Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1: ĐỌC | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, chia sẻ với bạn về những điều em quan sát được về đặc biệt nổi bật của công trình kiến trúc trong các bức ảnh: - GV mời 1 – 2 chia sẻ kết quả trước lớp, các HS lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét và gợi ý cho HS: + Tháp Bút – ngọn tháp cao, trên đỉnh là hình ngòi bút. + Nhà rông – mái nhà cao, giống như hình lưỡi rìu vươn lên bầu trời. + Tòa nhà búp sen – tòa nhà cao chót vót, tựa như hình búp sen. - GV tổ chức cho HS xem tranh, liên hệ với nội dung khởi động, HS đọc tên và phán đoán nội dung bài đọc. - GV giới thiệu bài mới, GV ghi tên bài đọc mới “Đọc đáo Tháp Chăm”. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV đọc mẫu cho HS nghe: giọng đọc rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ vẻ đẹp kiến trúc của tháp. - GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: + Từ khó: Pô Klông Ga-rai, đỏ sẫm + Một số câu dài: Tháp Lửa nằm ở phía nam,/ có kiến trúc đặc trưng của những ngôi nhà truyền thống của người Chăm/ với hai mái cong cong hình chiếc thuyền.// Trong ba ngày diễn ra lễ hội,/ du khách đến thăm Tháp Chăm được thưởng thức những điệu múa quạt,/ vũ điệu Si-va của các cô gái và rất nhiều hoạt động truyền thống khác.// - GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: + Điêu khắc: loại hình nghệ thuật thể hiện hoặc gợi tả sự vậy bằng cách sử dụng những chất liệu như đá, gỗ, kim loại,... để tạo thành những hình thù nhất định. + Chạm trổ: chạm để trang trí. + Quần thể: tổ hợp kiến trúc không gian thông nhất gồm nhà cửa, công trình, tượng đài. - Gv tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo nhóm đôi để trả lời từng câu hỏi: + Câu 1. Tháp Chăm Pô Klông Ga-rai nằm ở đâu? + Câu 2. Mỗi ngôi tháp có những đặc điểm gì đáng chú ý? + Câu 3. Du khách được trải nghiệm những gì trong lễ hội Ka-tê? + Câu 4. Vì sao nói Tháp Chăm là một “công trình kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc độc đáo của người Chăm”? - GV mời 1 – 2 HS chia sẻ kết quả, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Câu 1: Tháp Chăm Pô Klông Ga-rai nằm ở thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. + Câu 2: Mỗi ngôi tháp có những điểm đáng chú ý: · Tháp Cổng: hai cửa thông nhau theo trục đông – tây, được chạm trổ những hoa văn hết sức tỉ mỉ. · Tháp Lửa: có kiến trúc đặc trưng của những ngôi nhà truyền thống của người Chăm với hai mái ngói cong cong hình chiếc thuyền. · Tháp Chính: cao hơn 20 mét, thiết kế nhiều tầng, các góc được gắn tượng đá thủ và biểu tượng lửa. + Câu 3: Trong lễ hội Ka-tê, du khách được trải nghiệm những nét văn hoá, nghệ thuật đặc sắc: Thưởng thức những điệu múa quạt, vũ điệu Si-va và rất nhiều hoạt động truyền thống khác. + Câu 4: Nói Tháp Chăm là một “công trình kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc độc đảo của người Chăm” vì tháp mang vẻ đẹp độc đáo, riêng biệt; là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của người Chăm,... Hoạt động 3: Luyện đọc lại |
- HS hoạt động nhóm.
- HS chia sẻ kết quả.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS xem tranh và thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.
- HS nghe GV đọc mẫu. - HS đọc và luyện đọc.
- HS hoạt động nhóm.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS giải nghĩa một số từ khó.
- HS đọc bài và thảo luận nhóm.
- HS chia sẻ kết quả.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
|
------------------- Còn tiếp ------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác