Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1 - 2: ĐỌC | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm trao đổi những điều em quan sát được trong bức tranh của bài đọc (gợi ý: Bè đang trôi trên dòng sông xanh, ở hai bên bờ tre và cây cỏ xanh tươi). - GV mời 1 – 2 HS chia sẻ kết quả - GV tổ chức cho HS liên hệ nội dung khởi động với nội dung tranh, đọc tên và phán đoán nội dung bài đọc. - GV giới thiệu bài mới cho HS nghe, GV ghi tên bài mới “Bè xuôi xông La”. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ĐỌC: BÈ XUÔI SÔNG LA Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV đọc mẫu cho HS nghe: giọng đọc toàn bài thong thả, trong sáng, vui tươi, thiết tha; nhấn giọng ở những từ chỉ đặc điểm của sông La,... - GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ, luyện đọc một số dòng thơ miêu tả cảnh vật, thể hiện cảm xúc: Sông La/ ơi sông La/ Trong veo/ như ánh mắt/ Bờ tre xanh/ im mát/ Mượn mướt/ đôi hàng mi.// Bè đi/ chiều thầm thì Gỗ lượn đàn/ thong thả/ Như/ bầy trâu lim dim/ Đằm mình/ trong êm ả/ Sóng/ long lanh vẩy cá/ Chim/ hót trên bờ đê.//; ... - GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng theo khổ hoặc toàn bài thơ trong nhóm nhỏ và trước lớp. - GV mời 1 – 2 HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: + Bè: khối hình tấm gồm nhiều thân cây (tre, nứa, gỗ,...) được kết lại với nhau, tạo thành vật nổi để chuyển đi hoặc dùng làm phương tiện trên sông nước. + Vôi xây: chất nung từ đá vôi, màu trắng dùng để làm vật liệu xây dựng để xây cất nhà cửa. + Lán: nhà dựng tạm, sơ sài, thường bằng tre nứa. + Trong bom đạn đổ nát: GV có thể nêu vắn tắt về hoàn cảnh ra đời của bài tho để giúp HS hiểu hình ảnh này cũng như khổ thơ cuối bài thơ được viết năm 1969, những năm tháng kháng chiến chống Mỹ. + Khói nở xòa như bông: nghĩa trong bài là cảnh nhà cửa, nhà máy sau chiến tranh. - GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm đôi để trả lời từng câu hỏi trong SHS: + Câu 1. Vẻ đẹp của sông La được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? + Câu 2. Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh so sánh, nhân hoá có trong khổ thơ thứ hai. + Câu 3. Tác giả quan sát cảnh vật hai bên bờ sông La bằng những giác quan nào? Tác giả đã cảm nhận được những gì? + Câu 4. Em có cảm nhận gì về sông La và cuộc sống của con người ở hai bên bờ sông? - GV mời 1 – 2 nhóm HS chia sẻ kết quả, các HS còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Câu 1: Vẻ đẹp của sông La được miêu tả bằng các từ ngữ, hình ảnh: trong veo, bờ tre xanh im mit, mặt nước êm ả, sóng nước long lanh, chim hót trên bờ đẻ... + Câu 2: Các hình ảnh so sánh ở khổ thơ thứ hai và tác dụng: sông trong veo như ánh mắt - giúp hình dung rõ hơn về vẻ đẹp của dòng sông; gỗ như bầy trâu lim dim giúp hình dung một cách cụ thể, sống động về những chiếc bè đang trôi trên sông. Các hình ảnh nhân hoá ở khổ thơ thứ hai và tác dụng. “Sông La ơi sông La”. Xem sông La như một người bạn, tâm tình, trò chuyện với sống “Bờ tre xanh in mật Mươn mười đội hàng mĩ”, dùng từ ngữ tả người để tả bờ tre (hàng mi), “Bè đi chiều thầm thì” dùng từ ngữ tả hoạt động của người để tả buổi chiều. Gỗ lượn đàn thong thả”, dùng từ ngữ tả hoạt động, trạng thái của người đề tả buổi chiều → giúp các sự vật hiện lên sinh động, gần → gũi hơn. + Câu 3: Tác giả quan sát cảnh vật hai bên bờ sông La bằng các giác quan: thị giác - mắt nhìn màu sắc, đường nét,... của cây, nước sông, khỏi, mái nhà,..., thính giác - nghe thấy tiếng chim hót, chiều thầm thì,..., kháu giác - ngửi thấy mùi với xây, mùi lớn của, vị giác - ngọt, ..., xúc giác - mát, êm ả.. + Câu 4: Dòng sông tươi đẹp, hiền hoà, gần gũi, gắn bó với con người cuộc sống của con người hai bên bờ sông rất thanh bình, lạc quan, vượt qua gian khó, đạn bom để xây dựng quê hương, đất nước tươi đẹp, giàu mạnh. Hoạt động 3: Luyện đọc lại và học thuộc lòng. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật. - Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS nhắc lại cách hiểu về nội dung, ý nghĩa bài đọc. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc, nhịp thơ và một số từ ngữ cần nhấn giọng. - GV đọc lại cho HS nghe từ đoạn “Bè đi chiều thầm thì” đến hết và xác đinh giọng đọc: giọng trong sáng, vui tươi, thiết tha, khổ cuối chậm hơn so với khổ trước, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả cảnh của sông La, cảm xúc,.. Bè đi/ chiều thầm thì/ Gỗ lượn đàn/ thong thả/ Như/ bầy trâu lim dim/ Đằm mình/ trong êm ả/ Sóng/ long lanh vẩy cá/ Chim/ hót trên bờ đê.//
Ta nằm nghe, nằm nghe/ Giữ bốn bề/ ngây ngất/ Mùi vôi xây/ rất say/ Mùi lán cưa/ ngọt mát/ Trong/ đạn bom đổ nát/ Bừng tươi/ nụ ngói hồng/ Đồng/ vàng hoe lúa trổ/ Khói/ nở xòa như bông.// - GV tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp hai khổ thơ em thích (có thể thực hiện sau giờ học). - GV nhận xét, đánh giá phần đọc thuộc lòng của lớp. ĐỌC MỞ RỘNG: SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH – CHỦ ĐIỂM “CUỘC SỐNG MẾN YÊU” Hoạt động 1: Tìm đọc bản tin a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS: - Tìm được bản tin phù hợp với chủ đề. - Nắm được nội dung để chia sẻ trước lớp. b. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS đọc ở nhà (hoặc thư viện lớp, thư viện trường,...) một bản tin phù hợp với chủ điểm “Cuộc sống mến yêu” theo hướng dẫn của GV trước buổi học khoảng một tuần. HS có thể đọc báo giấy hoặc tìm kiếm trên internet bản tin viết về: + Một người yêu cuộc sống. + Một người lạc quan biết vượt lên hoàn cảnh. - GV tổ chức cho HS chuẩn bị tin để mang tới lớp chia sẻ. Hoạt động 2: Viết Nhật kí đọc sách a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS: - Xây dựng được ý tưởng của Nhật kí đọc sách. - Biết cách viết Nhật kí đọc sách. b. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS viết vào Nhật kí đọc sách những điều em ghi nhớ sau khi đọc tên nhân vật, tình huống, cách giải quyết, thông tin đáng chú ý,... - GV hướng dẫn HS trang trí Nhật kí đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung bản tin. - GV nhận xét, đánh giá về hoạt động của lớp. Hoạt động 3: Chia sẻ về bản tin đã đọc. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS:
|
- HS hoạt động nhóm.
- HS chia sẻ kết quả. - HS thực hiện theo hướng dẫ của GV. - HS chuẩn bị vào bài mới.
- HS nghe GV đọc mẫu.
- HS đọc và luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS đọc thành tiếng.
- HS đọc bài.
- HS giải nghĩa một số từ khó.
- HS đọc thầm, thảo luận nhóm.
- HS chia sẻ kết quả.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS nhắc lại bài theo hướng dẫn của GV.
- HS nghe GV đọc bài.
- HS luyện đọc trong nhóm.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS xác định yêu cầu của hoạt động.
|
----------------- Còn tiếp ------------------
Với Toán, Văn:
Với các môn còn lại:
LƯU Ý:
=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra