Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||
TIẾT 1-2: ĐỌC | |||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành * Giới thiệu tên chủ điểm - GV giới thiệu tên chủ điểm: Những người tài trí. - GV yêu cầu HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ về tên chủ điểm. - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Ý nghĩa tên chủ điểm – Những người tài trí: + Ca ngợi tài năng, trí tuệ của con người. + Con người có thể làm chủ tất cả. * Giới thiệu bài học - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Giới thiệu về tài năng của một trong những nhân vật: Lương Thế Vinh, Lu-i Pa-xtơ, Mô-da. - GV mời đại diện 1 – 2 HS giới thiệu trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài đọc SHS tr.82-83 và yêu cầu HS đọc tên, phán đoán nội dung bài học. - GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài đọc: Bài 1 – Yết Kiêu. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu cho HS nghe: Đọc phân biệt giọng nhân vật: + Giọng người dẫn chuyện: chậm rãi, khách quan. + Giọng Yết Kiêu: lễ phép, tha thiết, tràn đầy quyết tâm khi nói chuyện với cha và nhà vua, giọng rắn rỏi, mạnh mẽ khi đối thoại với tướng giặc,… - GV hướng dẫn HS luyện đọc: + Từ khó: tàn tật, chiến thuyền, xuể. + Cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: · Vì căm thù giặc/ và noi gương người xưa/ mà ông của thần tự học lấy.// · Này,/ ta hỏi thật,/ nước Nam có nhiều người lặn giỏi như mi không?// · Nhiều không đếm xuể.// Ta chưa giỏi,/ làm không khéo nên mới bị bắt.// - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (3 HS/nhóm), luyện đọc theo 3 đoạn: + Đoạn 1: từ đầu đến “Thôi, con cứ đi”. + Đoạn 2: tiếp theo đến “tự học lấy”. + Đoạn 3: đoạn còn lại. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV mời đại diện 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: + Yết Kiêu (1242 – 1303) tên thật là Phạm Hữu Thế. Ông là một tướng lĩnh nhà Trần, có công giúp nhà Trần chống lại quân Nguyên Mông vào thế kỉ XIII. + Đại Việt: tên nước ta thời nhà Trần. + Trần Nhân Tông (1258 – 1308): vua Trần đời thứ ba. + Nước mất nhà tan: đất nước bị kẻ thù xâm lược thì nhà cũng không còn. + Trẫm: từ được nhà vua dùng để xưng hô với các quan, binh lính, người dân. + Thần: từ được các quan dùng để xưng hô với nhà vua. - GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, thảo luận và trả lời lần lượt các câu hỏi 1 – 5 SHS tr.84. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 1: Những chi tiết nào nói lên lòng yêu nước của Yết Kiêu và cha? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Những chi tiết nói lên lòng yêu nước của Yết Kiêu và cha: Yết Kiêu xin cha đi giết giặc; cha băn khoăn vì hoàn cảnh gia đình đơn chiếc nhưng vẫn chấp thuận vì hiểu cần bảo vệ đất nước thì mới bảo vệ được gia đình. + GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 1: Lòng yêu nước của Yết Kiêu và cha. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 2: Vì sao nhà vua cho rằng Yết Kiêu là “Người dân thường mà phi thường.”? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Nhà vua cho rằng Yết Kiêu là “Người dân thường mà phi thường” vì Yết Kiêu chỉ xin một chiếc dùi sắt để đi giết giặc và có thể lặn hàng giờ dưới nước. + GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 2: Yết Kiêu thể hiện tài năng và ý chí giết giặc khi gặp vua Trần Nhân Tông. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 3: Tìm các từ ngữ, hình ảnh bộc lộ sự thông minh, gan dạ của Yết Kiêu khi đối đáp với tướng giặc. + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: · Từ ngữ, hình ảnh bộc lộ sự gan dạ: Lời nói khẳng khái, dõng dạc khi giới thiệu về mình: “Ta là Yết Kiêu, một chàng trai đất Việt.”; sẵn sàng thừa nhận đã đục chiến thuyền của giặc: “Phải là lẽ phải thế!”; không sợ hãi khi tướng giặc tra hỏi và dọa giết. · Từ ngữ, hình ảnh bộc lộ sự thông minh: Trả lời làm tướng giặc hoang mang, lo lắng: “Một việc làm vô ích! Chiến thuyền của ngươi vẫn đắm!”, “Nhiều không đếm xuể. Ta chưa giỏim làm không khéo nên mới bị bắt.”. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 4: Màn kịch thứ ba kết thúc như thế nào? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Màn kịch thứ ba kết thúc với việc Yết Kiêu giả vờ nghe theo giặc, thừa lúc chúng vô ý, nhảy xuống nước trốn đi. + GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 3: Yết Kiêu thể hiện tài năng, sự gan dạ và trí thông minh khi bị giặc bắt. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 5: Phân vai, đọc một đoạn kịch mà em thích. + GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, HS tự nhận vai và luyện đọc theo 3 đoạn, sau đó HS chọn ra một đoạn để đọc trước lớp. + GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đọc một đoạn đã chọn. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nội dung, ý nghĩa của bài đọc. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Nội dung bài đọc: Yết Kiêu là người anh hùng có tài, gan dạ và dũng cảm. + Ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi tài năng và phẩm chất tốt đẹp của ông cha ta trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật. - Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. b. Cách tiến hành - GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc Yết Kiêu. - GV đọc đoạn 3 của bài đọc và hướng dẫn HS xác định giọng của đoạn này: + Giọng người dẫn chuyện rõ ràng, dứt khoát. + Giọng tướng giặc lúc đầu hống hách, kiêu ngạo; lúc sau hốt hoảng khi Yết Kiêu trốn thoát. + Giọng Yết Kiêu bình tĩnh, rắn rỏi, kiên quyết khi trò chuyện với cha và đối đáp với vua; dõng dạc, tỏ ra xem thường khi đối đáp với tướng giặc; nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện thái độ của nhân vật. 3. Yết Kiêu đục thuyền giặc chẳng may bị giặc bắt |
- HS lắng nghe. - HS suy nghĩ tên chủ điểm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc nhóm đôi.
- HS trả lời.
- HS quan sát tranh minh họa bài đọc.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác đọc thầm theo. - HS đọc bài. Các HS khác đọc thầm theo. - HS lắng nghe.
- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.
- HS đọc thầm. - HS làm việc nhóm đôi.
- HS đọc câu hỏi 1.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi 2.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi 3.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi 4.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi 5.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS đọc trước lớp.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe GV đọc bài và hướng dẫn.
|
----------------- Còn tiếp -----------------
Với Toán, Văn:
Với các môn còn lại:
LƯU Ý:
=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra