Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
BÀI 2: VÒNG TAY BÈ BẠN(3 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1: ĐỌC | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành * Giới thiệu bài học - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Hỏi đáp về tình cảm, cảm xúc khi tham gia một hoạt động dành cho thiếu nhi: + Cắm trại + Tham quan một làng nghề + Chơi trò chơi dân gian - GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. - GV hướng dẫn HS quan sát hình minh họa bài đọc SHS tr.115 và yêu cầu HS đọc tên, phán đoán nội dung bài học. - GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài đọc: Bài 2 – Vòng tay bè bạn. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc một số câu dài. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc rõ ràng, rành mạch, vui tươi; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động của Liên hoan Thiếu nhi ba nước. - GV hướng dẫn HS luyện đọc: + Từ khó: hữu nghị, sâu sắc. + Cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: Sau khi tham gia Liên hoan,/ các em thiếu nhi/ có thêm nhiều kỉ niệm đẹp,/ nhiều người bạn mới/ và hiểu sâu sắc/ về mối quan hệ hữu nghị truyền thống/ Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia.// - GV yêu cầu HS đọc thành tiếng toàn bài trong nhóm. - GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc toàn bài trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: + Chiến khu Rừng Sác: khu căn cứ Cách mạng nằm ở Rừng Sác, huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh. + Địa đạo Củ Chi: hệ thống đường hầm bí mật được xây dựng từ năm 1946 tại huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. + Hữu nghị: thân thiện, có tính chất bè bạn (thường nói về quan hệ giữa các nước). - GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, thảo luận và trả lời lần lượt các câu hỏi 1 – 5 SHS tr.116. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 1: Chủ đề của Liên hoan Thiếu nhi ba nước Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia năm 2022 hướng tới điều gì? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Chủ đề của Liên hoan Thiếu nhi ba nước Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia năm 2022 hướng đến tình hữu nghị, tình đoàn kết giữa thiếu nhi ba nước. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 2: Những hoạt động các em thiếu nhi thực hiện sau lễ khai mạc có ý nghĩa như thế nào? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Những hoạt động các em thiếu nhi thực hiện sau lễ khai mạc có ý nghĩa sâu sắc, to lớn nhằm giúp các em thiếu nhi nước bạn hiểu hơn về tình cảm mà Bác Hồ dành cho thiếu nhi và lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 3: Vì sao đêm giao lưu văn hóa được xem là điểm nhấn đặc sắc của Liên hoan? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Đêm giao lưu văn hóa được xem là điểm nhấn đặc sắc của Liên hoan vì các em được cùng nhau giao lưu, chia sẻ những điệu múa, câu hát thắm tình hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt giữa ba dân tộc. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 4: Liên hoan Thiếu nhi ba nước Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia đem lại điều gì cho các em thiếu nhi? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Liên hoan Thiếu nhi ba nước Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia đem lại nhiều kỉ niệm, nhiều người bạn mới và giúp các em hiểu hơn về mối quan hệ hữu nghị của ba nước. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 5: Nếu được tham gia đêm giao lưu văn hóa với các bạn thiếu nhi Lào và Cam-pu-chia, em sẽ làm những gì để bày tỏ tình thân ái? Vì sao? + GV hướng dẫn HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng. (VD: ca hát, đọc thơ về đất nước, con người Việt Nam,…) + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nội dung của bài đọc. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Nội dung bài đọc: Ca ngợi mối quan hệ hữu nghị truyền thống của nhân dân ba nước Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia thông qua Liên hoan Thiếu nhi ba nước. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
|
- HS làm việc nhóm đôi.
- HS trả lời.
- HS quan sát hình minh họa bài đọc.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS luyện đọc theo nhóm. - HS đọc bài. Các HS khác đọc thầm theo. - HS lắng nghe.
- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.
- HS đọc thầm. - HS làm việc nhóm đôi.
- HS đọc câu hỏi 1.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi 2.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi 3.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi 4.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi 5.
HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
|
-------------- Còn tiếp -----------------
Với Toán, Văn:
Với các môn còn lại:
LƯU Ý:
=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra