Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1, 2: ĐỌC | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, trao đổi với bạn tưởng tượng của em về những điều sẽ xảy ra khi mọi vật xung quanh đều biến thành vàng. - GV tổ chức cho HS xem tranh, liên hệ nội dung khởi động với nội dung tranh. - GV tổ chức cho HS đọc tên, phán đoán nội dung bài học. - GV giới thiệu cho HS về bài học mới, GV ghi tên bà học mới: “Điều ước của vua Mi-đát” B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV đọc mẫu cho HS nghe: Đọc phân biệt giọng nhân vật: giọng người dẫn chuyện chậm rãi; nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả hành động, trạng thái, cảm xúc của các nhân vật; giọng vua Mi-đất sung sướng (đoạn 1), hối lỗi, sợ hãi, lo lắng (đoạn 3), giọng thần Đi-ô-ni-đốt thong thả, vẻ bao dung, thấu hiểu (đoạn 1), chậm rãi, dứt khoát, thể hiện sự nghiêm khắc (đoạn 3). - GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó và hướng dẫn cách ngắt nghỉ, luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: + Từ khó: · Mi-đát · Đi-ô-ni-dốt · Pác-tôn + Những câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: Vua Mi-đặt thử bẻ một cành sồi,/ cành đó liền biến thành vàng.// Vua ngắt một quả táo,/ quả táo cũng thành vàng nốt.// Tưởng không có ai trên đời/ sung sướng hơn thế nữa!// Mi-đát làm theo lời dạy của thần,/ quả nhiên thoát khỏi thứ quà tặng mà trước đây ông hằng mong ước.// Lúc ấy,/ nhà vua mới hiểu rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.// - GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành bốn đoạn để luyện đọc và tìm ý: + Đoạn 1: Từ đầu đến “mỉm cười ưng thuận”. + Đoạn 2: Tiếp theo đến “hơn thế nũa” + Đoạn 3: Tiếp theo đến “rửa sạch được lòng tham”. + Đoạn 4: còn ại * Tùy thuộc vào khả năng HS, GV có thể tách hoặc ghép để thuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS giải thích nghĩa một số từ khó: + Tham lam: có lòng tham đến mức muốn lấy hết về cho mình. + Ưng thuận: đồng ý với yêu cầu nào đó của người khác. + Nốt (cũng) như vậy, giống hệt như sự việc, hành động vừa nêu trước đó. + Khủng khiếp: hoảng sợ mức rất cao. + Cầu khẩn: Cầu xin một cách tha thiết. - GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi: + Câu 1. Vua Mi-đất xin thần Đi-ô-ni-dốt điều gì? Vì sao? + Câu 2. Tìm các chi tiết cho thấy vua Mi-đát hài lòng với phép màu Thần ban cho. + Câu 3. Tại sao vua Mi-đát phải cầu khẩn Thần lấy lại điều ước mà ông đã xin? + Câu 4. Theo em, vì sao thần Đi-ô-ni-dốt đồng ý tặng cho vua Mi-đát điều ước khủng khiếp? + Câu 5. Em học được điều gì từ câu chuyện? - GV mời 1 – 2 HS chia sẻ đáp án, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Câu 1: Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-đốt cho mọi vật ông chạm đến đều hoá thành vàng. Vì vua Mi-đất là vị vua nổi tiếng tham lam. + Câu 2: Vua Mi-đát hài lòng với phép màu Thần ban cho: vua bẻ một cành sồi, cành đó liền biển thành vàng; ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng; tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa; nhà vua sung sướng ngồi vào bàn. + Câu 3: Vua Mi-đát phải cầu khẩn Thần lấy lại điều ước mà ông đã xin vì điều ước đã khiến ông không thể ăn uống được gì. + Câu 4: Thần Đi-ô-ni-đốt đồng ý tặng cho vua Mi-đát điều ước khủng khiếp vì Thần muốn nhà vua tự rút ra bài học về lòng tham, nhận ra được hạnh phúc không thể xây dựng từ ước muốn tham lam. + Câu 5: HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng. * Lưu ý: Tuỳ thuộc vào trình độ HS, thời lượng tổ chức hoạt động và nội dung cụ thể của từng bài đọc, GV có thể hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn: ít động và nộ + Sau khi HS trả lời câu hỏi 1 ð rút ra ý đoạn 1: Vua Mi-đát được thần Đi-ô-ni-đốt ban cho điều ước: chạm vào vật gì, vật đỏ sẽ hoá thành vàng. + Sau khi HS trả lời câu hỏi 2 ð rút ra ý đoạn 2: Vua Mi-đát cảm thấy vô cùng sung xưởng và hài lòng với điều ước của mình. + Sau khi HS trả lời câu hỏi 3 ð rút ra ý đoạn 3: Vua Mi-đát cầu khẩn thần Đi-ô-ni-đốt rút lại điều ước khủng khiếp đã ban cho mình. + Sau khi HS trả lời câu hỏi 4 ð rút ra ý đoạn 4: Vua Mi-đát hiểu ra hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam. + Sau khi HS trả lời câu hỏi 5 ð rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật. - Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chứ cho HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc của nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng. - GV đọc lại cho HS nghe đoạn “Mi-đát bụng đói cồn cào” đến hết và xác định giọng đọc đoạn này: giọng đọc nhanh, gấp gáp và thể hiện sự hối lối, sợ hãy, lo lắng; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái của vua Mi-đát Mi-đát bụng đói cồn cào,/ chịu không nổi,/ liền chắp tay cầu khẩn:// Xin Thần tha tội cho tôi!// Xin Người lấy lại điều ước để cho tôi được sống!// Thần Đi-ô-ni-dốt liền hiện ra và phán:// – Nhà ngươi hãy đến sông Pác-tôn,/ nhưng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất/ và nhà ngươi sẽ rửa sạch được lòng tham // Mi-đát làm theo lời dạy của thần,/ quả nhiên thoát khỏi thử quà tặng mà trước đây ông hằng mong ước.// Lúc ấy/ nhà vua mới hiểu rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.// - GV tổ chức cho HS luyện đọc câu nói của vua Mi-đát, giọng khẩn khoản, van nài, có vẻ hoang sợ. - GV tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ “Mi-đát búng đói cồn cào” đến hết. - GV mời HS khá, giỏi đọc cả bài. Nếu còn thòi gian, có thể đọc phân vai toàn bài. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của nhóm. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Điều ước của vua Mi-đát, hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc. + Chia sẻ với người thân về bài đọc. + Đọc trước Tiết 3: Luyện tập về chủ ngữ. |
- HS nghe GV đọc mẫu.
- HS đọc một số từ khó.
- HS đọc thành tiếng.
- HS giải thích một số từ khó.
- HS đọc thầm bài.
- HS chia sẻ đáp án.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS nhắc lại nội dung bài.
- HS nghe GV đọc bài.
- HS luyện đọc.
- HS hoạt động nhóm.
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
|
TIẾT 3: LUYỆN TẬP VỀ CHỦ NGỮ | |
Hoạt động 1: Nhận diện chủ ngữ trong câu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - HS nhận diện được chủ ngữ trong câu. - HS vận dụng kiến thức vào bài tập cũng như những câu hỏi có liên quan đến bài học. b. Tổ chức thực hiện:.
|
|
---------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác