Bài soạn siêu ngắn: Ôn tập phần văn học - Ngữ văn lớp 11

Bài soạn siêu ngắn: Ôn tập phần văn học - trang 202 sgk ngữ văn lớp 11 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Câu 1: Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có sự phân hóa phức tạp thành nhiều bộ phận, nhiều xu hướng như thê nào? Nêu những nét chính của mỗi bộ phận...

Trả lời:

  • Phân hóa thành hai bộ phận (văn học công khai và văn học không công khai) và thành nhiều xu hướng khác nhau (văn học lãng mạn, văn học hiện thực và dòng văn học cách mạng).
    • Bộ phận văn học công khai: hợp pháp, tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến, phân thành nhiều xu hướng.
    • Bộ phận văn học không công khai: bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, phải lưu hành bí mật.
    • Văn học lãng mạn là sự thức tỉnh cái tôi cá nhân, có ý thức chống lại những lễ giáo phong kiến hà khắc, tăng thêm niềm tin yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước.
    • Văn học hiện thực: phản ánh hiện thực của xã hội thuộc địa nửa phong kiến thối nát, bất công; khắc họa những số phận nghèo khổ, bần cùng; mang giá trị nhân đạo sâu sắc.
  • Nguồn gốc của sự phát triển nhanh chóng: sự thức tỉnh cái tôi cá nhân, các tác giả tiếp xúc với nhiều tư tưởng mới, hiện thực quá tàn khốc, bất công, nhân dân đang đối đầu cam go với kẻ thù, khởi nghĩa khắp nơi.

Câu 2: Tiểu thuyết hiện đại khác với tiểu thuyết trung đại như thế nào? Những yếu tố nào của tiểu thuyết trung đại tồn tại trong tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh?

Trả lời:

Sự khác biệt:

  • Tiểu thuyết trung đại: chủ yếu dùng chữ Hán, chỉ chú ý tới sự việc, chi tiết. Cốt truyện đơn giản, theo trình tự thời gian. Thường được kể theo ngôi 3 và theo kết cấu chương hồi.
  • Tiểu thuyết hiện đại: viết bằng chữ quốc ngữ, khai thác thế giới nội tâm nhân vật, có thể đảo lộn trình tự thời gian, ngôi kể đa dạng, kết cấu lối chương đoạn.

Những yếu tố của tiểu thuyết trung đại tồn tại trong tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh

  • Tâm lí nhân vật Trần Văn Sửu chưa phức tạp, biến đổi trong suy nghĩ, cuộc đấu tranh nội tâm của nhân vật vẫn còn sơ sài, đơn giản
  • Truyện được kể theo ngôi thứ 3, bình luận đơn giản
  • Kể theo trình tự thời gian.

Câu 3: Phân tích tình huống trong các truyện ngắn Vi hành (Nguyễn Ái Quốc), Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Chí Phèo (Nam Cao)

Trả lời:

  • Vi hành: tình huống nhầm lần tạo nên sự độc đáo, vừa gợi lên sự hài hước, châm biếm sâu cay. Vua Khải Định không ở đó nhưng vẫn hiện lên đầy đủ, chi tiết.
  • Tinh thần thể dục: tình huống hành động với nhiều mâu thuẫn giữa mục đích tốt đẹp của thể dục thể thao với tai họa mà nó mang tới cho người nông dân.
  • Chữ người tử tù: tình huống nhận thức khi đặt các nhân vật tử tù - viên quản ngục - thầy thơ lại, người xin chữ - người cho chữ trong một mối quan hệ và hoàn cảnh éo le, đầy mâu thuẫn. Tên tử tù là người cho chữ còn viên quản ngục lại là người khúm núm, sợ sệt xin chữ.
  • Chí Phèo: mâu thuẫn về thân phận, về hiện thực => nhận vật nhận ra sự đối lập giữa khát vọng sống và làm người lương thiện với những định kiến hẹp hòi của xã hội khiến.

Câu 4: Đặc sắc về nghệ thuật của các truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Chí Phèo (Nam Cao)

Trả lời:

  • Hai đứa trẻ - Thạch Lam: truyện không có cốt truyện, khai thác sâu tâm lý nhân vật, ngôn ngữ nhẹ nhàng, tinh tế.
  • Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân: tình huống truyện độc đáo, xây dựng cảnh tượng xưa nay hiếm, ngôn ngữ giàu sức tạo hình, vừa cổ kính, vừa hiện đại
  • Chí Phèo - Nam Cao: cốt truyện độc đáo, có cao trào, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, nghệ thuật miêu tả tâm lý bậc thầy.

Câu 5: Những nét chính trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng thể hiện qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia. Qua đoạn trích này, Vũ Trọng Phụng đã tập trung phê phán điều gì...

Trả lời:

  • Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng: Nhan đề trào phúng, Tình huống trào phúng, Nhân vật trào phúng, Cảnh tượng trào phúng
  • Qua đoạn trích này, Vũ Trọng Phụng đã tập trung phê phán sự đồi bại, thối nát, lố lăng của xã hội "thượng lưu" thành thị những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Những kẻ tự nhận mình là văn minh, là Âu hóa thực chất chỉ là những kẻ với bản chất giả dối, máu lạnh, khốn nạn vô nhân tính.

Câu 6: Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng được thể hiện như thế nào qua việc triển khai và giải quyết mâu thuẫn kịch trong đoạn  Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích Vũ Như Tô)?

Trả lời:

Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng:

  • Nghệ thuật không thể khuất phục trước cường quyền, quyền thế, trước sự đe dọa của các thế lực tàn bạo mà nó chỉ khuất phục trước lí tưởng cao đẹp của con người.
  • Nghệ thuật không thể tách rời cuộc sống, người nghệ sĩ không thể xa rời nhân dân.
  • Cuối cùng thì cường quyền cũng bị đánh bại, người nghệ sĩ sẽ chết thảm và những công trình nghệ thuật cũng sẽ bị thiêu rụi nếu như nghệ thuật không gắn với lợi ích của nhân dân, phục vụ nhân dân.

 

Câu 7: Bình luận quan điểm nghệ thuật của Nam Cao: "Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu,...

Trả lời:

Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận

Thân bài: 

a. Giới thiệu tác giả

b. Giới thiệu tác phẩm Đời Thừa

c. Giải thích ý kiến

  • Câu nói được trích từ lời của nhân vật Hộ.
  • Văn chương không cần những người thợ khéo tay làm ra những tác phẩm dập khuôn, máy móc, không có sự sáng tạo như thế.
  • "Văn chương chỉ dung nạp...cái gì chưa có..."
    • Chỉ dung nạp: chỉ chấp nhận những người nghệ sĩ chân chính, lao động hết mình và không ngừng làm mới mình
    • "đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có": đề cao khả năng tìm tòi, sáng tạo của người nghệ sĩ

d. Bình luận ý kiến

  • Người nghệ sĩ chân chính không phải là người bắt chước giỏi nhất mà phải là người biết rung động thực sự, không chỉ phản ánh hiện thực như chính sự tồn tại của nó mà sự phản ánh ấy còn phải mang cả dấu ấn cá nhân của mình.
  • Người nghệ sĩ chân chính cần phải lao động nghệ thuật một cách nghiêm túc và sáng tạo không ngừng để không lặp lại người khác, cũng không lặp lại chính mình. 
  • Nói sáng tạo nhưng không có nghĩa đó là sự bịa đặt, dựng chuyện mà sự sáng tạo ấy phải là kết quả của quá trình tìm tòi, học hỏi, đào sâu, suy nghĩ và nghiền ngẫm về cuộc đời, về con người.

Kết bài: Khẳng định lại tính đúng đắn trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 11 siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net