Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | |||
TIẾT 1: ĐỌC | ||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành * Giới thiệu bài học - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Giới thiệu một công trình ở quê hương em hoặc nơi em ở. + Tên công trình
+ Miêu tả đặc điểm của công trình đó (kiến trúc, điểm đặc biệt,…). - GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. - GV hướng dẫn HS quan sát ảnh, yêu cầu HS liên hệ nội dung khởi động với nội dung ảnh, đọc tên, phán đoán nội dung bài học. Đê biển Hà Lan - GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài đọc: Bài 6 – Kì quan đê biển. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc một số câu dài. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc thong thả, rõ ràng, rành mạch; nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả đặc điểm nổi bật của đê biển. - GV hướng dẫn HS luyện đọc: + Từ khó: bạt ngàn, chắn. + Cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: · Không chỉ có cối xay gió/ và những cánh đồng hoa tu líp bạt ngàn,/ đê biển/ cũng được xem/ là hình ảnh biểu tượng/ cho tài năng/ và lòng yêu nước/ của người Hà Lan.// · Công trình khổng lồ này/ vừa ngăn được/ sự tấn công của nước biển,/ vừa giúp có thêm đất đai/ để xây dựng/ và trồng trọt.// · Cùng với kim tự tháp ở Ai Cập,/ đường hầm qua eo biển Măng-xơ,/ kênh đào Pa-na-ma…,/ hệ thống đê biển ở Hà Lan/ được các nhà kiến trúc trên thế giới/ bầu chọn là một trong mười/ công trình vĩ đại nhất hành tinh.// - GV yêu cầu HS đọc nhẩm toàn bài. - GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc bài trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: + Triều cường: hiện tượng thủy triều dâng lên cao nhất, xảy ra vào thời kì trăng non hoặc trăng tròn. + Cửa van: cửa có van đóng mở để điều tiết mức nước và lượng nước chảy, đặt ở các khoang của đập, cống, đường ống,… + Đê biển: đê ngăn không cho nước mặn ở biển tràn vào đồng ruộng hoặc khu dân cư. + Kì quan: công trình kiến trúc hoặc cảnh vật đẹp đến mức kì lạ, hiếm thấy. + Bạt ngàn: nhiều vô kể và trên một diện tíhc rất rộng. + Biểu tượng: hình ảnh tượng trưng. + Mực nước biển: là mức trung bình của bề mặt của một hoặc nhiều đại dương của Trái Đất, nhằm xác định ra độ cao bằng 0 và từ đó có thể đo được độ cao của điểm trên Trái Đất. - GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, thảo luận và trả lời lần lượt các câu hỏi 1 – 5 SHS tr.101. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 1: Những hình ảnh nào được xem là biểu tượng cho tài năng và lòng yêu nước của người Hà Lan? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Những hình ảnh được xem là biểu tượng cho tài năng và lòng yêu nước của người Hà Lan là cối xay gió, cánh đồng hoa tu líp và đê biển. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 2: Tìm từ ngữ, chi tiết miêu tả vẻ kì vĩ của hệ thống đê biển ở Hà Lan. + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Từ ngữ, chi tiết miêu tả vẻ kì vĩ của hệ thống đê biển ở Hà Lan: con đê giữa biển, dài 32 ki-lô-mét, rộng 90 mét, cao hơn 7 mét so với mực nước biển. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 3: Công trình đê biển và đập nước di động đem lại những lợi ích gì cho đất nước Hà Lan? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Công trình đê biển và đập nước di động đã giúp đất nước Hà Lan: · Ngăn được sự tấn công của nước biển. · Có thêm đất đai để xây dựng và trồng trọt. · Giao thông thuận lợi. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 4: Vì sao các nhà kiến trúc trên thế giới bầu chọn đê biển của Hà Lan là một trong mười công trình vĩ đại nhất hành tinh? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Các nhà kiến trúc trên thế giới bầu chọn đê biển của Hà Lan là một trong mười công trình vĩ đại nhất hành tinh vì đây là một công trình kì vĩ và mang lại nhiều ích lợi to lớn. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 5: Bài đọc cho em hiểu thêm vẻ đẹp gì của con người? + GV hướng dẫn HS trả lời theo cảm nhận cá nhân. Gợi ý: Em hiểu thêm về tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo của con người. Con người có thể làm được mọi thứ để cải tạo tự nhiên, giúp cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nội dung của bài đọc. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Nội dung bài đọc: Đê biển được xem là một hình ảnh biểu tượng cho tài năng và lòng yêu nước của người Hà Lan, được bầu chọn là một trong mười công trình vĩ đại nhất hành tinh. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc và một số từ ngữ cần nhấn giọng. - Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. b. Cách tiến hành - GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại nội dung bài đọc Kì quan đê biển. - GV đọc lại đoạn từ đầu đến “thuận lợi hơn nhiều” và hướng dẫn HS xác định giọng đọc của đoạn này: Giọng đọc rõ ràng, rành mạch, nhấn mạnh ở những từ ngữ tả vẻ đẹp kì vĩ và lợi ích của đê biển. Không chỉ có cối xay gió/ và những cánh đồng hoa tu líp bạt ngàn,/ đê biển cũng được xem/ là hình ảnh biểu tượng cho tài năng/ và lòng yêu nước/ của người Hà Lan.// Là vùng đất thấp,/ Hà Lan đã nhiều lần trải qua/ thảm họa triều cường.// Vì thế, chính phủ đã xây dựng/ một con đê giữa biển/ có chiều dài 32 ki-lô-mét,/ rộng 90 mét,/ cao hơn 7 mét/ so với mực nước biển.// Công trình khổng lồ này/ vừa ngăn được sự tấn công của nước biển,/ vừa giúp có thêm đất đai/ để xây dựng và trồng trọt.// Nhờ nó, giao thông cũng thuận lợi hơn nhiều.// - GV yêu cầu HS luyện đọc đoạn từ đầu đến “thuận lợi hơn nhiều”. - GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc trước lớp đoạn từ đầu đến “thuận lợi hơn nhiều”. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động. * CỦNG CỐ |
- HS làm việc nhóm đôi.
- HS trả lời.
- HS quan sát ảnh.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS luyện đọc. - HS đọc bài. Các HS khác theo dõi. - HS lắng nghe.
- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.
- HS đọc thầm. - HS làm việc nhóm đôi.
- HS đọc câu hỏi 1.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi 2.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi 3.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi 4.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi 5. - HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời. - HS lắng nghe GV đọc bài và hướng dẫn.
- HS luyện đọc.
- HS đọc trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
|
----------------- Còn tiếp ------------------
Với Toán, Văn:
Với các môn còn lại:
LƯU Ý:
=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra