Bài tập 22: Phân tích mỗi đa thức sau thành nhân tử:
a) $25x^{2}-\frac{1}{4}$
b) 36x2 + 12xy + y2;
c) $\frac{x^{3}}{2}+4$
d) 27y3 + 27y2 + 9y + 1.
Hướng dẫn trả lời:
a) $25x^{2}-\frac{1}{4}=(5x)^{2}-\left ( \frac{1}{2} \right )^{2}=\left ( 5x-\frac{1}{2} \right ).\left ( 5x+\frac{1}{2} \right )$.
b) 36x2 + 12xy + y2 = (6x)2 + 2.6.1.xy + y2 = (6x + y)2.
c) $\frac{x^{3}}{2}+4=\frac{1}{2}(x^{3}+2^{3})=\frac{1}{2}(x+2)(x^{2}-2x+4)$.
d) 27y3 + 27y2 + 9y + 1 = (3y)3 + 3.(3y)2.1 + 3.3y.12 + 13 = (3y + 1)3.
Bài tập 23: Phân tích mỗi đa thức sau thành nhân tử:
a) x3(13xy ‒ 5) ‒ y3(5 ‒ 13xy);
b) 8x3yz + 12x2yz + 6xyz + yz.
Hướng dẫn trả lời:
a) x3(13xy ‒ 5) ‒ y3(5 ‒ 13xy)
= x3(13xy ‒ 5) + y3(13xy ‒ 5)
= (13xy ‒ 5)(x3 + y3)
= (13xy ‒ 5)(x + y)(x2 ‒ xy + y2).
b) 8x3yz + 12x2yz + 6xyz + yz
= yz(8x3 + 12x2 + 6x + 1)
= yz[(2x)3 + 3.(2x)2.1 + 3.2x.12 + 13)]
= yx(2x + 1)3.
Bài tập 24: Tính giá trị của mỗi biểu thức sau:
a) $A=x^{2}+xy+\frac{y^{2}}{4}$ biết $x+\frac{y}{2}=100$
b) B = 25x2z ‒ 10xyz + y2z biết 5x ‒ y = ‒20 và z = ‒5.
c) C = x3yz + 3x2y2z + 3xy3z + y4z biết x + y = ‒0,5 và yz = 8.
Hướng dẫn trả lời:
a) Ta có: $ A=x^{2}+xy+\frac{y^{2}}{4}$
= $x^{2}+2.x.\frac{y}{2}+(\frac{y}{2})^{2}$
= $(x+\frac{y}{2})^{2}$
Thay $x+\frac{y}{2}=100$ vào biểu thức trên ta có: A = 1002 = 10000.
b) Ta có: B = 25x2z ‒ 10xyz + y2z
= z(25x2 ‒ 10xy + y2)
= z[(5x)2 ‒ 2.5x.y + y2)]
= z(5x ‒ y)2.
Thay 5x ‒ y = ‒20 và z = ‒5 vào biểu thức trên ta có:
B = ‒5.(‒20)2 = –5.400 = ‒2 000.
c) Ta có: C = x3yz + 3x2y2z + 3xy3z + y4z
= yz(x3 + 3x2y + 3xy2 + y3)
= yz(x + y)3.
Thay x + y = ‒0,5 và yz = 8 vào biểu thức trên ta có:
$C=8.(-0,5)^{3}=8.(-\frac{1}{2})^{3}=8.(-\frac{1}{8})=-1$.
Bài tập 25: Chứng minh biểu thức B = x5 ‒ 15x2 ‒ x + 5 chia hết cho 5 với mọi số nguyên x.
Hướng dẫn trả lời:
Trước hết, ta chứng minh (x5 ‒ x) ⋮ 5.
Ta có: x5 ‒ x = x(x4 ‒ 1) = x(x2 ‒ 1)(x2 + 1) = x(x ‒ 1)(x + 1)(x2 + 1)
• Nếu x = 5k thì x ⋮ 5.
Khi đó x(x ‒ 1)(x + 1)(x2 + 1) ⋮ 5 hay (x5 ‒ x) ⋮ 5.
• Nếu x = 5k + 1 thì x ‒ 1 = 5k ⋮ 5 .
Khi đó x(x ‒ 1)(x + 1)(x2 + 1) ⋮ 5 hay (x5 ‒ x) ⋮ 5.
• Nếu x = 5k + 2 thì x2 + 1 = (5k + 2)2 + 1 = 25k2 + 20k + 5 ⋮ 5.
Khi đó x(x ‒ 1)(x + 1)(x2 + 1) ⋮ 5 hay (x5 ‒ x) ⋮ 5.
• Nếu x = 5k + 3 thì x2 + 1 = (5k + 3)2 + 1 = 25k2 + 30k + 10⋮ 5.
Khi đó x(x ‒ 1)(x + 1)(x2 + 1) ⋮ 5 hay (x5 ‒ x) ⋮ 5.
• Nếu x = 5k + 4 thì x + 1 = 5k + 5 ⋮ 5.
Khi đó x(x ‒ 1)(x + 1)(x2 + 1) ⋮ 5 hay (x5 ‒ x) ⋮ 5.
Do đó x5 ‒ x ⋮ 5 với mọi số nguyên x.
Ta có: x5 ‒ x ⋮ 5; 15x2 ⋮ 5; 5 ⋮ 5 nên x5 ‒ 15x2 ‒ x + 5 ⋮ 5 với mọi số nguyên x.
Vậy B chia hết cho 5 với mọi số nguyên x.
Bài tập 26: Cho tam giác ABC có cạnh BC = 2x (dm), đường cao AH = x (dm) với x > 0 và hình vuông MNPQ có cạnh MN = y (dm) với y > 0 (Hình 4).
a) Viết công thức tính tổng diện tích của các tam giác AMN, BMQ, CNP dưới dạng tích.
b) Tính tổng diện tích của các tam giác AMN, BMQ, CNP, biết x ‒ y = 2và x + y = 10.
Hướng dẫn trả lời:
a) Diện tích của tam giác ABC là: $\frac{1}{2}.AH.BC=\frac{1}{2}.x.2x=x^{2}$ (dm2)
Diện tích hình vuông MNPQ là: MN2 = y2 (dm2)
Vì vậy, tổng diện tích của các tam giác AMN, BMQ, CNP là:
S = x2 ‒ y2 (dm2)
b) Từ câu a, ta có: S = x2 ‒ y2 = (x ‒ y)(x + y)
Thay x – y = 2 và x + y = 10 vào S ta được:
S = 2.10 = 20 (dm2).
Vậy tổng diện tích của các tam giác AMN, BMQ, CNP là 20 dm2.