Soạn mới giáo án Ngữ Văn 6 Cánh diều bài 4: Thánh Gióng - Tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

Soạn mới Giáo án Ngữ Văn 6 cánh diều bài Thánh Gióng - Tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước bài 4: Thánh Gióng - Tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU

THÁNH GIÓNG – TƯỢNG ĐÀI VĨNH CỬU CỦA LÒNG YÊU NƯỚC

____Bùi Mạnh Nhị_____

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (ý kiến, kí lẽ, bằng chứng,...),... nội dung (đề tài, vấn đề, tư tưởng, ý nghĩa,...) của các văn bản nghị luận văn học.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến VB, tác giả Hon-đa Sô-i-chi-rô.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về hồi kí.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của VB với các VB có cùng chủ đề.     

  1. Phẩm chất:

- Ham tìm hiểu và yêu thích văn học.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về tình cảm gia đình

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.  

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. b) Nội dung: HS chia sẻ
  4. c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

GV nhắc lại yêu cầu:  Trong tiết trước, cô đã yêu cầu các con về nhà đọc trước  truyền thuyết Thánh Gióng. Một bạn hãy kể tóm tắt lại truyện.

HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV dẫn dắt: Trong những ngày đầu dựng nước, dân tộc ta đã phải trải qua nhiều gian nan, thử thách, đặc biệt là các thế lực ngoại xâm luôn lăm le xâm chiếm dân tộc. Vì vậy, ước mơ của nhân dân luôn mong muốn có một vị anh hùng có đủ sức đủ tài để đứng ra chiến đấu chống giặc. Truyện Thánh Gióng  tiêu biểu cho tinh thần chống giặc, trở thành biểu tượng về lòng yêu nước của dân tộc. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một văn bản nghị luận về truyện này.

- HS kể tóm tắt VB Thánh Gióng.

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm, thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.
  2. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS dựa vào phần chuẩn bị của HS ở nhà, hãy nêu những thông tin về tác giả, tác phẩm.

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV hướng dẫn cách đọc: GV hướng dẫn HS đọc văn bản thể hiện được tình cảm, lòng tự hào về người anh hùng Thánh Gióng.

- Gv đặt câu hỏi: Vb có thể chia bố cục thành mấy phần?

 - HS lắng nghe.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Dự kiến sản phẩm:

Phần 1 

Phần 2 

Phần 3 

 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Tên: Bùi Mạnh Nhị

- Năm sinh: 1955

- Quê quán: Xã Thành Lợi, Huyện Vụ Bản, Nam Định.

Vị trí: Là Nhà giáo Ưu tú; Từng được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất.

2. Tác phẩm

Xuất xứ: Trích Phân tích tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường (2012).

- Thể loại: Nghị luận văn học.

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận.

3. Đọc - chú thích

 

 

4. Bố cục: 4 phần

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Tổ chức đọc hiểu văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật từng bài ca dao.
  2. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc phần (1) và trả lời các câu hỏi:

+ Tác giả đã trình bày vấn đề gì trong phần này? Cách trình bày của tác giả sử dụng phương thức gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

- Tác giả nêu chủ đề đánh giặc cứu nướcà nêu quan điểm: TG thể hiện tập trung chủ đề, là tác phẩm hay nhất cho chủ đề.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV bổ sung:

NV2

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS theo dõi phần tiếp theo của VB và trả lời câu hỏi:

+ Các mục tiếp theo trong văn bản có nhiệm vụ gì cho phần (1)?

+ Các mục 2,3,4,5, tác giả tập trung liệt kê, đi sâu kể lại sự kiện không? Mục đích khi tác giả đưa ra những sự kiến đó là gì?

 

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

+ Các mục tiếp theo nhằm chứng minh cho vấn đề được nêu ra ở mục 1

+ Các mục 2,3,4,5 không tập trung đi sâu kể lại sự kiện có trong truyện mà chủ yếu tóm tắt và đi sâu vào vấn đề lòng yêu nước

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

Gv bổ sung: Tác giả Bùi Mạnh Nhị đã cho chúng ta thêm những góc nhìn sâu sắc về hình tượng nhân vật Thánh Gióng. Từ ý kiến nêu ra, tác giả đã tập trung phân tích những dẫn chứng tiêu biểu và đưa ra lí lẽ, lập luận sắc bén để làm rõ cho vấn đề: Thánh Gióng – biểu tượng cho lòng yêu nước. Như vậy, VB có sự thống nhất từ chủ đề đến nối dung thể hiện, tiêu biểu cho văn bản nghị luận về tác phẩm văn học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Nêu vấn đề: Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

 

- Khái quát về chủ đề đánh giặc cứu nước: Là chủ đề lớn, cơ bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam, văn học dân gian.

- Nêu quan điểm: Thánh Gióng thể hiện tập trung chủ đề, là tác phẩm hay nhất cho chủ đề.

→ Đi từ khái quát đến cụ thể.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.  Chứng minh vấn đề:

a. Gióng ra đời kì lạ

- Mẹ Gióng mang thai kì lạ, nêu ra những sự ra đời kì lạ khác như Gióng trong truyện cổ dân gian.

à Ý nghĩa: Khiến nhân vật trở nên phi thường; thể hiện sự yêu mến, tôn kính với nhân vật; đặt niềm tin vào những chiến công kì lạ.

 

 

 

b. Gióng lớn lên kì lạ

+ 3 năm không nói, lần cất tiếng nói đầu tiên là tiếng nói yêu nước, cứu nước.

à Tiếng nói của lòng yêu nước

 

+ Gióng lớn nhanh, lớn bằng thức ăn, thức mặc của nhân dân.

à Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân.

c. Gióng vươn vai ra trận đánh giặc

- Sự vươn vai liên quan đến mô típ truyền thống: người anh hùng phải khổng lồ về hình thể, sức mạnh, chiến công. 

→ Tượng đài bất hủ về sự trưởng thành, hùng khí, tinh thần trước thế nước lâm nguy.

- Quang cảnh ra trận hùng vĩ, hoành tráng. 

à Tất cả sức mạnh, ý chí cộng đồng, thành tựu lao động, văn hóa được bộc lộ trong cuộc đối đầu giặc.

 

d. Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại

- Gióng ba về trời là sự ra đi phi thường. 

à Sự trân trọng, yêu mến, muốn bất tử hóa nhân vật. Đây là phần thưởng cao nhất trao tặng người anh hùng.

 

=> Nhận xét: Tác giả không kể lại các sự kiện mà chủ yếu tóm tắt và đi sâu vào vấn đề lòng yêu nước.

=> có sự thống nhất từ chủ đề đến các dẫn chứng, lí lẽ.

---------------- Còn tiếp -------------------

 
Soạn mới giáo án Ngữ Văn 6 Cánh diều bài 4: Thánh Gióng - Tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án văn 6 cánh diều mới, soạn giáo án ngữ văn 6 mới Cánh diều bài Thánh Gióng - Tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước, giáo án soạn mới ngữ văn 6 cánh diều

Soạn mới giáo án ngữ văn 6 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay