc thơ. 

Trả lời:

Đặc trưng của thơ: tác động đến người đọc bằng sự nhận thức, những liên tưởng, bộc lộ tình cảm của con người. Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu, phân dòng và hiệp vần, ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu.

Phân loại

Phân theo nội dung biểu hiện có: 

  • Thơ trữ tình
  • Thơ tự sự
  • Thơ trào phúng

Phân theo cách thức tổ chức bài thơ có

  • Thơ lách luật
  • Thơ tự do 
  • Thơ văn xuôi

Yêu cầu về đọc thơ: biết rõ tên thông tin về bài tho: tên, tác giả, hoàn cảnh sáng tác. Đọc kỹ bài thơ, cảm nhận câu chữ, ý thơ, đồng cảm với nhà thơ, nắm rõ các nét đặc sắc về nghệ thuật.

Câu 3: Tóm lược đặc trưng của truyện, các kiểu loại truyện và yêu cầu đọc truyện. 

Trả lời:

  • Đặc trưng của truyện: Có người kể truyện, có cốt truyện, nhân vật, sự kiện, không bị gò bó không gian, thời gian, tâm trạng con người được đi sâu hơn. Sử dụng nhiều hình thức ngôn ngữ, gần gũi với đời sống.
  • Các kiểu loại truyện: văn học dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại.

Yêu cầu về đọc truyện; tìm hiểu rõ thông tin truyện: hoành cảnh sáng tác, bối cảnh xã hội. Nắm rõ ý nghĩa cốt truyện và phân tich tỉ mỉ,chi tiết các nhân vật, sự kiện, tình huống. Hiểu được nội dung, tư tưởng của truyện và các giá trị nghệ thuật.

[Luyện tập] Câu 1: Nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến có gì đáng chú ý?

Trả lời:

Nghệ thuật tả cảnh, tả tình: cảnh thu tĩnh lặng, phảng phất buồng, chỉ có âm thannh rất khẽ => bộc lộ tình cảm của nhà thơ với non sông, đất nước.

Ngôn ngữ sử dụng: miêu tả sống động cảnh vật, ngôn từ linh hoạt, khai thác tối đa vỏ ngữ âm, tạo vần và nhịp điệu hình ảnh ước lệ tượng trưng.

[Luyện tập] Câu 2: Nhận xét về cốt truyện, nhân vật, lời kể trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. 

Trả lời:

  • Về cốt truyện: là truyện không có cốt truyện, không có tình huống gây cấn, éo le cũng không có mâu thuẫn xung đột, chỉ là diễn biến thời gian.
  • Về nhân vật: Nhân vật trong truyện là Liên và An, những người dân phố huyện. Truyện không thiên về các sự kiện, tình tiết mà đi sâu vào diễn biến tâm trạng của nhân vật.
  • Lời kể thì thủ thỉ, tâm tình đầy chất thơ.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 11 siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net