ĐƠN VỊ TRƯỜNG THCS…………. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA
MÔN NGỮ VĂN - LỚP 12
BỘ SÁCH: CÁNH DIỀU
Họ tên người đánh giá:....................................................................................................
Đơn vị công tác: Trường THCS.......................................................................................
Số điện thoại:...................................................................................................................
Email:..............................................................................................................................
Nội dung góp ý:
Tên bài | Trang/ dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất | |
1. Truyện truyền kì và truyện ngắn hiện đại (tập 1) | Trang 22 | Tại sao chi tiết kì ảo xuất hiện ở đây? | Sửa: ở đây? => đoạn văn này? | Câu hỏi khoa học hơn, cụ thể với đoạn văn được trích dẫn bên cạnh. | |
Trang 33 | (Nguyễn Minh Châu, Toàn tập, tập 3, NXB Văn học, Hà Nội, 2001). | Sửa: tập 3 => tập 3. | Bỏ phần in đậm để thống nhất trình bày. | ||
Trang 34 | 3. Nhận diện, phân tích đặc điểm của ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật ở các đoạn trích sau: | Sửa: đoạn trích => đoạn văn/ ngữ liệu | Để thống nhất với các ngữ liệu ở các bài tập khác và chính xác hơn (vì dưới ngữ liệu được trích dẫn không ghi nguồn (mà chỉ ghi tác giả). | ||
Trang 46 | 3. Truyện được kể từ điểm nhìn nào? | Sửa: điểm nhìn nào => điểm nhìn của ai? | Để phù hợp và logic hơn với các đáp án trong câu hỏi. | ||
3. Hài kịch (tập 1) | Trang 99 | 1.Trong vở kịch Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ (Sếch-xpia), nhân vật Sai-lốc cho An-tô-ni-ô vay 3 000 đuy-ca. | Sửa: 3 000 => 3000 | Trình bày hợp lý hơn. | |
4. Văn tế, thơ (tập 1) | Trang 121 | 7. Đoạn trích đem đến cho em những hiểu biết gì về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp? | Sửa: hiểu biết gì => cảm nhận như thế nào | Từ để hỏi phù hợp với đối tượng được nhắc đến trong câu hỏi hơn. | |
Trang 127 | 3. Phân tích tác dụng của nghịch ngữ trong các đoạn trích sau: | Sửa: đoạn trích => ngữ liệu | Để thống nhất với các ngữ liệu ở các bài tập khác và chính xác hơn (vì dưới ngữ liệu được trích dẫn không ghi nguồn (mà chỉ ghi tác giả). | ||
Trang 127 | 4. Viết một đoạn văn … thể hiện trong đoạn trích bài thơ Việt Bắc … | Sửa: đoạn trích bài thơ Việt Bắc => đoạn trích Việt Bắc. | Thừa từ. | ||
Trang 135 | 10. Nhận xét về thơ Nguyễn Bính, nhà phê bình văn học Hoài Thanh viết: “Thơ Nguyễn Bính…” đã đánh thức “người nhà quê” thế nào? | Sửa: thế nào? => như thế nào? | Câu hỏi khoa học hơn. | ||
Trang 142 | Chú ý các lí lẽ mà tác giả nêu. | Sửa: nêu => trình bày/ sử dụng. | Dùng từ khoa học hơn. | ||
Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I | Trang 164 | 3.Nội dung chính của đoạn trích nêu trên kể về việc gì? | Sửa: đoạn trích nêu trên => đoạn trích trên. | Thừa từ, để thống nhất cách dùng từ với các câu hỏi bên dưới. | |
2. Nhật kí, phóng sự, hồi kí (tập 2) | Trang 54 | 2. Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp nghịch ngữ trong các đoạn trích sau: | Sửa: đoạn trích => đoạn văn/ ngữ liệu | Để thống nhất với các ngữ liệu ở các bài tập khác và chính xác hơn (vì dưới ngữ liệu được trích dẫn không ghi nguồn (mà chỉ ghi tác giả). | |
Trang 67 | (Khối vuông ru-bích, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1985 | Sửa: Thêm dấu ngoặc đơn. | Sai chính tả. | ||
4. Văn tế, thơ (tập 2) | Trang 134 | 1. Đoạn trích trên sử dụng kết hợp thao tác lập luận nào? | Sửa: kết hợp thao tác lập luận nào => kết hợp các thao tác lập luận nào. | Vì đã là “kết hợp” thì phải có từ 2 yếu tố trở lên. | |
|
………………….ngày……….tháng…….năm…….. GIÁO VIÊN |