Soạn chi tiết Ngữ văn 12 Cánh diều bài 1: Tự đánh giá Hai cõi U Minh (Sơn Nam)

Hướng dẫn soạn bài 1: Tự đánh giá Hai cõi U Minh (Sơn Nam) sách mới ngữ văn 12 cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

Đọc văn bản sau, chọn phương án đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5) và trả lời các câu hỏi (từ câu 6 đến câu 10) 

Câu 1: Đoạn tóm tắt in nghiêng của văn bản có tác dụng gì? 

A. Giúp người đọc hình dung được bối cảnh câu chuyện 

B. Giúp người đọc hiểu quan hệ giữa Tổng Bá và lũ cọp 

C. Giúp người đọc hình dung được vùng đất U Minh ngày nay 

D. Giúp người đọc hiểu mối quan hệ của Cai Thoại và Tổng Bá 

Bài làm chi tiết: 

Chọn đáp án A. Giúp người đọc hình dung được bối cảnh câu chuyện 

Câu 2: Dòng nào sau đây nêu nội dung chính của văn bản? 

A. Truyện kể về việc cọp hoành hành xóm mới, bắt trâu bò, lợn gà…

B. Truyện kể về Tổng Bá ức hiếp người dân nhưng rất sợ Cai Thoại 

C. Truyện viết về Cai Thoại chinh phục cọp và giai thoại về ông 

D. Truyện tả cảnh dân làng bỏ Tổng Bá kéo lên U Minh Thượng lập nghiệp

Bài làm chi tiết: 

Chọn đáp án C. Truyện viết về Cai Thoại chinh phục cọp và giai thoại về ông 

Câu 3: Truyện được kể từ điểm nhìn của ai?

A. Ông Tổng Bá - điền chủ đất ven bờ U Minh

B. Người kể chuyện, tự xưng là “chúng tôi”

C. Vợ ông Cai Thoại

D. Tổng Bá và Cai Thoại

Bài làm chi tiết: 

Chọn đáp án B. Người kể chuyện, tự xưng là “chúng tôi”

Câu 4: Nguyên nhân nào khiến cho truyện có màu sắc vừa hư vừa thực?

A. Câu chuyện li kì, như là những truyện thần thoại, truyền thuyết

B. Câu chuyện có thực từ thuở con người mở mang vùng U Minh

C. Câu chuyện nhằm tố cáo bọn chủ đất vùng U Minh ngày xưa

D. Quá trình mở đất U Minh được kể bằng câu chuyện có nhiều yếu tố kì lạ, kì ảo.

Bài làm chi tiết: 

Chọn đáp án D. Quá trình mở đất U Minh được kể bằng câu chuyện có nhiều yếu tố kì lạ, kì ảo.

Câu 5: Ý nào sau đây nêu lên giá trị nhận thức của truyện Hai cõi U Minh?

A. Giúp người đọc hiểu về cuộc sống và con người thời mới mở vùng đất U Minh

B. Giúp người đọc yêu mến và trân trọng con người thời mới mở vùng đất U Minh

C. Giúp người đọc có những rung động, khoái cảm về vẻ đẹp của vùng đất U Minh

D. Giúp người đọc có được niềm vui khi tham quan và khám phá vùng đất U Minh

Bài làm chi tiết: 

Chọn đáp án A. Giúp người đọc hiểu về cuộc sống và con người thời mới mở vùng đất U Minh

Câu 6: Nêu tác dụng của yếu tố kì ảo được tác giả sử dụng trong truyện.

Bài làm chi tiết: 

Tác dụng:

- Yếu tố kì ảo tạo ra những tình huống và sự kiện bất ngờ, khác thường, thể hiện cách kể chuyện mang màu sắc truyền kì, độc giả cảm thấy hứng thú và bị thu hút.

- Yếu tố kì ảo là yếu tố góp phần xây dựng hình ảnh nhân vật.

Câu 7: Hãy chỉ ra phẩm chất và tính cách nhân vật Cai Thoại qua một số từ khoá.

Bài làm chi tiết: 

* Phẩm chất và tính cách nhân vật Cai Thoại qua một số từ khóa:

- Bất bình trước sự vô lí, hành hạ của Tổng Bá: Cai Thoại không chấp nhận sự bức bách và hành hạ của Tổng Bá đối với dân làng. Ông có những suy nghĩ và hành động cụ thể để giải phóng bản thân cùng dân làng

- Trách nhiệm và dũng cảm: Cai thoại tự nhận trách nhiệm lên rừng về mình, sẵn sàng tiên phong đối đầu với cọp để bảo vệ sự an toàn cho mọi người

- Kiên trì và quyết tâm: Dù đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, Cai Thoại vẫn kiên trì và quyết tâm dẫn dắt dân làng vượt qua rừng U Minh.

- Tình yêu dân làng: Cai Thoại yêu quý dân làng và luôn coi trọng lợi ích của cộng đồng. Ông sẵn lòng hy sinh bản thân để bảo vệ dân làng.

Những phẩm chất và tính cách trên đã tạo nên hình ảnh một nhân vật Cai Thoại mạnh mẽ và đầy nghị lực trong truyện “Hai cõi U Minh”.

Câu 8: Nhận xét khái quát về ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật trong truyện.

Bài làm chi tiết: 

Ngôn ngữ đối thoại là một trong những phương tiện quan trọng mà nhà văn sử dụng để thể hiện cuộc sống và cá nhân nhân vật. Trong tác phẩm tự sự, lời thoại là hình thức kể bằng lời của nhân vật. Lời thoại của nhân vật trong tác phẩm văn học là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến nhất của ngôn ngữ. Hội thoại thường là cuộc trò chuyện, đối đáp giữa hai nhân vật.

Ngôn ngữ đối thoại xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm xuất hiện trong cuộc nói chuyện của ông Cai với người dân, ông Cai với “anh chàng cảm tử”, bà Cai với dân chúng đất U Minh… đã làm cho câu chuyện được kể chân thực, gần với cuộc sống; góp phần khắc họa hình ảnh các nhân vật trong câu chuyện.

Trong cuộc đối thoại của ông Cai với nhân vật “anh chàng cảm tử” khi đuổi cọp đã thể hiện thái độ bình tĩnh, không chút sợ hãi, thông minh hơn người của ông Cai khi xử lí tình huống đối diện với cọp. Điều này trái ngược hoàn toàn với nhân vật “anh chàng cảm tử” run sợ, lo lắng được thể hiện qua các câu hỏi “Trời ơi! Làm sao tôi đốn tre bứt mây làm cần câu cho kịp?”, “Anh coi chừng, nó lại gần tôi…”. Qua đó, thấy được ông Cai là nhân vật gan dạ, dũng cảm, bình tĩnh, tốt bụng

Câu 9: Hãy nêu thông điệp được tác giả Sơn Nam gửi gắm trong Hai cõi U Minh bằng một hoặc hai câu.

Bài làm chi tiết: 

Thông điệp: vẻ đẹp của con người trong công cuộc khám phá, xây dựng cuộc sống mới của nhân dân Nam Bộ.

Câu 10: Chi tiết nào trong truyện Hai cõi U Minh để lại ấn tượng sâu sắc nhất với em?

Bài làm chi tiết: 

Ở đoạn cuối đoạn trích, sau vài chục năm ông Cai biến mất, mọi người đều tin rằng ông Cai đã chết, thậm chí “mấy ông kì lão trong xóm bạc, muốn hùn tiền cất giấu ngôi miếu nhỏ thờ ông” nhưng khi vừa hùn tiền xong thì lại nghe tin ông Cai Thoại vẫn còn sống. Bởi vào đêm, có người đi bắt trăn lại gặp ông “thấp thoáng bên đống lửa, trong sương mù, kế bên có con bạch quỳ xuống chầu chức”. Đây là chi tiết để lại ấn tượng sâu sắc nhất với em trong truyện Hai cõi U Minh.

Hình ảnh này đã miêu tả hình ảnh của con người hòa hợp với sinh vật trong thiên nhiên. Đây là chi tiết mang yếu tố kì ảo, góp phần tạo nên hình ảnh huyền thoại bất tử của nhân vật ông Cai. Bởi tác giả không miêu tả cái chết của ông, không để dân làng lập bàn thờ mà để ông xuất hiện vĩnh cửu cùng lời đồn, lời kể. Ẩn sau trong hình ảnh đó là ước mơ của nhân dân về người anh hùng có công với dân tộc, sẽ luôn sống mãi trong lòng mỗi người.

Tìm kiếm google:

Soạn văn 12 cánh diều, Soạn bài 1: Tự đánh giá Hai cõi U ngữ văn 12 cánh diều, soạn văn 12 cánh diều bài 1: Tự đánh giá Hai cõi U

Xem thêm các môn học

Soạn ngữ văn 12 Cánh diều mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com