Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1: ĐỌC | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, chia sẻ với bạn một món ăn em thích: - GV tổ chức cho HS xem tranh, liên hệ nội dung khởi động với nội dung tranh, HS đọc tên và phán đoán nội dung bài học. - GV mời 1 – 2 HS chia sẻ kết quả, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV giới thiệu cho HS về bài mới, GV ghi tên bài đọc mới “Món ngon mùa nước nổi”. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV đọc mẫu cho HS nghe: giọng đọc thông thả, rõ ràng, rành mạch, tự hào, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm, trạng thái. - GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó và cách ngắt nghỉ, luyện đọc một số câu dài: + Từ khó: dân dã, ruột, nở rộ, ngập tràn,... + Một số câu dài: · Cả linh là món quà thiên nhiên ưu ái/ dành tặng người dân miền Tây vào mùa nước nổi.// Vào mùa này,/ cả linh từ miệt thượng nguồn sông Mê Kông “trôi” về đồng bằng sông Cửu Long nhiều vô số kể.// · Cá linh non khi nấu canh để nguyên con,/ chỉ cần bỏ ruột.// Bông điên điển nở rộ đầu mùa nước nổi,/ hái một chút là đủ ăn.... - GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ, trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá hành động của lớp. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS giải thích nghĩa của một số từ khó (ngoài SHS): + Miền Tây: Vùng đồng bằng sông Cửu Long/ miền Tây Nam Bộ. + Ngập tràn: chỉ tình cảm, nỗi nhớ nhung chan chứ, tràn trề. - GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm đôi hoặc nhóm để trả lời từng câu hỏi: + Câu 1. Tìm những chi tiết cho thấy vào mùa nước nổi, cá linh ở đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều. + Câu 2. Người dân miền Tây nấu canh chua cá linh như thế nào? + Câu 3. Những chi tiết nào chứng tỏ canh chua cá linh có sức hấp dẫn với người dân miền Tây cũng như khách phương xa? + Câu 4. Vì sao nói: “Cá linh là món quà thiên nhiên ưu ái dành tặng người dân miền Tây vào mùa nước nổi.”? - GV mời 1 – 2 nhóm HS chia sẻ kết quả, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Câu 1: Những chi tiết cho thấy vào mùa nước nổi, cá linh ở đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều là: cá linh từ miệt thượng nguồn sông Mê Kông “trôi” về nhiều vô số kể, mỗi ngày người dân thu hoạch tới mấy gia. + Câu 2: Người dân miền Tây nấu canh chua cá linh bằng cách để nguyên con cả linh non, chỉ bỏ ruột, nấu chua với bông súng, bông điên điển, rau muống. + Câu 3: Những chi tiết chứng tỏ canh chua cả linh có sức hấp dẫn với người dân miền Tây cũng như khách phương xa là: hễ nhắc tới canh chua cả linh thì “nỗi nhớ quê hương lại ngập tràn kí ức” của người dân nơi đây. Khách phương xa ăn canh chua cả linh một lần rồi "lưu luyến mãi miền Tây”,... +Câu 4: Nói: “Cả linh là món quà thiên nhiên ưu ái dành tặng người dân miền Tây vào mùa nước nổi.” vì chỉ ở vùng Tây Nam Bộ mới có cả linh và có rất nhiều vào mùa nước nổi. Từ cả linh, người dân có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, nhất là món canh chua cá linh – món ăn đặc sản mùa nước nổi thu hút khách du lịch,... Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật. - Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại cách hiểu về nội dung bài đọc. - GV đọc lại cho HS nghe từ đoạn “ Cá linh chế biến được” đến “miền Tây” và xác định giọng đọc đoạn này: giọng thong thả, trầm ấm; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ cảm xúc của tác giả, chỉ đặc điểm, sản vật của miền Tây: |
- HS hoạt động nhóm.
- HS xem tranh, liên hệ nội dung khởi động.
- HS chia sẻ kết quả.
- HS chuẩn bị vào bài mới.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- HS đọc và luyện đọc.
- HS đọc bài theo hướng dẫn của GV. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS giải nghĩa từ khó.
- HS hoạt động nhóm.
- HS chia sẻ kết quả.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS nhắc lại nội dung bài.
- HS nghe GV đọc lại bài.
|
---------------- Còn tiếp --------------
Với Toán, Văn:
Với các môn còn lại:
LƯU Ý:
=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra