Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Sau bài học này, HS sẽ:
bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
Năng lực chung:
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1: ĐỌC | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi, trao đổi với bạn những điều em biết về một khu vườn: - GV tổ chức cho HS xem tranh, liên hệ nội dung khởi động với nội dung tranh. - GV tổ chức cho HS đọc tên và phán đoán nội dung bài học.
- GV giới thiệu cho HS bài mới, GV ghi tên bài mới “Cây trái trong vườn Bác”. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV đọc mẫu cho HS nghe: giọng trong sáng, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ tả vẻ đẹp, từ ngữ chỉ trạng thái, tình cảm, cảm xúc,... - GV hướng dẫn HS đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật: + Từ khó: bâng khuâng, trĩu trịt, cát mịn, sương giá, vồn vã, sum vầy, phảng phất,... + Câu văn thể hiện vẻ đẹp của vườn cây và cảm xúc của tác giả: Sau khi dạo quanh đất nước,/ nếm các vị ngọt bùi,/ ta bâng khuâng trở về với cội nguồn:/ mảnh vườn quanh nhà sàn Bác.// Đây là cái gốc của mùa xuân,/ cái gốc của mọi niềm vui,/ của màu xanh và vị ngọt bùi nở ra vô tận.//; Vườn cây ôm tròn gần nửa vòng cung quanh ao cá/ cứ nở đầy nỗi thương nhớ không nguôi.//; Lặng lờ Hương Giang/ phảng phất hương khói/ trên cành quýt Hương Cần nhỏ nhắn/ và quả thanh trà tròn xinh xứ Huế./; - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp, GV có thể chia bài đọc thành ba phần: + Đoạn 1: từ đầu đến “mở ra vô tận:. + Đoạn 2: Tiếp theo đến “xứ Huế”. * Lưu ý: Tùy thuộc vào năng lực của HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để thuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS giải thích nghĩa một số từ khó: + Màu xanh: sự sống, sức sống trẻ trung, mãnh liệt. + Ngọt bùi: cuộc sống ấm no, hạnh phúc. + Nở ra: sự sinh sôi, phát triển mạnh mẽ, không ngừng. + Nguôi: giảm bớt dần mức độ mạnh ở trạng thái cảm xúc hay tình cảm. + Yên thôn: Làng yên thôn, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội, nơi có giống hồng được xem là một trong những giống hồng quý, đặc sản nổi tiếng trong cả nước. + Vồn vã: thái độ vui vẻ, đầy nhiệt tình khi tiếp xúc. - GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi: + Câu 1: Mỗi loại quả trong vườn Bác có nguồn gốc từ đâu? Mỗi loại quả ấy được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? + Câu 2. Cách tả màu sắc quả hỏng Yên Thôn có gì đặc biệt? + Câu 3. Vì sao nói mảnh vườn quanh nhà sản của Bác là "cái gốc của mọi niềm vui, của màu xanh và vị ngọt bùi nở ra vô tận”? Tìm các đáp án đúng: · Vì mảnh vườn quanh nhà sàn của Bác trồng đủ loại quả. · Vì cây trong vườn là của nhân dân các vùng, miền gửi về biếu Bác. · Vì loại quả nào trồng ở vườn quanh nhà sàn của Bác cũng ngon. · Vì cây trong vườn được chăm sóc bằng tình cảm yêu thương. + Câu 4. Bài đọc giúp em hiểu thêm điều gì về tình cảm của nhân dân cả nước với Bác Hồ? - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Câu 1: + Câu 2: Cách tả màu sắc của quả hàng Yên Thôn đặc biệt qua hình ảnh so sánh: màu hồng chói như hàng trăm chiếc đèn lồng giữa sương giá; màu hồng thắm thiết và vồn vã. + Câu 3: Chọn các đáp án: Vì cây trong vườn là của nhân dân các vùng, miền gửi về biếu Bác. Vì cây trong vườn được chăm sóc bằng tình cảm yêu thương. + Câu 4: Gv khuyến khích HS trả lời theo cảm nhận riêng, có thể gợi ý: Người dân ở mọi miền của đất nước luôn quan tâm, yêu quý Bác Hồ. * Tùy vào trình độ HS, GV có thể hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn: · Sau khi trả lời câu hỏi 1, 2: ð Rút ra được ý đoạn 1:Mỗi cây trong vườn Bác có nguồn gốc từ mọi miền đất nước và ý đoạn 2: Nguồn gốc của các loại cây quả trong vườn Bác và vẻ đẹp đặc trưng của nó. · Sau khi HS trả lời câu hỏi 3: ð Rút ra ý đoạn 3:Nhờ bàn tay sắp xếp, chăm sóc của Bác, của mọi người nên vườn cây của Bác thoáng đãng bốn mùa tỏa ngát hương thơm. · Sau khi HS trả lời câu hỏi 4: ð Rút ra nội dung, ý nghĩa của bài đọc. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật. - Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện: - GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại cách hiểu về nội dung, ý nghĩa của bài đọc. - GV đọc lại đoạn 2 và hướng dẫn HS xác định giọng của hai đoạn này: giọng vui, trong sáng, nhấn giọng vào những từ ngữ gọi tên và miêu tả vẻ đẹp của vườn cây, từ ngữ chỉ tâm trạng, cảm xúc của tác giả: Vườn cây ôm tròn gần nửa vòng cung quanh ao cá cứ nở đầy nỗi thương nhớ không nguôi.// Vị khế ngọt Ba Đình,/ hồng xiêm Xuân Đỉnh cát mịn,/ bưởi đỏ Mê Linh.// Hồng Yên Thôn!// Cả một rặng cây hồng!// Mùa đông,/ cây trụi hết lá,/ chỉ còn hàng trăm quả trĩu trịt trên cành màu hồng Chói/ như hàng trăm chiếc đèn lồng giữa sương giá,// ơi cái màu hồng thắm thiết và vồn vã...// Sum vầy muôn loài quả khác mang bóng dáng miền quê yêu thương.// Bãi bờ Nam Bộ đậm vị phù sa trong mùi bưởi Biên Hoà.// Lặng lờ Hương Giang phảng phất hương khói trên cành quýt Hương Cần nhỏ nhắn/ và quả thanh trà tròn xinh xứ Huế. - GV tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm, trước lớp đoạn 2. - GV mời 1 – 2 HS khá, giỏi đọc cả bài. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. C. Vận dụng: - GV tổ chức cho HS xác định yêu cầu của hoạt động: Tìm đọc một bài vè hoặc bài đồng dao về một loại cây hoặc một loại quả. - GV tổ chức cho HS đọc, chia sẻ cho bạn trong nhóm bài vè hoặc bài đồng dao mà mình đã tìm được. - GV mời 1 – 2 nhóm HS đọc bài tìm được trước lớp, các nhóm HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động, GV có thể gợi ý: + Ngồi chơi trên đất Là củ su hào. + Tập bơi dưới ao Đen sì củ ấu. * CỦNG CỐ |
- HS hoạt động nhóm.
- HS thực hiện theo hướng dẫn. - HS thực hiện theo hướng dẫn. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS luyện đọc.
- HS đọc bài.
- HS giải thích từ khó.
- HS đọc bài.
- HS chia sẻ đáp án. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS nhắc lại nội dung bài.
- HS đọc bài.
- HS hoạt động nhóm. - HS đọc bài. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS xác định yêu cầu BT.
- HS hoạt động nhóm.
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
|
------------------- Còn tiếp ------------------
Với Toán, Văn:
Với các môn còn lại:
LƯU Ý:
=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra