Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
(4 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1-2: ĐỌC | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành * Giới thiệu tên chủ điểm - GV giới thiệu tên chủ điểm: Vòng tay thân ái. - GV yêu cầu HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ về tên chủ điểm. - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Ý nghĩa tên chủ điểm – Vòng tay thân ái: Con người sống cần có tình cảm yêu mến và gần gũi với mọi người, mọi vật xung quanh. Các châu lục, các nước trên thế giới cũng cần có tình đoàn kết, thân ái. * Giới thiệu bài học - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Chia sẻ những điều em biết về một loài vật sống ở biển (có thể kết hợp sử dụng tranh, ảnh, video clip đã chuẩn bị từ trước). - GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài đọc SHS tr.111 và yêu cầu HS đọc tên, phán đoán nội dung bài học. - GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài đọc: Bài 1 – Cá heo ở biển Trường Sa. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc một số câu dài. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu cho HS nghe: Đọc phân biệt giọng nhân vật: + Giọng người dẫn chuyện: thong thả, vui tươi. + Giọng anh chiến sĩ lúc đầu thể hiện niềm vui, ngạc nhiên, khi trò chuyện với cá heo thể hiện tình cảm vỗ về. + Nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm, hoạt động, trạng thái và cảm xúc của người, vật. - GV hướng dẫn HS luyện đọc: + Từ khó: quây quần, boong tàu, nghiền. + Cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: Tàu Phương Đông của chúng tôi/ buông neo trong vùng biển/ của quần đảo Trường Sa.// Thì ra/ cá heo thấy các anh chiến sĩ hò hát vui quá,/ gọi nhau quây đến quanh tàu để chia vui.// - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (3 HS/nhóm), luyện đọc theo 3 đoạn: + Đoạn 1: từ đầu đến “để chia vui”. + Đoạn 2: tiếp theo đến “tỏa ra biển rộng”. + Đoạn 3: còn lại. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV mời đại diện 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: + Buông neo: thả vật nặng chìm dưới nước cho cắm chặt ở đáy để giữ cho tàu, thuyền,… ở vị trí nhất định, khỏi bị trôi. + Boong: sàn ở ngoài trời trên tàu thủy. + Nhắm nghiền (mắt): nhắm thật chặt. - GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, thảo luận và trả lời lần lượt các câu hỏi 1 – 5 SHS tr.112. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 1: Tàu Phương Đông buông neo ở đâu? Vào thời điểm nào? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Tàu Phương Đông buông neo trong vùng biển của quần đảo Trường Sa, vào buổi tối. + GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 1: Đàn cá heo gọi nhau quây đến quanh tàu để chia vui cùng các anh chiến sĩ. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 2: Tìm các chi tiết cho thấy cá heo thích nô đùa, thích được cổ vũ. + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Chi tiết cho thấy cá heo thích nô đùa, thích được cổ vũ là “cá heo gọi nhau đến quanh tàu để chia vui”, khi được các anh chiến sĩ cổ vũ, “cá thích, nhảy vút lên thật cao.”,… - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 3: Cách gọi và hành động của anh chiến sĩ thể hiện tình cảm gì với chú cá heo bị nạn? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Cách gọi và hành động của anh chiến sĩ thể hiện tình cảm yêu mến, yêu quý động vật, xem chú cá heo như một “đứa trẻ” để an ủi, vỗ về. + GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 2: Cá heo nô đùa cùng các anh chiến sĩ và tình cảm yêu mến của các anh dành cho cá heo. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 4: Hành động nào cho thấy cá heo quý mến các chiến sĩ? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Hành động kéo đến, bơi trước mũi tàu như kẻ dẫn đường, quyến luyến không muốn chia tay cho thấy cá heo rất quý mến các chiến sĩ. + GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 3: Đàn cá heo cũng rất quyến luyến các anh chiến sĩ. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nội dung, ý nghĩa của bài đọc. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Nội dung bài đọc: Cá heo rất gần gũi và biết cách thể hiện tình cảm với con người. + Ý nghĩa bài đọc: Mối quan hệ gắn bó giữa con người với thiên nhiên. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 5: Tưởng tượng để kể 3 – 4 câu về cuộc chia tay của đàn cá heo với các anh chiến sĩ. + GV hướng dẫn HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng. + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc. - Xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng. - Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. b. Cách tiến hành - GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc Cá heo ở biển Trường Sa. - GV đọc lại đoạn 2 của bài đọc và hướng dẫn HS xác định giọng của đoạn này:
|
- HS lắng nghe. - HS suy nghĩ tên chủ điểm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc nhóm đôi.
- HS trả lời.
- HS quan sát tranh minh họa bài đọc.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác đọc thầm theo. - HS đọc bài. Các HS khác đọc thầm theo. - HS lắng nghe.
- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.
- HS đọc thầm. - HS làm việc nhóm đôi.
- HS đọc câu hỏi 1.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi 2.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi 3.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi 4.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi 5.
- HS lắng nghe. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe GV đọc bài và hướng dẫn.
|
---------------- Còn tiếp -----------------
Với Toán, Văn:
Với các môn còn lại:
LƯU Ý:
=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra